Những hạn chế và định hướng phát triển lúa lai trong nước

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 53 - 54)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.8.2.Những hạn chế và định hướng phát triển lúa lai trong nước

+ Những hạn chế phát triển lúa lai trong nước.

Sau gần 20 năm nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam, tại hội nghị “Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” Bộ NN & PTNT (Nguyễn Trí Ngọc, 2011) đánh giá tồn tại lúa lai của nước ta hiện nay chưa có nhiều dòng bố mẹ có đặc tính nông sinh học tốt, có khả năng kết hợp và ưu thế lai cao, dòng mẹ có khả năng nhận phấn tốt, đặc tính bất dục ổn định.Một số tổ hợp lúa lai hai dòng trong nước năng suất chưa vượt trội. Các tổ hợp lúa lai chưa thực sự phong phú, đặc biệt còn thiếu các tổ hợp lai chống chịu sâu bệnh (đặc biệt

rầy nâu và bạc lá) và điều kiện ngoại cảnh bất thuận (mặn, hạn, úng, rét). Bộ giống lúa lai cho vụ Mùa còn nghèo nàn. Các giống lúa lai chất lượng gạo cao, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu còn ít.

Theo Nguyễn Thị Trâm (2011) thì Việt Nam còn có những tồn tại về lúa lai hai dòng: Số lượng tổ hợp lúa lai "hai dòng" được chọn tạo trong còn ít, chưa đa dạng, năng suất chưa vượt trội nên chưa cạnh tranh được lúa lai nhập từ Trung Quốc. Sản xuất hạt lai F1 lúa lai "hai dòng" vẫn có những năm dòng mẹ phục hồi hữu dục gây thiệt hại cho các đơn vị sản xuất giống lai, gây tâm lý không tốt cho việc mở rộng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai "hai dòng" trong nước.

+ Định hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai Bộ NN&PTNT trong những năm tới (Nguyễn Trí Ngọc, 2011) là xây dựng vùng sản xuất giống lúa lai tập trung khoảng 3000 ha, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng là 1000 ha gồm: Nam Định, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Về sản xuất lúa lai thương phẩm: Đối với vụ Xuân mở rộng tối đa diện tích vùng đồng bằng, miền núi, miền Nam và Tây Nguyên. Đối với vụ hè thu, vụ Mùa, tăng diện tích lúa lai hai dòng ở đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An và ở các tỉnh miền Núi. Ở vùng ven biển nên sử dụng các giống kháng bệnh bạc lá.

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 53 - 54)