Chương 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu các nội dung
2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá và tuyển chọn dòng bố mẹ lúa lai
* Thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm dịng TGMS và dòng bố cho phấn
- Vật liệu: có 7 dịng TGMS nhập nội Trung Quốc: Peiải64S, TG11, TG5, TG10, TG20, TG21 ,TG27 và 44 dịng bố thu thập trong và ngồi nước.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự, khơng nhắc lại. Diện tích ơ thí nghiệm với dịng mẹ 20 m2, dòng bố 10 m2, khoảng cách cấy: 15 x 15 cm.
- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng.
+ Thời vụ: Đối với dòng mẹ vụ Mùa gieo ngày 3/7/2005, vụ đông Xuân gieo ngày 22/12/2006. Đối với dòng bố vụ Mùa gieo ngày 25/6/2005, vụ Xuân gieo 15 tháng 1 năm 2006.
+ Quy trình kỹ thuật và bón phân: Làm mạ theo phương pháp mạ khay Nhật Bản. Tuổi mạ 2,5-2,8 lá. Bón phân cho 1 ha với lượng: phân hữu cơ vi sinh sông Gianh 3 tấn/ha, lượng phân vô cơ 100 N, 70 P2O5, 90 K2O. Bón lót tồn bộ phân hữu
cơ, phân lân + 50% N + 30% K2O, bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh 30% N + 40% K2O, bón thúc đợt 2 trước trỗ 20% N + 30% K2O.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian từ gieo đến trỗ, độ dài giai đoạn trỗ, độ thuần đồng ruộng, số lá/thân chính, khối lượng 1000 hạt, chiều cao cây, số hoa trên bông, dài bơng, số bơng/khóm, độ dài hạt thóc, tỷ lệ chắc, khả năng chịu lạnh, khả năng chịu hạn.
Đối với dòng TGMS theo dõi thêm một số chỉ tiêu: Màu hạt phấn nhuộm màu KI 1%, tỷ lệ hạt phấn bất dục, hình dạng hạt phấn, mức độ bất dục, khả năng nhận phấn ngoài, mức độ hữu dục, dạng bất dục, mức độ trỗ thoát, độ mở vỏ trấu, số hoa thị vịi nhụy.
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự chuyển hóa tính dục các dịng TGMS ưu tú
trong điều kiện tự nhiên ở vụ Xuân và vụ Mùa năm 2010 tại Thái Nguyên
- Vật liệu: dòng TG5, TG10, TG27 và Peiải64S.
- Bố trí thí nghiệm: Lúa được cấy trong chậu, kích thước R:D:C=30:50: 25 cm, mỗi chậu cấy 8 cây, mỗi thời vụ nhắc lại 3 lần. Vụ xuân gieo 10 thời vụ, các thời vụ cách nhau 6-7 ngày, cụ thể ngày gieo: 14/12; 20/12; 27/12; 4/1; 11/1; 18/1; 25/1; 2/2; 9/2 và 15/2. Vụ mùa gieo 11 thời vụ, cụ thể ngày gieo: 1/7; 8/7; 14/7; 20/7; 26/7; 5/8; 11/8; 17/8; 23/8 và 29/8.
- Kỹ thuật áp dụng: Làm mạ theo phương pháp mạ khay Nhật Bản, đất gieo
mạ là hỗn hợp của 70% bùn ao và 30% phân chuồng hoai mục, tuổi mạ 2,5 -2,8 lá. Sau khi cấy thường xuyên tưới nước, giữ mực nước 2-3 cm. Khi lúa được 4,5 -5,0 lá tiến hành bón thúc 8 g phân hỗn hợp N:P:K(12:5:10) cho mỗi chậu.
- Chỉ tiêu theo dõi: Ngày lúa bắt đầu trỗ, chiều cao cây, mức độ trỗ thoát, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt hạt phấn bất dục.