Rào cản kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của rào cản kỹ THUẬT đến HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS f17 (Trang 83 - 87)

3. THÁCH THỨC TỪ RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU THỦY

2.2.3.2 Rào cản kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản khơng cĩ nhiều quy định đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước ngồi như Mỹ và EU. Tuy nhiên, những bộ luật, những quy định, cũng như những thủ tục nhập khẩu thủy sản mà Nhật Bản đặt ra lại rất khắt khe khiến bất cứ doanh nghiệp nào cũng thận trọng khi muốn thâm nhập thị trường này.

a. Luật an tồn vệ sinh thực phẩm:

Từ năm 2011, các mặt hàng thủy sản khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy định của Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lơ hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo khơng cĩ các mặt hàng thực phẩm cĩ khả năng cao vi phạm Luật an tồn vệ sinh thực phẩm). Mức giới hạn được áp dụng đối với kiểm dịch ở trên là 0,002 ppm đối với fenitrothion và 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos. Các chất nitrofurans và chloramphenicol khơng được phép cĩ trong thực phẩm.

Nhật vẫn duy trì chế độ kiểm tra hải quan đối với thủy sản nhập khẩu. Đối với hàng thuỷ sản khi nhập khẩu sẽ phải làm thủ tục kiểm tra vệ sinh và kiểm dịch thực phẩm. Cơng ty sẽ phải điền vào tờ khai nhập khẩu thực phẩm. Nếu thuỷ sản nhập khẩu được xác định là cần kiểm tra theo Luật kiểm dịch tại bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của các trạm kiểm dịch thì sẽ được lấy mẫu để kiểm tra và trong vịng hai ngày kể từ ngày lấy mẫu, trạm kiểm dịch sẽ đưa ra ý kiến. Nếu thuỷ sản cĩ vi sinh vật gây bệnh cũng như hàm lượng kháng sinh vượt quá quy định mà Nhật cho phép thì sẽ bị huỷ. Nếu khơng cĩ thì hải quan Nhật thơng báo cho cơng ty để làm thủ tục tiếp. Khi kiểm tra vệ sinh thực phẩm, bộ phận kiểm tra sẽ xử lý “tờ khai thực phẩm nhập khẩu” và kiểm tra chứng từ xem cĩ vi phạm về vệ sinh thực phẩm khơng (dựa vào tờ khai và các giấy tờ cĩ liên quan khác, tình hình nhập khẩu trong thời gian qua kể cả các vơ vi phạm, kết quả kiểm tra của phịng thí nghiệm…). Nếu thấy cần, bộ phận này sẽ quyết định phương pháp kiểm tra, nếu khơng cần thì bộ phận này sẽ đĩng dấu đã khai báo và giao cho người nhập khẩu. Quá trình kiểm tra này cũng tốn nhiều thời gian của cơng ty, gây chậm trễ cho quá trình nhập khẩu.

b. Quy định pháp lý về dán nhãn:

Theo các quy định pháp lý về dán nhãn hàng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, nhãn hàng hố thủy sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật và quy định sau đây:

1) Luật tiêu chuẩn hố và nhãn mác hàng nơng lâm sản 2) Luật an tồn vệ sinh thực phẩm

3) Luật đo lường

4) Luật bảo vệ sức khoẻ

5) Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

6) Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mơ tả gây hiểu lầm

7) Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật tránh cạnh tranh khơng lành mạnh, Luật về bằng sáng chế).

Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm thủy sản như các sản phẩm tươi sống tại Nhật, cơng ty F17 phải cung cấp các thơng tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật tiêu chuẩn hố và nhãn mác nơng lâm thủy sản: 1) tên sản phẩm, 2) nước xuất xứ, 3) hàm lượng và 4) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.

Cịn đối với sản phẩm thủy sản chế biến, cơng ty F17 phải cung cấp các thơng tin sau đây phù hợp với Luật tiêu chuẩn hố và nhãn mác nơng lâm thủy sản, và các quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đĩng gĩi trong container theo Luật an tồn vệ sinh thực phẩm: 1) tên sản phẩm, 2) thành phần, 3) hàm lượng, 4) ngày hết hạn sử dụng, 5) cách thức bảo quản, 6) nước xuất xứ và 7) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.

b. Quy trình nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản:

Quy trình nhập khẩu thủy sản vào nước này phải trải qua 3 giai đoạn: 1) Thủ thục cấp phép nhập khẩu và bán hàng; 2) Kiểm dịch an tồn vệ sinh thực phẩm; 3) Qua cửa Hải quan.

Thủ tục cấp phép nhập khẩu và bán hàng:

Để các lơ hàng thủy sản của cơng ty cĩ thể nhập khẩu vào Nhật Bản. Việc đầu tiên, cơng ty cần xin cấp hạn ngạch nhập khẩu. Cơng ty phải nộp giấy tờ cho Bộ Thương mại (thơng qua Văn phịng các sản phẩm thuỷ hải sản, Phịng kiểm sốt thương mại, Uỷ ban hợp tác kinh tế và thương mại). Sau khi đã nhận được đơn cĩ đĩng dấu chính thức, cơng ty mới được tiến hành các thủ tục nhập khẩu.

Tiếp theo cơng ty cần phải xin xác nhận nhập khẩu từ nước này. Để xin được xác nhận nhập khẩu, cơng ty cần phải nộp các giấy tờ liên quan cho cơ quan hải quan. Sau khi nhận được thơng báo xác nhận của Bộ trưởng Bộ thương mại, cơng ty mới được thực hiện các quy trình nhập khẩu

Kiểm dịch an tồn vệ sinh thực phẩm:

Theo Luật kiểm dịch an tồn vệ sinh thực phẩm, cơng ty cần nộp các giấy tờ cần thiết khi điền vào đơn kiểm dịch nộp cho các cơ quan kiểm sốt thực phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản. Việc kiểm dịch được thực hiện khi các cơ quan kiểm dịch quyết định cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn hoặc vấn đề an tồn thực phẩm ngay ở bước kiểm tra ban đầu. Nếu, theo kết quả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, khơng phát hiện ra vấn đề gì đối với các lơ hàng nhập khẩu của cơng ty theo quy định của Luật, cơng ty sẽ được nhận chứng nhận đăng ký. Sau đĩ, cơng ty sẽ nộp giấy tờ này cho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hải quan và đơn xin cấp phép nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm khơng phù hợp nhập khẩu, các biện pháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho cơng ty sẽ được thực hiện.

Hải quan:

Theo Luật kinh doanh hải quan của nước này, cơng ty cần tự khai báo nhập khẩu hoặc uỷ quyền cho các cơng ty cĩ thẩm quyền như các cơng ty chuyên làm các thủ tục hải quan (bao gồm cả các trung gian chuyên thực hiện các dịch vụ thơng quan) thực hiện.

Tại cơ quan hải quan Nhật Bản, cơng ty cần khai báo hàng nhập khẩu với cơ quan này tại kho ngoại quan nơi hàng hố được lưu kho. Đối với những lơ hàng cần

kiểm dịch, sẽ phải thực hiện kiểm dịch trước. Sau khi đã thanh tốn các loại thuế và phí nhập khẩu, các loại thuế tiêu dùng của quốc gia và địa phương, trên lý thuyết các lơ này sẽ được cấp phép nhập khẩu.

Nhận xét:

Để sản phẩm của cơng ty cĩ mặt trên thị trường Nhật Bản. Cơng ty phải trải qua nhiều cơng đoạn, từ việc phải hồn thành các thủ tục cấp phép rườm rà tại nước này sau đĩ phải trải qua thời gian kiểm dịch nghiêm ngặt rồi cuối cùng phải tốn thêm thời gian khai báo, chưa kể việc phải mất thêm các loại phí và thuế nhập khẩu với Hải quan nước này. Cơng ty F17 và cả những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã gặp khơng ít khĩ khăn. Bởi vì thủy sản là mặt hàng dễ hư hỏng khi ra ngồi khơng khí, khi vận chuyển phải luơn được bảo quản trong các container cĩ nhiệt độ thấp hơn -18 độ C. Quá trình bảo quản các container này phải luơn được cấp điện liên tục, nếu khơng sẽ bị hư hỏng. Mỗi container thủy sản được bảo quản lạnh phải tốn 50-60 Đơ la Mỹ/ngày, chưa kể phí lưu kho, lưu bãi. Việc mất quá nhiều thời gian trước khi hàng hĩa xâm nhập vào thị trường Nhật đã làm ảnh hưởng đến chất lượng các lơ hàng kéo theo hệ quả làm giảm sức cạnh tranh so với sản phẩm được sản xuất tại Nhật. Bên cạnh đĩ, các chi phí kèm theo cũng làm giảm lợi nhuận của cơng ty, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Tĩm lại, những rào cản kỹ thuật được liệt kê phía trên là những yêu cầu bắt buộc khi các doanh nghiệp thủy sản muốn thâm nhập vào thị trường hai nước Mỹ và Nhật Bản. Hai quốc gia trên đều cĩ những quy định riêng của mình. Tuy nhiên, ngồi các rào cản kỹ thuật đặc trưng trên, hiện nay trên thế giới cĩn cĩ các tiêu chuẩn quốc tế khác cĩ khả năng được áp dụng bắt buộc. Mà khi đạt được những tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp sẽ cĩ trong tay “tấm giấy thơng hành” khi nhập khẩu vào bất cứ quốc gia nào. Đĩ là các tiêu chuẩn: Global Gap, BRC, IFS và ISO 22000 đã được đề cập đến trong chương I: Cơ sở lý luận chung.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của rào cản kỹ THUẬT đến HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS f17 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)