Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Bangladesh

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 49 - 50)

1.2.1 .Tạo giống lúa ưu thế lai hệ ba dòng

1.7. Tình hình nghiên cứu phát triển lúa lai trên giới

1.7.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Bangladesh

Bangladesh bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong những năm đầu phát triển, thành tựu lúa lai của Bangladesh chưa được nổi bật. Đến năm 1996, nhờ sự giúp đỡ Viện lúa quốc tế (IRRI) và FAO, việc phát triển lúa lai có sự khởi sắc (Matia Chowdhyry, 2002).

Mahabubub Hosain (2003) cho rằng Bangladesh bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1993 tại Viện Nghiên cứu lúa Bangladesh (BRRI). Những năm 1996-1997, BRRI đã nhập nội một dòng CMS và các dòng phục hồi từ IRRI và Trung Quốc dùng để làm vật liệu chọn tạo giống trong nước. Năm 2004, diện tích lúa lai của Bangladesh chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích (Critana C, David, 2006). Năm 2004 diện tích lúa lai Bangladesh chỉ có 60.000 ha, đến năm 2008 diện tích trồng lúa lai Bangladesh tăng là 735.000 ha, cao hơn Việt Nam (645.000 ha). Như vậy trong 4 năm (năm 2004 đến 2008) diện tích lúa lai Bangladesh tăng gấp 122,5 lần (Aldas, 2010).

Trong hai năm 1998-1999, Viện Nghiên cứu lúa Bangladesh đã chọn được 5 tổ hợp lúa lai đưa khảo nghiệm sản xuất nhưng chỉ có 2 tổ hợp lúa lai có triển vọng (Mahabubub, 2003). Tổ hợp thứ nhất IR68025A/BR287 có thời gian sinh trưởng 140-145 ngày, tương đương với giống địa phương BR28. Tổ hợp thứ hai IR68025A/IR21567R có thời gian sinh trưởng từ 150-155 ngày, tương tương với giống đối chứng BR29. Hai tổ hợp lai này đã thử nghiệm 5 vùng sinh thái khác nhau, kết quả có 3 vùng có năng suất cao hơn giống đối chứng.

Theo Sanny Galvez (2011) diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 Bangladesh năm 2011 là 300 ha, chủ yếu giống lúa lai SL-8. Năng suất hạt F1 trung bình 2,0 tấn/ha.

Chính phủ Bangladesh đã cơng nhận lúa lai có vai trò to lớn trong việc tăng năng suất và sản lượng lúa của quốc gia này. Chính phủ Bangladesh phấn đấu trong vài năm tới, tăng diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 lên 3.000 ha để có đủ giống giống bán trực tiếp cho dân (Julfiquar, 2003).

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)