Chương 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
* Dòng mẹ: gồm 7 dòng EGMS: TG11, TG5, TG10, TG20, TG21, TG27 và
Peiải64S của Trường Đại học Nam Kinh - Trung Quốc, trong đó dịng Peiải64S thuộc loại PTGMS (Xu, 2003) , các dòng còn lại thuộc loại TGMS có ngưỡng nhiệt độ chuyển hóa 240C.
* Dịng bố: có 44 dịng được thu thập trong và ngồi nước, nguồn gốc và mức
độ cơng nhận được trình bày bảng1 phụ lục 2, căn cứ nguồn gốc thu thập có thể chia các dịng thành các nhóm sau:
+ Nhóm giống thu thập ở các địa phương vùng núi Đông Bắc Bộ: Pbinh1, Pbinh2, Tthinh, Bthong1, KD (Khang dân 18), AK01, Bthong, Cdon và Cmoi.
+ Nhóm giống nhập nội: E32(Trung Quốc), V5(IRRI) và AD(Ấn Độ) + Nhóm giống chọn tạo trong nước: được chia làm 2 nhóm nhỏ
- Nhóm giống mới chọn tạo: D11, D12, D13, D14, D15, D22-5, D42-1, E321, NL2, NL3, NL4, NT, R11, R17-1, R17-7, R17-8, R17-9, R17Bto, R18, R19, R171, R171-1, R171-7, R171-10, R931, RC5, Tthinh, TN13 và T15.
- Nhóm giống thu thập các đơn vị nghiên cứu trong nước: giống HCOM (Hương cốm), DT46 và dòng R26.
* Tổ hợp lai F1: Được lai giữa dòng TG10, Peiai64S với các dòng bố ưu tú.
* Giống đối chứng: gồm các giống được công nhận quốc gia, có thời gian sinh trưởng và nguồn gốc xuất xứ khác nhau:
+ Giống Việt lai 20 là giống lúa lai hai dòng, thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn tạo.
+ Giống TH3-3 là giống lúa lai hai dòng, thời gian sinh trưởng ngắn ngày của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chọn tạo.
+ Giống Bồi tạp sơn thanh là giống lúa lai hai dòng, ngắn ngày nhập nội từ Trung Quốc.