Thị trường Nhật Bản:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của rào cản kỹ THUẬT đến HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS f17 (Trang 62 - 68)

3. THÁCH THỨC TỪ RÀO CẢN KỸ THUẬT KHI XUẤT KHẨU THỦY

2.2.1.2 Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là một đảo quốc với diện tích 377.800 km2, dân số khoảng 126 triệu người. Nhật là một quốc gia nghèo tài nguyên nhưng hiện nay Nhật đã vươn lên thành cường quốc thứ 2 thế giới trên thế giới về kinh tế (sau Mỹ). Nền kinh tế Nhật Bản phát triển dựa vào xuất khẩu chủ yếu là máy mĩc cơng nghệ cao, hàng tiêu dùng. Nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm.

Trong chính sách mậu dịch của mình, Nhật Bản đã dành sự ưu tiên về nhập khẩu cho các nước Châu Á, do vị trí địa lý gần nhau, do sự hợp tác này luơn được

giữ vững và phát triển mỗi ngày một chặt chẽ và lớn mạnh hơn, điều này đã giúp cho 2 nước cĩ mối quan hệ mua bán ngày càng phát triển. Các quy định nghiêm ngặt và chuẩn mực cao của thị trường Nhật Bản chính là thước đo năng lực giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam nỗ lực gia tăng trình độ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia cĩ nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới. Tổng mức tiêu dùng trong nước tăng nhanh, trong tổng mức tăng trưởng GDP, thì mức tăng nội nhu (tiêu dùng trong nước) đạt khoảng 55%. Chính chỉ số này khơng chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản mà cịn cĩ lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là một thị trường cĩ nhiều hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

- Đặc điểm về thị trường thủy sản Nhật Bản:

Nhật Bản cĩ một vùng biển rộng lớn thuận lợi cho sự phát triển thủy sản ở nước này. Bên cạnh việc đầu tư phát triển thủy sản trong nước, Nhật Bản cịn đẩy mạnh đầu tư mở rộng ra các ngư trường nằm ngồi lãnh hải của mình. Tuy nhiên trong những năm gần đây Nhật Bản đang dần mất đi các ngư trường bên ngồi. Chính vì vậy sản lượng thủy sản của Nhật Bản giảm dần qua các năm gần đây. Trong khi đĩ, ngược lại nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản của người dân Nhật lại tăng lên. Và đây thực sự là một thị trường xuất khẩu thủy sản đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bất chấp những thay đổi trong ngành thủy sản và thị hiếu tiêu dùng thực phẩm, năm 2010 theo ước tính của FAO, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đã tăng lên 14 tỷ USD, cao hơn 6% so với năm 2009, do kinh tế đã phần nào phục hồi sau suy thối và xuất hiện những tín hiệu tiến triển ban đầu. Mặt hàng tiến triển rõ nhất là tơm, nhất là tơm chế biến sẵn… Nhật Bản tiếp tục nhập ngày càng nhiều sản phẩm thủy sản chế biến và sơ chế nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng. Tơm vẫn là sản phẩm ưa thích của người Nhật. Mặc dù là thị trường tơm lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, nhưng tiêu thụ tơm theo đầu người của Nhật đạt hơn 2,5 kg trong khi Mỹ là 1,9 kg. Gần 98% sản phẩm tơm giá trị gia tăng nhật khẩu vào Nhật cĩ nguồn gốc từ các nước Châu Á: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cịn mắc phải hạn chế như thiếu thơng tin, tư tưởng thụ động chờ các đơn hàng cịn phổ biến. Từ đĩ dẫn đến chất lượng sản phẩm khơng đồng đều, giá thành cịn cao, thời gian giao hàng khơng bảo đảm...

Bên cạnh đĩ việc nghiên cứu thị trường cịn chưa bằng các cơng ty Nhật Bản. Hơn một nửa các cơng ty Nhật Bản cĩ văn phịng đại diện tại Việt Nam, nên hoạt động của họ rất hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi, nắm vững tình hình thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, người Nhật cũng rất chú trọng đến mơi trường, người Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an tồn thực phẩm. Như vấn đề tơm xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thơng báo cho phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tơm Việt Nam, được nuơi thả khơng bảo đảm vệ sinh mơi trường thì rất dễ bị cấm nhập khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cần phải “nhập gia tùy tục”, tức là cần phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán cũng như thị hiếu người Nhật. Trong thời buổi cạnh tranh cao việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành cơng cho doanh nghiệp.

Thị trường Nhật Bản cĩ sức tiêu thụ rất lớn. Nếu Việt Nam giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm thì hàng hĩa vào thị trường này chắc chắn sẽ khơng gặp khĩ khăn gì.

- Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người dân Nhật Bản:

Dù Nhật Bản là một trong những nước sản xuất thủy sản hàng đầu thế giới, song vẫn phải lệ thuộc khoảng 33% mỗi năm vào thủy sản nhập khẩu. Cĩ nhiều yếu tố đưa đến sự lệ thuộc này: sản xuất nội địa sụt giảm và khơng đủ cung cấp cho thị trường trong nước; những ưu điểm của thủy sản nhập khẩu so với thủy sản trong nước như: nguồn cung ứng ổn định và phẩm chất thuần nhất, phù hợp với các dây chuyền siêu thị và các cơng ty chế biến thủy sản; thủy sản nhập khẩu khơng đắt bằng thủy sản trong nước…Các nhà phân phối hàng chính của Nhật ngày càng nhập nhiều nguyên liệu từ nước ngồi, số nước xuất khẩu gia tăng đang tích cực đẩy

mạnh việc mua bán thủy sản ở Nhật. Quy mơ hàng thủy sản ở Nhật ước tính khoảng ba ngàn tỷ yên. Theo báo cáo của Ủy ban dinh dưỡng quốc gia, Bộ y tế và phúc lợi Nhật, lượng tiêu thụ đạm trong khẩu phần ăn của người Nhật duy trì sự ổn định trong một thời gian dài. Lượng đạm tiêu thụ tính theo đầu người mỗi ngày dừng ở mức 79,7 gam, trong đĩ khoảng 45% được cung cấp bởi thủy sản (19 gam). Về các loại cá: cá ngừ tươi, cá hồi và cá ngừ đốm chiếm 8,9 gam lượng đạm hàng ngày; mực, bạch tuột, cua chiếm 3,2 gam. Nhu cầu về thủy sản luơn được ưa chuộng ở Nhật Bản vì chúng vừa khơng chứa các loại mỡ cĩ hại, vừa giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật đe dọa mạng sống con người. Ngồi ra, thủy sản cịn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng (bao gồm sự quan tâm đến sức khỏe, an tồn thực phẩm và độ tươi ngon của thực phẩm). Kết quả qua một cuộc khảo sát nhằm đánh giá thái độ của người tiêu dùng giữa cá và thịt cho thấy, cá được ưa chuộng hơn thịt vì 4 lý do sau: tốt cho sức khỏe, giàu chất dinh dưỡng như DHA và EDA, mùa nào cĩ cá đĩ và đa dạng chủng loại. Đặc biệt, thủy sản cịn được chế biến theo nhiều cách khác nhau khiến việc nấu nướng hàng ngày trở thành niềm vui. Đĩ là lý do tại sao thủy sản luơn giữ vai trị quan trọng trong khẩu phần ăn của người Nhật. Nhìn vào bảng 2.5, ta cĩ thể thấy nhu cầu tiêu thụ thủy sản rất cao tại Nhật Bản. Đây chính là “mỏ vàng” để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam “khai thác”. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật nghiêm khắc tại thị trường này chính là thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua.

Bảng 2.5: Nhập khẩu tơm chế biến vào Nhật năm 2011 Nhập khẩu tơm chế biến vào Nhật năm 2011 Xuất xứ KL (kg) GT, CIF (nghìn yên) Giá (yên/kg)

Thái Lan 11.059.000 12.712.858 1.150 Việt Nam 3.237.921 3.660.043 1.130 Trung Quốc 1.354.051 1.525.554 1.127 Inđơnêxia 475.158 491.775 1.035 Mianma 103.107 101.118 981 Canađa 104.799 85.768 818 Grinlen 114.380 70.346 615 Malaixia 27.888 26.139 937 Na Uy 17.360 13.238 763 Philippin 9.025 12.237 1.356 Đài Loan 4.716 6.736 1.428 Đan Mạch 8.100 5.342 660 Ấn Độ 7.700 4.890 635 Aixơlen 6.000 4.825 804 Mỹ 1.020 730 716 Tổng 16.530.225 18.721.599 1.133

- Mạng lưới phân phối thủy sản ở Nhật Bản:

Hệ thống kênh phân phối của Nhật Bản là một hệ thống cực kỳ phức tạp, mang đậm dấu ấn văn hĩa, xã hội Nhật. Hệ thống kênh phân phối này bắt đầu từ nhà sản xuất đến nhà bán buơn chuyên nghiệp, đến nhà buơn bán cấp hai, đến nhà bán buơn khu vực, đến nhà bán lẻ, cuối cùng đến người tiêu dùng. Dưới những nhà bán buơn chuyên nghiệp (speciality seller) cịn cĩ các cửa hàng tự phục vụ. Đây là hệ thống được xây dựng trên nền tảng xã hội Nhật Bản thể hiện sự liên kết giữa các thành viên trong kênh và là một chức năng xã hội quan trọng mang lại lợi ích cho người Nhật. Sự phức tạp của kênh phân phối là do giữa người sản xuất, trung gian và người tiêu dùng cĩ quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phân phối hàng hĩa, người

Nhật cĩ tiêu chí “Just in time”, cĩ nghĩa là: giao đúng mặt hàng, đúng chất lượng, đúng thời điểm. Chính vì vậy, hệ thống phân phối của Nhật Bản phục vụ rất tốt cho khách hàng, và mặc dù phức tạp hơn hệ thống phân phối của Tây Âu nhưng lại đồng bộ hơn. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ do hàng hĩa khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu lưu thơng và phân phối nên đã làm cho giá cả tăng lên đáng kể, bao gồm 3 loại. Một là từ nhà nhập khẩu đến nhà bán buơn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Giá bán lẻ thường cao gấp 3 hay 4 lần. Thứ hai là từ người nhập khẩu đến người bán lẻ và người tiêu dùng (siêu thị, cửa hàng bách hĩa), giá bán lẻ thường gấp 2 đến 2,5 lần giá FOB. Thứ ba là từ người nhập khẩu đến người tiêu dùng (đặt hàng qua thư) và giá bán lẻ cĩ thể gấp đơi giá FOB. Vì thế doanh nghiệp cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất, đồng thời đưa hàng hĩa vào các mạng lưới phân phối và lưu thơng của thị trường Nhật Bản thì mới dễ tiêu thụ.

Hiện nay, trên thị trường Nhật Bản, phần lớn thủy sản Nhật Bản bỏ qua các chợ sỉ. Ngày càng cĩ nhiều trường hợp các nhà chế biến thực phẩm buơn bán sỉ, lẻ thực phẩm và các nhà hàng nhập hàng trực tiếp nhằm rút ngắn quá trinh phân phối. Bên cạnh đĩ, tận dụng cuộc cách mạng cơng nghệ thơng tin, một số nhà bán lẻ đang cung cấp thơng tin về các loại thủy sản qua hệ thống máy vi tính. Ngồi ra, các nhà bán lẻ địa phương đang bán đặc sản của họ khắp nước nhờ internet. Một số nhà bán lẻ cá sống cĩ quy mơ nhỏ hơn, khơng địch lại các siêu thị lớn về số lượng và chủng loại thì lại chuyển qua cung cấp theo từng “gu” của khách hàng. Khi cĩ một loại thủy sản một khách hàng nào đĩ ưa thích, những người bán lẻ này sẽ điện thoại thơng báo cho khách hàng và chuyển đến tận nơi nếu khách hàng đặt mua. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Nhật cần lưu ý những thơng tin này để thiết lập một mạng lưới kinh doanh, phân phối cĩ hiệu quả cao tại Nhật.

2.2.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ NHẬT BẢN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của rào cản kỹ THUẬT đến HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS f17 (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)