Chương 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu các nội dung
2.4.5. Nội dung 5: Thiết lập quy trình nhân dịng TG10 và sản xuất hạt F
Để thiết lập quy trình nhân dịng mẹ cần xác định thời vụ gieo, mật độ và lượng phân bón hợp lý. Xác định thời vụ nhân dòng TG10 đã được nghiên cứu thí nghiệm 2 của nội dung 1, do vậy cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng mật độ và lượng phân bón đến nhân dịng TG10.
Để thiết lập quy trình sản xuất hạt lai F1 giống Thái ưu2 cần làm thí nghiệm xác định ảnh hưởng tỷ lệ cấy hàng bố mẹ và liệu lượng GA3 đến năng suất hạt F1.
* Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất nhân dòng TG10
- Vật liệu: dòng mẹ TG10
- Cơng thức thí nghiệm: Thí nghiệm thiết kế 2 nhân tố kiểu ơ chính ơ phụ Nhân tố chính là phân bón, có 4 tổ hợp phân bón Nhân tố phụ là mật độ, có 4 mật độ (khóm/m2) P1: 100N+75P2O5+50K2O M1: mật độ 35 P2: 120N+90P2O5+60K2O M2: mật độ 45 P3: 140N+105P2O5+70K2O M3: mật độ 55 P4: 160N+120P2O5+80K2O M4: mật độ 65
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí kiểu ơ chính ơ phụ, có 16 công thức, nhắc lại 4 lần, có 64 ơ thí nghiệm, diện tích ơ phụ 10 m2, kích thước ơ phụ 2 x 5m, diện tích ơ chính 40 m2.
- Kỹ thuật áp dụng:
+ Thời vụ gieo: Mạ gieo ngày 27 tháng 12 năm 2011,
+ Tuổi mạ và bón phân: Làm mạ theo phương pháp mạ khay, cấy khi mạ có từ 2,2 -2,5 lá, cấy 1 dảnh. Bón phân tương tự như thí nghiệm 5
- Chỉ tiêu theo dõi: Số hoa/bông, tỷ lệ hạt chắc/bơng, số bơng trên khóm và
* Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ cấy hàng bố:mẹ và lượng GA3
đến năng suất hạt F1 giống Thái ưu2
- Vật liệu: Dòng bố KD và dòng mẹ TG10
- Cơng thức thí nghiệm: Thí nghiệm thiết kế theo kiểu ơ chính ơ phụ
Nhân tố chính là tỷ lệ hàng cấy dịng bố mẹ có 3 mức Nhân tố phụ là lượng GA3 có 4 mức C1 ÷ 2 bố : 10 mẹ D1: 200 g C2 ÷ 2 bố : 11 mẹ D2: 300 g C3 ÷ 2 bố : 12 mẹ D3: 400 g D4: 500 g - Cơ sở lựa chọn các mức nhân tố chính và nhân tố phụ
+ Cơ sở chọn các mức cấy tỷ lệ hàng bố mẹ: Theo Nguyễn Cơng Tạn, (2002) thì các tổ hợp lai hệ Bác ưu (Bác ưu 64, Bắc ưu 903) cấy tỷ lệ hàng 2 bố : 16 mẹ, với mật độ cấy 15 x 15 cm thì chiều rộng của băng cấy dịng mẹ là 225 cm. Dịng TG10 có đặc điểm tương tự như dịng mẹ BoA, do cấy mạ non (2,5 lá) nên khoảng cách cấy rộng hơn, khoảng cách hàng x hàng là 20 cm và cây x cây là 15 cm. Với khoảng cách như vậy thì chiều rộng băng dòng mẹ 2 m thì phải cấy 11 hàng mẹ, chúng tơi bố trí thêm tăng và giảm một hàng mẹ để nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cấy hàng dòng bố mẹ đến năng suất hạt F1.
+ Cơ sở lựa chọn liều lượng GA3: Lượng GA3 sản xuất hạt giống lúa lai đối với tổ hợp lai hệ Bắc ưu sử dụng 200g phun cho 1 ha, phun làm hai lần, lần 2 phun lượng gấp đôi lần 1. Muốn năng suất cao hơn thì nên phun 300g/ha (Nguyễn Cơng Tạn, 2002). Do vậy nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng GA3 đến năng suất hạt F1 Thái ưu2 chúng tơi bố trí 4 mức liều lượng GA3: 200g, 300g, 400g và 500g.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí kiểu ơ chính ơ phụ, nhắc lại 3 lần, có 12 cơng thức và 36 ơ, diện tích ơ phụ 10 m2, diện tích ơ chính 40 m2
- Kỹ thuật áp dụng:
+ Thời vụ gieo: Dòng bố 1 gieo ngày 4/7/2011, bố 2 gieo ngày 9/7/2011, dòng mẹ gieo sau bố 1 là 10 ngày.
+ Làm mạ và quy trình bón phân: Mạ làm theo kỹ thuật làm mạ khay Nhật Bản, giá thể gieo mạ gồm 70% than bùn và 30% phân chuồng. Tuổi mạ 2,2-2,5 lá. Cấy một dảnh, dòng mẹ cấy khoảng cách hàng x hàng là 20 cm, cây x cây là 15 cm. Hàng bố cách hàng mẹ 20 cm, hai hàng bố cách nhau 30 cm. Lượng phân bón cho 1 ha:3 tấn phân hữu cơ sinh học, lượng phân vô cơ: 110N, 80P2O5 , 100K2O. Bón lót tồn bộ phân hữu cơ sinh học + 50%N + 30%K2O, bón thúc khi lúa bắt đầu đẻ nhánh 30%N + 40%K2O, bón thúc đợt 2 khi lúa bắt đầu phân hóa địng 20% N + 30% K2O.
+ Phun GA3: phun GA3 làm 2 lần, lần 1 khi dòng mẹ trỗ 15-20% với lượng 1/3 tổng lượng GA3, lần 2 sau khi phun lần thứ nhất 2 ngày với lượng thuốc còn lại. Lượng nước dùng phun trên 1 ha là 500 lít.
- Chỉ tiêu theo dõi: Số hoa/bông, tỷ lệ hạt chắc, thời gian sinh trưởng từ gieo
đến lúa bắt đầu trỗ, chiều cao cây, số hạt/bơng, tỷ lệ hạt chắc/bơng, số bơng/khóm, năng suất thực thu.