Nội dung 3: Đánh giá các tổ hợp lai F1

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 60 - 61)

Chương 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.3.Nội dung 3: Đánh giá các tổ hợp lai F1

2.4. Phương pháp nghiên cứu các nội dung

2.4.3.Nội dung 3: Đánh giá các tổ hợp lai F1

Các tổ hợp lai được đánh và chọn lọc qua 3 loại thí nghiệm: Thí nghiệm khảo sát, thí nghiệm so sánh sơ bộ và thí nghiệm so sánh chính quy.

* Thí nghiệm 4: Khảo sát các tổ hợp lai F1

- Vật liệu: gồm 40 tổ hợp lai F1 (của 2 dòng TG10 và Peiải64S với 20 dòng bố ưu tú) và 3 đối chứng: TH3-3, Việt lai 20, Bồi tạp sơn thanh.

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm chia 5 khối, các giống đối chứng được nhắc lại

5 lần và bố trí ngẫu nhiên trong ô của mỗi khối, các tổ hợp lai không nhắc lại.

- Phân tích kết quả thí nghiệm: theo phương pháp đánh giá thí nghiệm khảo sát của Virmani (2003) giới thiệu.

- Kỹ thuật áp dụng

+ Thời vụ gieo: Mạ gieo ngày 25 tháng 1

+ Kỹ thuật áp dụng và bón phân: tương tự như thí nghiệm 4

- Chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao cây, độ thuần, số bơng/khóm, số hạt/bơng, tỷ

lệ hạt phấn hữu dục, tỷ lệ hạt lép/bông, khối lượng 1000 hạt, thời gian từ gieo đến trỗ và năng suất thực thu.

* Thí nghiệm 5: So sánh sơ bộ các tổ hợp lai F1

- Vật liệu: Có 11 tổ hợp lai: Peiải64S/AK01, TG10/KD, TG10/TN13, TG10/R171-1, Peiải64S/TN13, TG10/RC5, TG10/R17-9, TG10/R17BTo, TG10/D42-1, TG10/AD, Peiải64S/R17-9 được chọn từ thí nghiệm khảo sát và giống đối chứng TH3-3.

- Bố trí thí nghiệm: Bố trí kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 4 lần.

- Kỹ thuật áp dụng:

+ Thời vụ gieo: Gieo mạ ngày 25 tháng 6 năm 2008.

+ Kỹ thuật áp dụng và bón phân: Tuổi mạ: 2,5-2,8 lá, cấy 1 cây/khóm, khoảng cách 20 x 15 cm. Lượng phân bón cho 1 ha: 3 tấn phân hữu cơ sinh học sông Gianh, phân vô cơ 90N, 70P2O5, 90K2O. Cách bón phân tương tự như bón trong thí nghiệm khảo sát.

- Chỉ tiêu theo dõi: Độ thuần đồng ruộng, số bơng/khóm, số hạt/bơng, tỷ lệ

hạt lép/bơng, khối lượng 1000 hạt, năng suất thực thu, mức độ biểu hiện sâu bệnh hại: bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá và rầy nâu.

* Thí nghiệm 6: So sánh chính quy các tổ hợp lai F1

- Vật liệu: gồm 3 tổ hợp lai: TG10/KD, Peiải64S/AK01, TG10/D42-1 và giống đối chứng TH3-3.

- Bố trí thí nghiệm: Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hồn tồn, diện tích ơ

thí nghiệm 15 m2, nhắc lại 4 lần

- Kỹ thuật chăm sóc: tương tự như thí nghiệm so sánh sơ bộ

- Chỉ tiêu theo dõi: tương tự như thí nghiệm so sánh sơ bộ.

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 60 - 61)