Đặc điểm sinh trưởng phát triển giống Thái ưu1, Tháiưu2 ở vùng nú

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 116 - 119)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Kết quả đánh giá giống Thái ưu1 và Tháiưu2 trong khảo nghiệm các ở các

3.4.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển giống Thái ưu1, Tháiưu2 ở vùng nú

Đông Bắc Bộ

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 2 giống Thái ưu1 và Thái ưu2 ở vùng núi Đơng Bắc Bộ trình bày ở bảng 3.30. Kết quả cho thấy 2 giống này có đặc điểm: độ dài giai đoạn trỗ, độ thốt cổ bơng, độ cứng cây và độ tàn lá tương tự trong các thí nghiệm khảo sát, thí nghiệm so sánh sơ bộ, thí nghiệm so sánh chính quy. Hai giống Thái ưu1 và Thái ưu2 có độ dài giai đoạn trỗ trung bình (điểm 5), thốt cổ bơng tốt (điểm 3), cây cứng (điểm 1) và lá tàn muộn (điểm 1), tương tự trong các thí nghiệm đánh giá ở Thái Nguyên. Các đặc điểm trên, biểu hiện 2 giống Thái ưu1, Thái ưu2 là giống chịu thâm canh và tỷ lệ hạt chắc trên bông cao.

Chiều cao cây của 2 giống Thái ưu1 và Thái ưu2 tương tự giống TH3-3 và BTST, đều thuộc nhóm chiều cao trung bình. Vụ xuân, có chiều cao cây (98,6 - 97,8 cm) thấp hơn vụ mùa (108,3 - 110,4 cm), với chiều cao này giúp 2 giống có khả năng chống chịu đổ tốt.

Bảng 3.30. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển giống Thái ưu1 và Thái ưu2 ở vùng núi Đông Bắc Bộ trong năm 2010

Chiều cao cây

(cm) TGST (ngày) Giống Độ dài giai đoạn trỗ (điểm) Độ thốt cổ bơng (điểm) Độ cứng cây (điểm) Độ tàn

(điểm) Xuân Mùa Xuân Mùa

Thái ưu1 5 3 1 1 97,8 108,3 127 110

Thái ưu2 5 3 1 1 98,6 110,4 124 107

TH3-3(đ/c1) 5 3 1 1 97,3 108,2 124 107

BTST(đ/c2) 5 3 1 1 98,5 106,4 126 112

Thời gian sinh trưởng lúa ảnh hưởng đến việc bố trí cơ cấu mùa vụ. Thực tế hiện nay các giống lúa có TGST ngắn tương tự như giống TH3-3 thì thích hợp cơ cấu mùa vụ vùng núi ĐBB. Qua khảo nghiệm các vùng sinh thái vùng núi ĐBB cho thấy giống Thái ưu2 và Thái ưu1 có TGST tương đương giống TH3-3 (vụ Xuân 124 ngày, vụ Mùa 107 ngày) nhưng ngắn hơn giống BTST từ 2 ngày (vụ Xuân) đến 5 ngày (vụ Mùa). Giống Thái ưu1 có TGST dài hơn giống Thái ưu2 ở cả vụ Xuân và vụ Mùa là 3 ngày. Với TGST vụ mùa 107 ngày giúp giống Thái ưu1 và Thái ưu2 có thể bố trí 3 trà lúa trong vụ Mùa ở vùng núi ĐBB, tuy nhiên trên đất trồng màu thì nên bố trí vào trà mùa sớm, để kịp thời gian bố trí cây vụ Đơng để tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Số liệu bảng 3.31 cho thấy độ thuần đồng ruộng Thái ưu1 và Thái ưu2 ở mức độ cao (điểm 1) tương đương TH3-3 và BTST. Số bông hữu hiệu của 2 giống ở vụ Mùa cao hơn vụ Xuân (Thái ưu1 vụ Xuân 5,2 bông, vụ Mùa 5,3 bông; Thái ưu2: vụ Xuân 5,2 bông, vụ Mùa 5,4 bông). Ngược lại số hạt trên bông của 2 tổ hợp này trong vụ Xuân nhiều hơn vụ Mùa (vụ xuân là 163 hạt và 181 hạt, vụ mùa là 158 hạt và 166 hạt). Trong cả 2 thời vụ, giống Thái ưu1 và Thái ưu2 có số hạt/bơng nhiều hơn TH3-3 và BTST. Giống Thái ưu2 có tỷ lệ hạt chắc trên bông cao (vụ Xuân 88,8%; vụ Mùa 87,6 %) so với TH3-3 (vụ Xuân 87,2%; vụ Mùa 84,6%). Thái ưu1 có tỷ lệ chắc trên bơng vụ Xuân (86,8%) cao hơn vụ Mùa (85,8%), cao hơn TH3-3 ở vụ Xuân nhưng thấp hơn TH3-3 ở vụ Mùa. Khối lượng 1000 hạt Thái ưu2 (23,4 gam) và Thái ưu1 (24,4 gam) lớn hơn giống BTST (22,0 - 22,2 gam) nhưng nhỏ hơn TH3-3 (25,2 - 25,0 gam).

Bảng 3.31. Một số yếu tố cấu thành năng suất và độ thuần đồng ruộng giống Thái ưu1 và Thái ưu2 ở vùng núi ĐBB trong năm 2010

Số bơng/ khóm Số hạt/bơng Tỷ lệ chắc (%) KL1000 hạt (g) Giống Độ thuần

(điểm) Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa

Thái ưu1 1 5,2 5,3 163 158 88,8 87,6 24,4 24,2

Thái ưu2 1 5,2 5,4 181 166 86,8 85,8 23,4 23,4

TH3-3(đ/c1) 1 5,0 5,4 156 147 87,2 84,6 25,2 25,0 BTST(đ/c2) 1 5,2 5,2 153 152 78,9 25,2 74,8 22,2

Vùng núi Đơng Bắc Bộ thường có độ ẩm khơng khí cao, trung bình cả năm độ ẩm khơng khí dao động từ 80-85% (Tổng cục thống kê, 2011b). Độ ẩm khơng khí cao tạo điều kiện cho bệnh hại lúa phát triển, đặc biệt bệnh đạo ôn. Tuy nhiên kết quả bảng 3.32 cho thấy giống Thái ưu1 và Thái ưu2 biểu hiện bệnh đạo ôn và bạc lá ở mức độ thấp (điểm 0-1), nhưng đối với bệnh khô vằn Thái ưu1 biểu hiện (điểm 3) nặng hơn so với Thái ưu2 (điểm 0-1). Kết quả khảo nghiệm còn cho thấy 2 tổ hợp bị sâu đục thân và sâu cuốn lá gây hại ở mức độ nhẹ chỉ ở điểm 0-1, trong khi rầy nâu gây hại của Thái ưu2 (điểm 0-1) nhẹ hơn Thái ưu1 (điểm 1-3).

Bảng 3.32. Mức độ biểu hiện sâu bệnh hại của giống Thái ưu1 và Thái ưu2

vùng núi Đông Bắc Bộ trong năm 2010

Đơn vị tính: điểm

Giống lúa Bệnh đạo ôn Bệnh bạc Bệnh khô vằn Sâuđục thân Sâu cuốn lá Rầy nâu Thái ưu1 0-1 0-1 3 0-1 0-1 1-3 Thái ưu2 0-1 0-1 0-1 0-1 0-1 0-1 TH3-3(đ/c1) 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 BTST(đ/c2) 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3

Qua khảo nghiệm sinh thái các tỉnh đại diện vùng núi Đông Bắc Bộ, kết quả nhìn chung cho thấy các giống Thái ưu1, Thái ưu2 biểu hiện khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá. Trong đó Thái ưu2 có ưu thế hơn khả năng chống chịu khô vằn và rầy nâu so với Thái ưu1 và hai giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)