Các mô hình thống kê phân tích khả năng kết hợp

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 34 - 35)

1.2.1 .Tạo giống lúa ưu thế lai hệ ba dòng

1.5.2.Các mô hình thống kê phân tích khả năng kết hợp

1.5. Đánh giá khả năng kết hợp các dòng bố mẹ trong tạo giống cây trồng

1.5.2.Các mô hình thống kê phân tích khả năng kết hợp

Gardner và Eberthart (1966) giới thiệu phương pháp phân tích lai diallel của các bộ giống cố định, nó có thể áp dụng cho bất kỳ bộ vật liệu nào. Bảng lai diallel gồm các tham số: trung bình qua các lần lặp lai trung bình của giống (μ); hiệu quả giống (Vi) trung bình ưu thế lai và sai số (εij). Hiệu quả mô hình cố định của mô hình Garhner và Eberthart (1966) của Griffing, 1956.

Gi =1/2Vi + hi và Sij

Mô hình Garhner và Eberthart (1966) của lai diallel là mô hình cơ bản cho hiệu quả di truyền, ngoài bố mẹ và con lai F1 còn các thế hệ khác nhau F2, lai trở lại và quần thể tự phối có thể phân tích.

Trong sơ đồ lai nhiều bố mẹ, giá trị trung bình lai thuận nghịch sử dụng trong phân tích phương sai sẽ không thật chính xác bởi vì ưu thế lai có thể đại diện 2 lần khi nhiều ô thí nghiệm có giống bố mẹ, điều này là hạn chế ước lượng trong phân tích phương sai (Becker,1988).

Nhiều nhà thống kê cũng đã đưa ra mô hình thống kê khác để phân tích KNKH như Isaias (1988) đã nghiên cứu ứng dụng mô hình phân tích KNKH, hai mô hình đã được sử dụng phân tích KNKH của các giống trong sơ đồ lai diallel từng phần gồm cả bố mẹ.

Virmani (2003) giới thiệu phương pháp thí nghiệm đánh giá KNKH của các dòng bất dục và dòng bố đối với lúa lai theo mô hình Kempthorne 1957. Tác giả cho rằng chọn các dòng CMS và EGMS có kiểu hình chấp nhận và khả năng nhận phấn ngoài cao, dòng bố có khả năng phục hồi tốt thích nghi với mục tiêu chọn giống cho vùng cụ thể có thể sử dụng để đánh giá KNKH.

Khi phân tích kết quả nếu: Dòng bố mẹ có GCA dương thì có GCA cao hơn dòng bố mẹ có giá trị âm. Tổ hợp lai có SCA dương năng suất cao hơn đối chứng được chọn tổ hợp có triển vọng. Những dòng mẹ có giá trị GCA tốt được sử dụng làm dòng mẹ lai tạo với các dòng bố khác. Những dòng bố có giá trị khả năng kết hợp chung cao thì sử dụng lai với dòng mẹ khác. Tổ hợp lai có SCA cao thì đưa vào thí nghiệm khảo sát (Virmani, 1997).

Trên mô hình sơ đồ lai Griffing và Hayman, Nguyễn Đình Hiền (1996) đã xây dựng “Chương trình Di truyền số lượng” ver 3.0, có khả năng phân tích KNKH của các dòng bố mẹ và con lai trên các đối tượng các loại cây trồng. Chương trình Di truyền số lượng này có thể ứng dụng trong chọn giống ưu thế lai, để thử khả năng kết hợp của dòng bất dục với các dòng R, nhưng lưu ý dòng bất dục không phải là một test nên phải phân tích như lai dialel. Dùng phương pháp lai đỉnh cũng vậy có thể nhận được GCA và SCA (Vũ Văn Liết, 2009).

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 34 - 35)