Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu

3.2.1. Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng

năng sống cho học sinh theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo việc xác định mục tiêu GD KNS cho HS là một biện pháp chủ đạo, xuyên suốt trong hệ thống các biện pháp quản lí cơng tác GD KNS cho HS tiểu học. Do đó, mục tiêu của biện pháp này là thiết lập được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của công tác GD KNS cho HS các trường tiểu học.

Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của GD KNS là chuyển dịch kiến thức, thái độ và hành động và thực hiện thuần thục hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Căn cứ vào hệ thống các văn bản quy định, nhà trường thiết lập mục tiêu GD KNS đúng đắn, khoa học và toàn diện, là tiền đề cho các đổi mới, nâng cao chất lượng GD KNS. Căn cứ vào vị trí, vai trị của GD KNS trong bối cảnh hiện nay, có những mục tiêu sau:

Mục tiêu chung: giúp HS phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất Mục tiêu riêng: HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, HS có hành vi, thói quen lành mạnh; HS có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng

72

xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước tình huống cuộc sống; HS phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.

Để thực hiện tốt biện pháp trên cần tạo sự đồng thuận cao giữa các LLGD về mục tiêu giáo dục HS; thống nhất các nội dung GD HS ở nhà, khi đến trường và khi đi ra ngoài xã hội; trao đổi PP GD và xây dựng được những hình thức GD đa dạng phong phú giữa các LLGD đảm bảo theo đúng chỉ đạo và quy định của ngành GD.

Thống nhất mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức GD KNS, một mặt đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, trong hành động GD từ đó tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy q trình phát triển nhân cách của HS, mặt khác góp phần hạn chế các tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường vào sự phát triển nhân cách HS.

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức HĐ GD KNS cho HS cần thực hiện tốt một số công việc sau:

- Lấy các văn bản hướng dẫn và những quy định của ngành hướng dẫn về việc GD KNS cho HS làm căn cứ để lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

- Mỗi năm học, nhà trường tổ chức một số hội nghị liên tịch với sự tham gia của các thành viên trong hội đồng GD nhà trường và tuỳ theo nội dung của từng hội nghị có thể mời thêm đại biểu của các LLGD tham dự. Các hội nghị tập trung vào việc quán triệt về mục tiêu GD, trong đó tăng cường GD KNS như đã nêu ở trên, hiệu trưởng sẽ trình bày kế hoạch GD KNS nói chung và kế hoạch phối hợp giữa các LLGD để GD KNS cho HS nói riêng. Hội nghị sẽ thống nhất thơng qua mục tiêu, nội dung, PP và hình thức tổ chức GD KNS cho HS.

73

3.2.2. Nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện giáo dục kỹ năng sống ở

trường tiểu học

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua thực hiện biện pháp, đội ngũ CB, GV và các LLXH nhận thức được vai trò của hoạt động GD KNS, xác định được trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức GD KNS cho HS; Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao năng lực GD KNS cho HS của đội ngũ CB, GV, CMHS…

3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Để thực hiện biện pháp nhà trường cần thực hiện 2 nhiệm vụ:

a. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các LLGD trong và ngồi nhà trường về tầm quan trọng của cơng tác giáo dụAc kĩ năng sống cho HS.

+ Tổ chức học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung GD KNS, để đội ngũ CB, GV hiểu rõ vị trí, vai trị của cơng tác GD KNS, thấy được trách nhiệm của họ trong công tác này.

+ Tổ chức cho các LLGD được tham gia các buổi báo cáo tình hình thời sự, chính trị trong và ngồi nước, tình hình địa phương để giúp các LLGD xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình, tích cực tham gia quản lý cơng tác GD KNS cho HS cùng với nhà trường và gia đình HS.

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về việc GD KNS về ý nghĩa, vai trò và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về các vấn đề G D K N S , tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở những trường tiêu biểu, giúp GV có thêm kiến thức khác ngồi xã hội và KN tổ chức HĐ.

b. Bồi dưỡng CBQ L, GV có đủ năng lực QL và thực hiện thơng qua việc thực hiện một số nội dung sau:

74

dung bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả. Đa dạng hố các hình thức, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng, đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL-GV.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL-GV các nhà trường được cụ thể hoá bởi đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

+ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL-GV. Các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL-GV cần được đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và phương thức bồi dưỡng. Triển khai công tác đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL-GV của nhà trường. Đầu tư kinh phí cho cơng tác đào tạo bồi dưỡng CBQL-GV.

+ Lấy đổi mới PP dạy và học làm động lực, tăng cường biên soạn chương trình học tập hướng tới mục tiêu phát huy nội lực tự học - tự làm - sáng tạo của người học, người dạy hướng vào mục tiêu phát triển năng lực HS.

+ Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức GD KNS trong các HĐ dạy học, GD ở tiểu học:

+ Tổ chức các chuyên đề đổi mới PP GD KNS, các mơ hình điểm để GV học tập.

- Bồi dưỡng năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn cho cán bộ, GV và các LLGD trong nhà trường để thực hiện hiệu quả việc GD KNS trong HD dạy học, GD ở tiểu học

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

- Khi thực hiện nâng cao năng lực đội ngũ thực hiện GD KNS ở, nhà trường cần phối hợp các tổ chức xã hội, các chuyên gia về GD KNS.

- Các LLGD trong nhà trường cần có ý thức trách nhiện trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là điều kiện đảm bảo xuyên suốt quá trình đổi mới và phát triển của từng nhà trường.

75

3.2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sống cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc lập kế hoạch rất quan trọng trong QL nói chung và QL cơng tác GD KNS nói riêng. Nó giúp cho nhà QL có thể ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung chú ý vào các mục tiêu, lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả và điều kiện quan trọng cho việc kiểm tra. Kế hoạch giúp cho nhà QL có được cái nhìn tổng thể, tồn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

a) Xác định nội dung GDKNS cho HS, nội dung quản lý và hoạt động đối với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường.

Trong kế hoạch, xác định nội dung GD KNS cụ thể để các LLGD trong và ngoài nhà trường làm căn cứ thực hiện. Ở tiểu học, quá trình GDKNS nhằm vào việc hình thành các KN vững chắc. Nội dung GD KNS cho HS tiểu học được thể hiện qua nội dung cụ thể của việc thực hiện các nhiệm vụ đó, thể hiện KNS cần đạt được để trở thành con người phát triển toàn diện, phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Để xác định đúng nội dung, người QL cần nghiên cứu các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, văn bản chỉ đạo của ngành về GD KNS cho HS để có tri thức đầy đủ về yêu cầu của cấp trên đối với công tác GDKNS trong nhà trường về mục tiêu GD KNS, nội dung GD KNS cần GD cho HS, làm định hướng cho việc xây dựng kế hoạch; Phân tích thực trạng cơng tác GD KNS và QL công tác GD KNS cho HS. Vào đầu năm, người QL phân tích các nguồn lực của nhà trường thực trạng đội ngũ GV, đặc điểm tình hình nhà trường , địa phương, thực trạng cơng tác quản lý GDKNS trong năm học trước, các biện pháp đã tiến hành và hiệu quả đạt được; phân

76

tích điểm mạnh, điểm yếu của công tác GD KNS cho HS trong nhà trường, thực trạng chất lượng GDKNS của HS trên các mặt: tri thức, thái độ, hành vi.

b. Xây dựng kế hoạch công tác GD KNS hàng tháng, cả năm

Trong kế hoạch năm, phải xác định mục đích, mục tiêu, mức độ, nội dung công việc, các HĐ dự kiến sẽ tiến hành, thời điểm thực hiện, nêu rõ kế hoạch của từng tháng, đặt theo lịch trình của một năm học.

Kế hoạch HĐ hàng tháng là sự cụ thể hóa mục tiêu, nội dung GD KNS cho HS thành các chương trình hành động thực thi trong từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch tháng phải nêu rõ nội dung hoạt động GDKNS, yêu cầu đạt được, người tổ chức, các lực l ư ợ n g phối hợp, thời gian bắt đầu, dự kiến kết thúc, chuẩn bị CSVC, trang thiết bị cần thiết, dự kiến tình huống có thể xảy ra và hướng điều chỉnh…

Trong kế hoạch, nêu rõ các dạng hoạt động, các nội dung hoạt động cụ thể được tổ chức để GD KNS cho HS trong năm học, trong từng tháng. Xác định các PP, hình thức tổ chức, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị để tổ chức các hoạt động GD KNS cho HS. Cụ thể:

- Xác định các PP, biện pháp, hình thức thực hiện các HĐ; xác định yêu cầu, chuẩn kiểm tra, đánh giá, người kiểm tra, đánh giá tương ứng với các hoạt động.

- Quy định chế độ báo cáo tiến trình thực hiện đạt được.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp

Sau khi xây dựng khung kế hoạch, người QL xem xét, kiểm tra các điều kiện về CSVC, có kế hoạch sử dụng khai thác triệt để các CSVC sẵn có và bổ sung CSVC để thực hiện đạt hiệu quả công tác GD KNS cho HS.

Để tạo sự thống nhất trong hội đồng và phát huy sức mạnh tập thể, sự đóng góp ý kiến của mọi người để hồn thiện kế hoạch, Hiệu trưởng cần đưa kế hoạch đã xây dựng lấy ý kiến đóng góp trong các cuộc họp tổ chun mơn,

77

tham khảo ý kiến của Hội đồng GD, từ đó rà sốt, điều chỉnh, kiểm nghiệm mức độ khả thi, tạo sự đồng thuận cao, quyết tâm thực hiện trước khi kế hoạch được triển khai trong nhà trường.

3.2.4. Tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung, đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

3.2.4.1 . Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo sự thích thú, hấp dẫn, lôi cuốn cho HS tham gia các HĐ GD KNS. Qua các HĐ đó, các em dần dần được trang bị các KNS, nhận thức tốt về các giá trị KNS, biết vận dụng, ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống. Từ đó, phát triển phẩm chất cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp ở các em.

KNS có nhiều dạng: KN về nhận thức, tư duy; KN thực hành; KN về quan hệ, xử thế... nó diễn ra trên nhiều loại hình HĐ nên cần phải đa dạng các loại hình HĐ nhằm thực hiện GD KNS cho HS và đưa việc rèn luyện KNS trở thành nhu cầu của mỗi HS.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực thực hiện của biện pháp

Loại hình HĐ nào trong nhà trường cũng liên quan đến công tác GD KNS cho HS. Vấn đề là những nhà GD phải biết HĐ đó GD KNS gì cho HS để có những tác động tích cực đến việc rèn luyện của HS.

GV cần đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức, PP tổ chức phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học tạo sự hấp dẫn cho các em. Tạo cơ hội cho HS tham gia trải nghiệm các tình huống, cách HĐ GD KNS.

a. Với các giờ học trên lớp: GV cần mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức HĐ, linh hoạt trong sử dụng PP để triển khai nội dung GD KNS lồng ghép trong dạy học; tăng cường HĐ tập thể gắn liền với HĐ thực tiễn. Sử dụng linh hoạt các PP tổ chức hoạt động GD KNS để gây hấp dẫn cho HS.

78

cho các HĐ trở nên sinh động, thiết thực, gần gũi, khơng cứng nhắc, máy móc nhằm thu hút HS tham gia một cách tích cực nhất. Các HĐ cần chỉ đạo và triển khai thực hiện là:

- Tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần theo chuyên đề tìm hiểu về các KNS với các hình thức như: hát múa, hùng biện, đóng vai, chơi trò chơi, câu đố, thi vẽ tranh…để qua đó GD HS về KNS.

- Tổ chức các HD phong phú đa dạng nhân những ngày lễ lớn trong năm, bằng các HĐ như hội chợ quê, hội diễn văn nghệ, thi các trò chơi dân gian, tham quan dã ngoại,... tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế. Qua các HĐ này nhằm hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng và rèn các kỹ năng sống.

- Tổ chức triển khai giảng dạy tài liệu chuyên đề GD nếp sống văn minh cho HS, để HS được tiếp thu những giá trị truyền thống của người Việt Nam trong nếp sống, phong cách, giao tiếp ứng xử, trong giao lưu, hội nhập quốc tế... - Tổ chức cho HS tham gia các HĐ từ thiện, nhân đạo, GD tinh thần “Lá lành đùm lá rách”... qua đó hình thành ở các em cuộc sống có nghĩa, có tình, ln đồn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tạo điều kiện để các em được rèn luyện, bộc lộ những giá trị sống của mình đã lĩnh hội được.

- Tổ chức cho H S tham gia các H Đ xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó, HS được tham gia chăm sóc các di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, GD những giá trị truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn.

- Tổ chức tuyên truyền GD pháp luật cho HS, GD ý thức chấp hành luật giao thơng, phịng chống ma t và tệ nạn xã hội, phổ biến nội quy nhà trường.

c) Xây dựng nội dung GD KNS thành một môn học độc lập và đưa vào chương trình giảng dạy ở chương trình 2 buổi ngày

79

Đào tạo về Hướng dẫn triển khai dạy học cả ngày ở trường Tiểu học từ năm học 2016 – 2017: HS tiểu học được học tối đa 7 tiết/ ngày (sáng 4 tiết, chiều 3 tiết) ở buổi thứ nhất tập dạy các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ở buổi thứ hai gồm các tiết học theo quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD ĐT chưa dạy ở buổi thứ nhất và các tiết tăng cường, tiết tự chọn, các hoạt động giáo dục khác. Như vậy Hiệu trưởng có thể biên chế tiết dạy KNS vào chương trình buổi 2 cho học sinh. Thời lượng 1 tiết/tuần.

Để thực hiện được biện pháp này, nhà trường căn cứ vào hệ thống mục tiêu và nội dung đã xác định trong kế hoạch dài hạn về KNS của nhà trường, với điều kiện và đặc điểm HS của trường thiết kế khung chương trình, định hướng kiến thức, kĩ năng giảng dạy KNS chung trong trường giúp GV có điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)