Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 64 - 66)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.5.1. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học

- Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

Giai đoạn 1-Nẩy mầm; Giai đoạn 2-Mạ,; Giai đoạn 3-Đẻ nhánh; Giai đoạn 4- Vươn lóng; Giai đoạn 5-Làm đòng; Giai đoạn 6-Trỗ bông; Giai đoạn 7- Chín sữa; Giai đoạn 8-Vào chắc; Giai đoạn 9-Chín.

- Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

1. Độ dài giai đoạn trỗ: Số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ). Đánh giá: điểm 1- Tập trung, trỗ không quá 3 ngày; Điểm 5- Trung bình, trỗ 4-7 ngày; Điểm 9- Dài, trỗ hơn 7 ngày.

2. Độ thuần đồng ruộng: Tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô ở giai đoạn 6-9.

Đánh giá: điểm 1- Cao, cây khác dạng <2%; điểm 5 - Trung bình, có cây khác dạng 2- 4%; điểm 9- Thấp, có cây khác dạng >4%.

3. Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể ở giai đoạn 6-9. Đánh giá: Điểm 1 - Thoát tốt; Điểm 3- Thoát trung bình; Điểm 5- Vừa đúng cổ bông; Điểm 7- Thoát một phần; Điểm 9- Không thoát được 4. Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch ở giai đoạn 8-9.

Đánh giá: Điểm 1- Cứng, cây không bị đổ; Điểm 3- Cứng vừa, có hầu hết cây nghiêng nhẹ; Điểm 5- Trung bình, có hầu hết cây bị nghiêng; Điểm 7- Yếu, có hầu hết cây bị đổ rạp; Điểm 9- Rất yếu, có tất cả cây bị đổ rạp

5. Độ tàn lá : Quan sát sự chuyển mầu của lá ở giai đoạn 9. Đánh giá: Điểm 1-

Muộn và chậm, biểu hiện lá giữ mầu xanh tự nhiên; Điểm 5- Trung bình, biểu hiện các lá trên biến vàng; Điểm 9- Sớm và nhanh, biểu hiện tất cả lá biến vàng hoặc chết

6. Độ rụng hạt: Một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng, lấy 5 bông ở giai đoạn 9. Đánh giá: Điểm 1- Khó rụng, có <10% số hạt rụng; Điểm 5- Trung bình, có 10-50% số hạt rụng; Điểm 9- Dễ rụng, có >50% số hạt rụng.

7. Số hạt trên bông: Đếm tổng số hạt có trên bông, lấy 5 cây, ở giai đoạn 9 8. Tỷ lệ lép: Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông, lấy 5 cây ở giai đoạn 9 9. Khối lượng 1000 hạt : Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 13% ở giai đoạn 9

10.Năng suất hạt: Cân khối lượng hạt trên mỗi ô ở độ ẩm hạt 14%, đơn vị tính kg/ô, lấy hai chữ số sau dấu phẩy ở giai đoạn 9

11.Sức sinh trưởng: Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn 3. .

Đánh giá: Điểm 1- Rất mạnh, biểu hiện khi có 5-6 lá trên thân chính thì cây có số nhánh lớn hơn 2, chiếm chủ yếu trong quần thể; Điểm 3- Mạnh, biểu hiện khi cây có 4-5 lá trên thân chính thì có 1-2 nhánh, chiếm chủ yếu trong quần thể; Điểm 5- Trung bình, biểu hiện cây có 4 trên thân chính có 1 nhánh; Điểm 7-Yếu, biểu hiện cây còi cọc, có lá 3-4, quẩn thể thưa, không có nhánh; Điểm 9 - Rất yếu, biểu hiện cây lúa còi cọc chậm lớn, vàng lá.

12.Khả năng chấp nhận kiểu hình: Thời kỳ đánh giá ở giai đoạn 7-9. Đánh giá:

Điểm 1- Rất tốt; Điểm 3- Tốt; Điểm 5- Trung bình; Điểm 7- Kém; Điểm 9- Không thể chấp nhận.

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)