Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 32 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung nghiên cứu

2.3.1.1. Phân tích diễn biến tài ngun rừng tại tỉnh Thanh Hóa

2.3.1.2. Phân tích nhóm nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thối rừng 2.3.1.3. Phân tích nhóm ngun nhân gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng

2.3.1.5. Đề xuất các nhóm giải pháp bảo vệ và phát triển rừng

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, bao gồm: - Phương pháp kế thừa;

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (Phỏng vấn cộng đồng địa phương, khảo sát thực tế các khu rừng ngoài hiện trường);

- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu.

2.3.2.1. Phương pháp kế thừa

- Thu thập số liệu, bản đồ (nếu có) về diễn biến tài nguyên rừng từ các nguồn: Tổng cục lâm nghiệp, chi cục lâm nghiệp, chi cục kiểm lâm, phịng nơng nghiệp huyện, địa chính...;

- Thu thập các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Thu thập các báo cáo của tỉnh, huyện, xã, của ban quản lý các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại khu bảo tồn;

- Thu thập các tài liệu liên quan đến địa điểm nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, tình hình giao đất giao rừng và đặc biệt là diễn biến mất rừng và cháy rừng, khai thác gỗ;

- Thu thập thông tin thông qua Hội thảo tham vấn “Nguyên nhân mất và suy thối rừng ở tỉnh Thanh Hóa” .

Đối tượng áp dụng thực hiện là cán bộ thuộc dự án VFD, cán bộ quản lý thuộc UBND huyện, xã, phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh; kiểm lâm các cấp; cán bộ các ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp, vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh; các đại diện đơn vị nghiên cứu thuộc ngành lâm nghiệp, các cá nhân có liên quan của 6 xã - 18 thôn nghiên cứu để thu thập các thông tin.

Nội dung thảo luận về nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng tại tỉnh Thanh Hóa, các biểu hiện của các nguyên nhân và các chính sách có liên quan.

2.3.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệu. Sau khi khảo sát sơ bộ một số xã, thôn, trao đổi với cán bộ huyện, xã đã đưa ra các nguyên tắc lựa chọn địa điểm nghiên cứu như sau:

- Nguyên tắc chung: Điểm nghiên cứu (xã, thôn) phải là đại diện cho khu vực nghiên cứu.

- Nguyên tắc cụ thể:

+ Mỗi xã, thôn bản đại diện cho điều kiện về mức độ gần rừng, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận để phát triển kinh tế;

+ Các thôn được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn, thảo luận đảm bảo đại diện cho thơn;

+ Các xã, thơn bản lựa chọn có tỷ lệ mất rừng lớn;

+ Các xã, thơn bản được lựa chọn có đa dạngcác cộng đồng người dân tộc sinh sống: Thái, Mường, H’Mông, Khơ Mú, Kinh, Dao, Thổ. Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là các hình thức tác động của cộng đồng với

tài nguyên rừng. Dân tộc và tập tục văn hóa có thể ảnh hưởng tới việc tiếp nhận các kỹ thuật mới, và tham gia vào các hoạt động phát triển;

+ Các xã, thơn bản được lựa chọn có điều kiện dân sinh kinh tế xã hội, đạt mức trung bình, đại diện cho tình hình dân sinh kinh tế- xã hội tại khu vực nghiên cứu;

+ Xã, thôn được chọn phải đảm bảo có đủ 3 loại hình kinh tế: Hộ thốt nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo.

2.3.2.3. Thu thập thông tin và số liệu hiện trường

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với phiếu phỏng vấn/ thu thập thông tin đã được chuẩn bị từ trước để thu thập các thông tin và số liệu. Đề tài tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin đối với các đối tượng khác nhau được lựa chọn, bao gồm UBND huyện, UBND xã, Kiểm lâm các cấp, cán bộ chi cục Lâm nghiệp, phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, các Ban quản lý rừng, các cơng ty lâm nghiệp…các hộ gia đình, các cá nhân có liên quan của 6 xã- 18 thôn nghiên cứu để thu thập các thông tin.

- Phỏng vấn cán bộ huyện, xã, thôn tại khu vực nghiên cứu.Nội dung chủ yếu của phiếu phỏng vấn và thu thập thông tin là đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, thôn; lịch sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che phủ rừng, nguyên nhân gây ra mất rừng tại địa điểm nghiên cứu; các chính sách của huyện, xã về công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý rừng cộng đồng, mâu thuẫn giữa bảo tồn rừng và đời sống, đề xuất cho công tác bảo vệ rừng…(mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1a và 1b);

- Phỏng vấn Ban quản lý thôn bản của các cộng đồng nghiên cứu, đây là công việc đầu tiên khi tới thơn bản nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn như: Dân số, mức sống, dân trí, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng, diến biễn mất rừng và suy thối rừng tại thơn, các hỗ trợ từ bên ngoài…(mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1a);

- Phỏng vấn ban quản lý rừng phịng hộ, cơng ty lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu (mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1c);

- Phỏng vấn hộ gia đình: số hộ phỏng vấn là 5-10 hộ/ thơn với nhiều nhóm hộ thốt nghèo, cận nghèo và nghèo. Nội dung chủ yếu của bảng phỏng vấn là tình hình kinh tế hộ, thu nhập, lịch sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che phủ rừng, nguyên nhân gây ra mất rừng tại địa điểm nghiên cứu, các hình thức tác động vào rừng, một số hiểu biết về công tác bảo vệ rừng, quản lý rừng cộng đồng, mẫu thuẫn giữa bảo tồn rừng và đời sống, đề xuất cho công tác bảo vệ rừng… (mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1d).

Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, sẽ sử dụng nội dung câu hỏi linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

2.3.2.4. Xử lý tổng hợp và phân tích dữ liệu

2.3.2.4.1. Phương pháp thống kê toán học.

Số liệu thu thập qua phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả được thể hiện theo dạng phân tích, mơ tả, bảng và biểu đồ. Ngồi ra các kết quả thảo luận, các thơng tinh định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thị trường… được phân tích theo phương pháp định tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 32 - 36)