Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 64 - 69)

Chương 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo dõi

- Đánh giá các đặc điểm nông sinh học và biểu hiện sâu bệnh hại theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa số 10TCN558-2002.

- Mưu tả các đặc điểm hình thái theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa số 10 TCN 554-2002.

- Đánh giá các dòng TGMS theo tiêu chuẩn hệ thống đánh giá cây lúa của Viện lúa quốc tế (IRRI, 2002).

- Đánh giá chất lượng cơm theo tiêu chuẩn 10TCN 590-2004

2.5.1. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học

- Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa

Giai đoạn 1-Nẩy mầm; Giai đoạn 2-Mạ,; Giai đoạn 3-Đẻ nhánh; Giai đoạn 4- Vươn lóng; Giai đoạn 5-Làm địng; Giai đoạn 6-Trỗ bơng; Giai đoạn 7- Chín sữa; Giai đoạn 8-Vào chắc; Giai đoạn 9-Chín.

- Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

1. Độ dài giai đoạn trỗ: Số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bơng thốt khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ). Đánh giá: điểm 1- Tập trung, trỗ khơng q 3 ngày; Điểm 5- Trung bình, trỗ 4-7 ngày; Điểm 9- Dài, trỗ hơn 7 ngày.

2. Độ thuần đồng ruộng: Tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô ở giai đoạn 6-9.

Đánh giá: điểm 1- Cao, cây khác dạng <2%; điểm 5 - Trung bình, có cây

khác dạng 2- 4%; điểm 9- Thấp, có cây khác dạng >4%.

3. Độ thốt cổ bơng: Quan sát khả năng trỗ thốt cổ bơng của quần thể ở giai đoạn 6-9. Đánh giá: Điểm 1 - Thoát tốt; Điểm 3- Thoát trung bình; Điểm 5- Vừa đúng cổ bơng; Điểm 7- Thốt một phần; Điểm 9- Khơng thốt được 4. Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch ở giai đoạn 8-9.

Đánh giá: Điểm 1- Cứng, cây không bị đổ; Điểm 3- Cứng vừa, có hầu hết

cây nghiêng nhẹ; Điểm 5- Trung bình, có hầu hết cây bị nghiêng; Điểm 7- Yếu, có hầu hết cây bị đổ rạp; Điểm 9- Rất yếu, có tất cả cây bị đổ rạp

5. Độ tàn lá : Quan sát sự chuyển mầu của lá ở giai đoạn 9. Đánh giá: Điểm 1- Muộn và chậm, biểu hiện lá giữ mầu xanh tự nhiên; Điểm 5- Trung bình, biểu hiện các lá trên biến vàng; Điểm 9- Sớm và nhanh, biểu hiện tất cả lá biến vàng hoặc chết

6. Độ rụng hạt: Một tay giữ chặt cổ bông và tay kia vuốt dọc bơng, tính tỷ lệ (%) hạt rụng, lấy 5 bông ở giai đoạn 9. Đánh giá: Điểm 1- Khó rụng, có <10% số hạt rụng; Điểm 5- Trung bình, có 10-50% số hạt rụng; Điểm 9- Dễ rụng, có >50% số hạt rụng.

7. Số hạt trên bông: Đếm tổng số hạt có trên bơng, lấy 5 cây, ở giai đoạn 9 8. Tỷ lệ lép: Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông, lấy 5 cây ở giai đoạn 9 9. Khối lượng 1000 hạt : Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 13% ở giai đoạn 9

10. Năng suất hạt: Cân khối lượng hạt trên mỗi ô ở độ ẩm hạt 14%, đơn vị tính kg/ơ, lấy hai chữ số sau dấu phẩy ở giai đoạn 9

11. Sức sinh trưởng: Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn 3. .

Đánh giá: Điểm 1- Rất mạnh, biểu hiện khi có 5-6 lá trên thân chính thì cây

có số nhánh lớn hơn 2, chiếm chủ yếu trong quần thể; Điểm 3- Mạnh, biểu hiện khi cây có 4-5 lá trên thân chính thì có 1-2 nhánh, chiếm chủ yếu trong quần thể; Điểm 5- Trung bình, biểu hiện cây có 4 trên thân chính có 1 nhánh; Điểm 7-Yếu, biểu hiện cây cịi cọc, có lá 3-4, quẩn thể thưa, khơng có nhánh; Điểm 9 - Rất yếu, biểu hiện cây lúa còi cọc chậm lớn, vàng lá.

12. Khả năng chấp nhận kiểu hình: Thời kỳ đánh giá ở giai đoạn 7-9. Đánh giá: Điểm 1- Rất tốt; Điểm 3- Tốt; Điểm 5- Trung bình; Điểm 7- Kém; Điểm 9- Khơng thể chấp nhận.

2.5.2. Đánh giá đặc điểm bất dục đực

1. Dạng bất dục: ở giai đoạn sinh trưởng 5-6 cây lúa, hoa được lấy và ngâm trong dung dịch cồn 3:1, hạt phân được lấy ra và soi dưới kính hiển vi. Đánh

giá: Điểm 1- Khơng hạt phấn; Điểm 3- Thối hóa thời kỳ tiền hình thành hạt

phấn, giống kiểu bất dục “CMS-WA”; Điểm 5- Thối hóa giai đoạn đầu hình thành hạt phấn, giống kiểu “CMS-HL”; Điểm 7- Thối hóa giai đoạn giữa hình thành hạt phấn, giống kiểu “CMS-Boro”; Điểm 9-Thối hóa thời kỳ muộn và hạt phấn trông như hạt phấn hữu dục, giống kiểu 518A

2. Mức độ bất dục hạt phấn: Khi lúa trỗ, lấy mẫu lớn hơn 10 hoa trên mỗi cây, bảo quản trong cồn 70%. Lấy 5 hoa, mỗi hoa lất từ 2-3 bao phấn để lên trên slide, cho vài giọt dung dịch IKI 1% và dầm nát bao phấn. Dùng 3 trường soi để đếm các hạt phấn bất dục( teo, hình cầu và một phần màu) và hạt phấn bất hữu dục(tròn nhuộm màu). Đánh giá: Điểm 1- Bất dục hồn tồn, có tỷ lệ

hạt phấn bất dục 100%; Điểm 3- Bất dục cao, có tỷ lệ hạt phấn bất dục 99,0- 99,9%; Điểm 5- Bất dục, có tỷ lệ hạt phấn bất dục 95,0-98,9% ; Điểm 7- Bất dục một phần, có tỷ lệ hạt phấn bất dục 70,0-94,9%; Điểm 9- Hữu dục, có tỷ lệ hạt phấn bất dục <70,0%.

3. Mức độ bất dục của dòng bất dục: Theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 8. Lấy hai bông cái của 50 cây trên một dịng bất dục. Bơng được bao cách lý bằng túi bóng mờ ở giai đoạn sinh trưởng 6. Đếm số hạt chắc hạt lép rồi đánh giá

theo thang điểm. Đánh giá: Điểm 1- Bất dục hồn tồn, có tỷ lệ hạt lép 100%; Điểm 3- Bất dục cao, có tỷ lệ hạt lép 99-99,9%; Điểm 5- Bất dục, có tỷ lệ hạt lép 95-98,9%; Điểm 7- Bất dục một phần, có tỷ lệ hạt lép 70-94,9%; Điểm 9- Hữu dục, có tỷ lệ hạt lép <70%.

4. Mức độ hạt hữu dục. Đánh giá: Điểm 1- Hữu dục cao, có tỷ lệ hạt hữu dục lớn hơn 90; Điểm 3- Hữu dục, có tỷ lệ hạt hữu dục 75-89; Điểm 5- Hữu dục một phàn, có tỷ lệ hạt hữu dục 50-74 ; Điểm 7- Bất dục cao, có tỷ lệ hạt hữu dục nhỏ hơn 50; Điểm 9- Bất dục hồn tồn, có tỷ lệ hạt hữu dục bằng 0. 5. Mức độ nhận phấn ngồi dịng bất dục: Ở giai đoạn sinh trưởng 6 dòng bất

dục, lấy 5 cây đang thời kỳ lúa nở hoa rộ cho vào quần thể dòng bố có nhiều phấn. Đếm số hạt đậu trên bơng chính của các cây theo dõi. Đánh giá: Điểm 1- có tỷ lệ hạt chắc/bơng >30%; Điểm 2- có tỷ lệ hạt chắc/bơng từ 20-29,9%; Điểm 5- có tỷ lệ hạt chắc/bơng từ 10-19,9%; Điểm 7- có tỷ lệ hạt chắc/bơng từ 5-9,9%; Điểm 9- có tỷ lệ hạt chắc/bơng 0-4,9%.

6. Phục hồi hữu dục con lai F1: Đánh giá khả năng phục hồi hữu dục của con lai F1 có thể sử dụng nhuộm màu hạt phấn bằng dung dịch IKI 1%. Đánh giá:

Điểm 1- Tỷ lệ hạt phấn hữu dục≥ 90 % ; Điểm 3- Tỷ lệ hạt phấn hữu dục 80- 89%; Điểm 5- Tỷ lệ hạt phấn hữu dục 70-79%; Điểm 7- Tỷ lệ hạt phấn hữu dục 60-69%; Điểm 9- Tỷ lệ hạt phấn hữu dục <60%.

7. Độ mở vỏ trấu của các dòng bất dục: Đặc điểm này được theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 6, trong thời gian khi hoa nở (9h00’-12h00’), lấy từ 5 đến 10 hoa của các cây bất dục khác nhau và xác định góc mở vỏ trấu. Đánh giá: Điểm

1- Góc mở vỏ trấu 0 độ; Điểm 2- Góc mở vỏ trấu 1-10 độ; Điểm 5- Góc mở vỏ trấu 11-25 độ; Điểm 7- Góc mở vỏ trấu 26-40 độ; Điểm 9- Góc mở vỏ trấu >40 độ

8. Mức độ trỗ thốt dịng bất dục. Đánh giá: Điểm 1- Mức độ bao bông bởi lá đòng 0 %; Điểm 3- Mức độ bao bơng bởi lá địng 1-10%; Điểm 5- Mức độ bao bông bởi lá đòng 11-25%; Điểm 7- Mức độ bao bơng bởi lá địng 26-40 %; Điểm 7- Mức độ bao bông bởi lá đòng >40%.

9. Mức độ thò vòi nhụy dòng bất dục. Đánh giá: Điểm 1- Tỷ lệ hoa có vịi nhụy thị > 70%; Điểm 3- Tỷ lệ hoa có vịi nhụy thị từ 41-70%; Điểm 5- Tỷ lệ hoa có vịi nhụy thị từ 21-39%; Điểm 7- Tỷ lệ hoa có vịi nhụy thị từ 11-20%; Điểm 9- Tỷ lệ hoa có vịi nhụy thị < 10% .

10. Khả năng đẻ nhánh: theo dõi ở giai đoạn 5. Đánh giá: Điểm 1- Rất cao, có số nhánh/cây >25: Điểm 3- Tốt, có số nhánh/cây 20-25; Điểm 5-Trung bình, có số nhánh/cây 10-19; Điểm 7-Thấp, có số nhánh/cây 5-9; Điểm 9- Rất thấp, có số nhánh/cây <5

11. Màu sắc vịi nhụy: Theo dõi ở giai đoạn 6, sử dụng kính lúp quan sát khi từ hoa nở vào khoảng 9h00’-14h00’. Đánh giá: Điểm 1- màu Trắng; Điểm 2- Xanh sáng lá cây; Điểm 3-Vàng; Điểm 4 -Tím sáng; Điểm 5-tím

2.5.3. Đánh giá chỉ tiêu một số đặc điểm hình thái cây lúa

Đánh giá các đặc điểm hình thái: Mầu lá mầm, mức độ xanh của lá, độ dày lá, góc thân (thế cây), thời gian trỗ, sắc tố antoxian của đốt, độ thốt cổ bơng .. theo theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa (10 TCN 554-2002).

2.5.4. Đánh giá khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của cây lúa

1. Khả năng chịu hạn: Quan sát độ cuốn lá sau thờ gian bị hạn ít nhất một tuần ở giai đoạn 2. Đánh giá: Điểm 0 - Lá bình thường; Điểm 1 - Lá bắt đầu cuốn (hình chữ V nơng); Điểm 3 -Lá cuốn lại hình (chữ V sâu); Điểm 5 - Lá cuốn hồn tồn (hình chữ U); Điểm 7 - Mép lá chạm vào nhau (hình chữ O); Điểm 9 - Lá cuốn chặt lại.

2. Khả năng chịu lạnh: Quan sát sự thay đổi màu sắc lá và sự sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 10oC ở giai đoạn 2. Đánh giá: Điểm 1 - Mạ màu xanh đậm; Điểm 3 - Mạ màu xanh nhạt; Điểm 5 - Mạ màu vàng; Điểm 7 - Mạ màu nâu; Điểm 9 - Mạ chết.

3. Đánh giá một số loại sâu bệnh hại chính trên lúa: bệnh đạo ơn, bệnh khơ vằn, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu... theo phương đánh giá sâu bệnh hại trong quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa (10 TCN558-2002).

2.5.5. Đánh giá một số chỉ tiêu khác của cây lúa

- Chỉ tiêu chất lượng gạo. Phương pháp đánh giá chất lượng cơm theo tiêu chuẩn số 10TCN 590-2004.

- Chỉ tiêu khả năng thích nghi và mức độ ổn định giống:

+ Chỉ số thích nghi bi: Nếu bi=1 biểu thị giống thích nghị rộng. Nếu bi<1 biểu hiện giống thích nghi theo điều kiện bất lợi, nếu bi>1 biểu hiện giống thích nghi theo điều kiện thuận lợi mơi trường.

+ Chỉ số ổn định S2di càng nhỏ thì biểu thị tính trạng của giống càng ổn định.

Một phần của tài liệu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi đông bắc bộ việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)