1.2.1 .Tạo giống lúa ưu thế lai hệ ba dòng
1.7. Tình hình nghiên cứu phát triển lúa lai trên giới
1.7.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia đã nghiên cứu lúa lai từ những năm 1970, nhưng không thành công. Đến năm 1989, lúa lai Ấn Độ được đẩy mạnh và tăng cường nghiên cứu phát triển lúa lai (Siddiq,1994).
Năm 2001 năng suất trung bình lúa lai của Ấn Độ đạt 6,5 - 7,5 tấn/ha, có khoảng 0,75 triệu ha canh tác lúa lai trong nước. Một số giống lúa lai chọn tạo được công nhận trong nước là: CR 314-10, IET 15848, IET 1702, PAC 801, RR 347-2, VL Dhan 86, CRM 2007-1, IET 16775, JKRH-2000, PAC 832, Sahyadri-4, HRI- 126, IET 16783, MPH 5401, PRH-122, UPRI 99-1 (Chitta, 2001).
Chính phủ Ấn Độ quyết tâm thúc đẩy mở rộng diện tích lúa lai. Mục tiêu của Ấn Độ mở rộng diện tích lúa lai từ 2,0 triệu ha lên 3,0 triệu ha vào năm 2011-2012. Nhà nước có chính sách hỗ trợ thóc giống cho nơng dân và các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước với mức hỗ trợ 1.000 Rs cho mỗi tạ thóc giống lúa lai (Oryza, 2009).
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ (Aldas, 2010), năm 2008 diện tích trồng lúa của Ấn Độ là 44 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa lai 1,4 triệu ha (chiếm 3,2% diện tích trồng lúa). Chính phủ Ấn Độ đang phấn đấu tăng diện tích trồng lúa lai, chiếm 20% diện tích (8,8 triệu ha) trong 5 năm tới.
Hơn 80% diện tích lúa lai của Ấn Độ trồng ở phía Bắc (thuộc các tỉnh Uhapradesh, Thahhand, Bihar, Chattisgarh, Punjab & Haryana). Đến năm 2009, Ấn Độ có 42 tổ hợp lúa lai đang phát triển ngồi sản xuất, trong đó có 12 giống được cơng nhận quốc gia và 14 giống công nhận sản xuất thử (Baig, 2009). Các giống lúa lai Ấn Độ có thời gian sinh trưởng khác nhau, đa số các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng 115- 135 ngày (chiếm 80%), có 01 giống (chiếm 2%) nhỏ hơn 100 ngày, còn lại từ 100 – 115 ngày.