Đặc điểm địa hình khí hậu và địa hình vùng núi Đông Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 54 - 57)

1.2.1 .Tạo giống lúa ưu thế lai hệ ba dòng

1.9.Đặc điểm địa hình khí hậu và địa hình vùng núi Đông Bắc Bộ

Theo địa giới hành chính, vùng núi Đông Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Một phần đất Lào Cai, Yên Bái vốn thuộc vùng Tây Bắc cũng được xếp vào vùng này (Tổng cục thống kê, 2011a). Theo điều kiện tự nhiên, vùng núi Đông Bắc Bộ thuộc Bắc Bộ: phía bắc có các dãy cao từ 1000 m ÷ 3000 m, phía tây giáp dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ. Trong vùng lại bị chia cắt bởi các cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn và cánh cung sông Gâm. Các cánh cung này dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thổi về mùa đông. Độ cao các dãy núi tạo nên các tiểu vùng sinh thái trồng lúa khác nhau.

Vùng có diện tích lúa và sản lượng lớn nhất là nằm giữa các cánh cung sông Ngân Sơn và Đông Triều, bao gồm phần đất của các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh. Vùng có diện tích trồng lúa lớn thứ 2 nằm khu vực nằm ở giữa dãy núi Hoàng Liên Sơn và cánh cung sông Gâm, bao gồm phần

đất của các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ. Vùng có diện tích trồng lúa thứ 3 nằm giữa cánh cung sông Ngâm và Ngân Sơn, bao gồm phần đất của các tỉnh: Bắc Kạn và một phần Cao Bằng (Đặng Kim Sơn, 2004).

- Đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng núi Đông Bắc Bộ

Bảng 1.1. Đặc điểm khí hậu một số tỉnh đại diện tiểu vùng sinh thái ở vùng núi Đông Bắc Bộ

Năm theo dõi Yếu tố thời tiết Tỉnh 2006 2007 2008 2009 2010 Sơn La 21,8 21,5 20,7 21,9 22,1 Tuyên Quang 24,0 24,0 23,2 24,2 24,2 Nhiệt độ (0C) Hà Nội 24,7 24,6 23,7 24,9 24,9 Sơn La 2063 2083 1831 2208 2163 Tuyên Quang 1421 1472 1358 1578 1578 Số giờ nắng (giờ) Hà Nội 1363 1462 1234 1413 1256 Sơn La 1212 1353 2083 1002 1209 Tuyên Quang 1596 1294 1721 1284 1284 Lượng mưa (mm) Hà Nội 1240 1659 2268 1612 1239 Sơn La 80 80 83 78 78 Tuyên Quang 83 82 82 80 80 Độ ẩm (%) Hà Nội 78 78 79 77 78 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011b

Vùng núi Đông Bắc Bộ có đặc điểm chính:

+ Núi cao trung bình và núi thấp, các dãy núi có hình cánh cung. + Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh,

+ Chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào.

+ Nhiệt độ thấp: Vùng Đông Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn các vùng Trung du Bắc bộ và Tây Bắc Bộ cả mùa Đông và mùa Hè.

Nếu chọn tỉnh Sơn La đại diện cho khí hậu vùng Tây Bắc Bộ, tỉnh Tuyên Quang đại diện cho vùng núi Đông Bắc Bộ và Hà Nội đại diện khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, số liệu khí tượng diễn biến từ năm 2006 - 2010 bảng 1.1 cho thấy:

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Tuyên Quang luôn cao hơn Sơn La từ 2,10C (năm 2010) đến 2,50C (năm 2007 và 2008). Nhưng so với Hà Nội, nhiệt độ trung bình cả năm của Tuyên Quang luôn thấp hơn Hà Nội từ 0,50C (năm 2008) đến 0,70C (năm 2006, 2009 và 2010).

Số giờ nắng trung bình trong năm, Tuyên Quang có số giờ nắng nhỏ hơn so với Sơn La từ 437 giờ (năm 2008) đến 642 giờ (năm 2006) nhưng lớn hơn Hà Nội từ 10 giờ (năm 2007) đến 322 giờ (năm 2010).

Tổng lượng mưa trong năm của Tuyên Quang so với Sơn La có năm ít hơn (năm 2007, năm 2008) có năm nhiều hơn (năm 2006, năm 2009, năm 2010) so với Hà Nội cũng vậy có năm ít hơn (năm 2007, năm 2008, năm 2009) có năm nhiều hơn (năm 2006, năm 2010) nhiều hơn.

Độ ẩm trung bình cả năm Tuyên Quang cao hơn Sơn La từ 2% (năm 2007, năm 2009, năm 2010) đến 3% (năm 2006) riêng năm 2008 thấp hơn 1%. So sánh với Hà Nội, thì độ ẩm trung bình hàng năm của Tuyên Quang luôn cao hơn Hà Nội từ 2% (năm 2010) đến 5% (năm 2006).

Như vậy, nhận xét chung khí hậu Tuyên Quang có đặc điểm nổi bật khác so với Hà Nội đó là: Nhiệt độ thấp hơn, số giờ nắng nhiều hơn và độ ẩm cao hơn

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích lúa lớn vùng núi Đông Bắc Bộ, có vị trí nằm trong cánh cung Đông Triều và cánh cung Ngân Sơn. Tuyên Quang là tỉnh có diện tích lúa lớn nhất (khoảng 62.200 ha) của vùng lúa nằm ở giữa vùng núi cánh cung sông Gâm và dãy núi Hoàng Liên Sơn. Bắc Kạn tuy là tỉnh có diện tích lúa không nhiều (khoảng 21.752 ha) nhưng thuộc khu vực giữa cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn có diện tích lúa lớn thứ 2 sau tỉnh Cao Bằng, do vậy ba tỉnh này có thể đại diện cho vùng núi Đông Bắc Bộ. Để thuận lợi nghiên cứu và đi lại, chúng tôi chọn Thái Nguyên là địa điểm lai tạo và đánh giá chọn tạo giống lúa lai và chọn thêm 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn để khảo nghiệm sinh thái.

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 54 - 57)