Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. xuất các nhóm giải pháp hạn chế các nguyên nhân mất rừng và suy
suy thối rừng tại tỉnh Thanh Hóa
4.4.1. Giải pháp về chính sách
Tỉnh cần nghiên cứu đề xuất và xây dựng các chính sách hướng đến các mục tiêu:
- Cải thiện sinh kế cho người dân
khai thác lâm sản từ rừng.
+ Chính sách hỗ trợ xây dựng dây chuyền chế biến gỗ rừng trồng, tăng giá trị gỗ rừng trồng khai thác.
+ Chính sách phát triển du lịch sinh thái.
+ Chia sẻ lợi ích: Chính sách Chi trả dịch vụ mơi trường, khốn quản lý bảo vệ, đồng quản lý rừng…cần minh bạch, công bằng, dân chủ, cơng khai hơn. Cần có chính sách cân đối phí chi trả dịch vụ mơi trường quan tâm hơn đến kết quả chất lượng rừng, khơng chỉ là diện tích, vị trí. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục hướng dẫn chi trả, tạo điều kiện cho việc phổ biến, áp dụng nhanh chóng tại các xã, huyện. Tương tự đối với các quyết định 24, hay gần đây là nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 về Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
- Chính sách khuyến khích, nâng cao đời sống của các lực lượng bảo vệ rừng, tránh việc xảy ra tiêu cực trong chính các cán bộ nhà nước. Bổ sung trang thiết bị trong tác nghiệp và bảo hộ, cơ sở vật chất tới các lực lượng kiểm lâm.
- Chính sách khuyến khích đa dạng nguồn kinh phí: ngồi hỗ trợ từ Trung ương, Tỉnh, cần khuyến khích tận dụng và thu hút các nguồn ngân sách khác (từ khu vực tư nhân, hay nhà nước); thu hút nguồn ODA…
- Cấp vốn đầu tư đủ và kịp thời, có cơ chế quản lý và giao vốn đến cộng đồng một cách bền vững sau khi các chương trình, dự án kết thúc.
- Bổ sung, hồn thiện chính sách, hướng tới các quy hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế: Dừng việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng không phù hợp, ưu tiên các dự án phát triển kinh tế ít sử dụng đất rừng và tài nguyên rừng, hỗ trợ cộng đồng sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên…
4.4.2. Rà soát và nâng cao năng lực các bên liên quan
4.4.2.1. Rà soát năng lực, hiệu quả của các cơng trình chuyển đổi
Rà sốt, đánh giá hiệu quả (kinh tế, xã hội, mơi trường) của các cơng trình chuyển đổi. Từ cơ sở rà soát, thiết kế quy hoạch hợp lý và khoa học: tiếp tục hoặc thu hồi giấy phép đầu tư, buộc dừng hoặc cho thực hiện tiếp dự án, tạo tiền đề cho những bước quy hoạch tiếp theo.
Thường xuyên theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ đối với những hoạt động của các cơng trình chuyển đổi để đưa quyết định buộc dừng, thu hồi giấy phép đầu tư với các cơng trình khơng phù hợp.
4.4.2.2.Rà sốt năng lực quản lý của các chủ rừng
Rà sốt tình hình quản lý, sử dụng rừng trên văn bản và thực tế đối với tất cả các chủ rừng. Ưu tiên rà sốt đối với diện tích UBND xã đang tạm thời quản lý, lập kế hoạch giao đất giao rừng đối với diện tích này cho cộng đồng thôn bản hoặc các hộ gia đình.
Xác định nhu cầu, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia nhận đất, rừng để làm cơ sở cho công tác giao đất giao rừng được thực hiện đúng với khả năng quản lý của các chủ rừng, mang lại hiệu quả cao.
4.4.2.3. Tập huấn nâng cao năng lực
Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật trồng, kiểm tra, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân, đặc biệt là các chủ rừng, các cán bộ lâm nghiệp tại các huyện, xã và thôn. Nâng cao năng lực quản lý, quy hoạch cho các cán bộ cấp huyện, xã.
4.4.2.4. Định kỳ kiểm kê rừng
Cần kiểm kê diện tích rừng cụ thể của tất cả các chủ rừng trước khi tổ chức giao khốn để khắc phục tình trạng chênh lệch giữa diện tích, ranh giới, chất lượng rừng thực tế với trên giấy tờ.
Đối với chủ rừng là các tổ chức nhà nước, cần có kế hoạch chủ động thực hiện kiểm kê, ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để xác định ranh giới. Đối với diện tích các chủ rừng này quản lý, đặc biệt là diện tích thuộc
quản lý của các cơng ty lâm nghiệp, sau khi thực hiện đổi mới, cần phải giao lại cho cộng đồng và người dân địa phương quản lý sử dụngtheo Nghị quyết số 30/NQ-TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật mới hướng dẫn của các bộ, ngành.
Tỉnh tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng và đất rừng lâu dài và ổn định theo quy định của pháp luật cho các cá nhân, tổ chức được giao rừng để họ thực sự có thể làm chủ mảnh đất được giao.
Các cấp quản lý huyện, xã, hạt kiểm lâm có cơ chế phản hồi các khiếu nại, vướng mắc, sai lệch của công tác giao đất giao rừng.
Tận dụng lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án đầu tư giao đất, giao rừng để triển khai được nhanh chóng.
4.4.2.5. Tăng cường năng lực thực thi pháp luật
Giảm tính hình thức, cảm tính; Xử lý nghiêm và kịp thời đối với các hành vi vi phạm luật bảo vệ rừng.
- Thành lập hoặc củng cố và ban hành quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra liên ngành, bao gồm Kiểm lâm, Cơng an, Địa chính, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương để kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản và xử lý các vụ vi phạmvề khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ bất hợp pháp, các vụ xâm lấn trái phép rừng và đất lâm nghiệp để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Đặc biệt có hình thức kiểm sốt đầu vào của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn.
- Có sự phối hợp với chính quyền nước Lào để triển khai kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ qua biên giới hai nước tại các vùng giáp ranh.
- Đối với các văn bản pháp luật liên quan đến rừng và đất rừng: cần được rà soát để xác định những bất cập, tồn tại để trình các cấp xem xét, chỉnh sửa bổ sung, đặc biệt là các chế tài xử lý vi phạm, hướng tới hệ thông pháp chế dễ
áp dụng, phù hợp với thực tế và đủ tính răn đe. Các văn bản pháp luật mới cần thường xuyên được cập nhật và phổ biến.
4.4.2.6. Có cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý rừng
- Có sự đồng nhất về phân chia và quản lý các diện tích rừng giữa các ngành lâm nghiệp và tài nguyên môi trường… để hướng tới bản quy hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực cụ thể: quy hoạch về lâm sinh, quy hoạch về khoanh nuôi bảo vệ, lâm nghiệp xã hội…
- Có cơ chế phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, các hội nghề nghiệp…trong việc tuyên truyền và thực hiện, giám sát, đánh giá các giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng.
- Xây dựng quy chế phối hợp phòng chống cháy rừng liên ngành, liên tỉnh; Tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng cấp xã/huyện và liên huyện.
4.4.3. Nâng cao quyền hạn & trách nhiệm của chủ rừng, cộng đồng
4.4.3.1. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng
Bao gồm các nhận thức liên quan đến rừng; nhận thức các ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu; hiểu biết về vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
+ Trang bị và bổ sung thiết bị, công cụ, cơ sở, phương pháp cho công tác truyền thơng. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan thơng tấn báo chí tổ chức tun truyền nâng cao nhận thức về các nội dung: vai trò của rừng đối với bảo vệ môi trường, về phát triển bền vững; tuyên truyền thay đổi thói quen sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng và các nguyên liệu thay thế; về sinh sản và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Các cơng tác phổ biến này khơng nên bó hẹp chỉ thơng qua loa đài, mà cần có các hình thức gần gũi, dễ hiểu hơn, như hình thức sân khấu hóa.
+ Rà sốt và phát huy các kinh nghiệm và kiến thức truyền thống hay về quản lý sử dụng tài nguyên, giám sát tài nguyên rừng. Xây dựng phát triển các
mơ hình tốt, nhân rộng các điển hình của các cộng đồng, các cá nhân, tổ chức về công tác bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng bền vững để hỗ trợ thay đổi tập tục sử dụng tài nguyên lạc hậu, kém hiệu quả
+ Khuyến khích các phong trào trồng cây trong nhân dân, trồng cây phân tán, trồng rừng sản xuất, làm giàu rừng.
+ Hỗ trợ xây dựng mới hoặc tăng cường hương ước, quy ước thôn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
4.4.3.2. Làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng
Chính quyền địa phương cần rà soát, làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng trong quản lý và sử dụng tài nguyên, đặc biệt là đối với các Công ty lâm nghiệp đang quản lý rừng tự nhiên là rừng sản xuất, và đề xuất giải pháp nhằm tăng quyền lợi của các cơng ty lâm nghiệp quản lý diện tích lớn rừng tự nhiên là rừng sản xuất trong bối cảnh “đóng cửa rừng tự nhiên”.
Dựa trên cơ sở Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 về hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững và tình hình thực tế, chính quyền cần phối hợp với các chủ rừng liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững, bám sát thực tế, từ đó tiến tới việc khai thác rừng bền vững. Nâng cao ý thức hỗ trợ của cộng đồng đối với chủ rừng là các tổ chức nhà nước làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
4.4.4.Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ trong điều tra giám sát tài nguyên rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
4.4.4.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn cho các cán bộ ngành
Đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật lâm sinh, kiểm kê, tổng hợp và quản lý dữ liệu. Tổ chức tập huấn, phổ biến các kỹ thuật cơng nghệ mới. Khuyến khích, ưu tiên đầu tư đào tạo các cán bộ vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.
4.4.4.2. Áp dụng các khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, phổ biến kỹ thuật và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho các loại công nghệ, kỹ thuật tiên tiến:
- Công nghệ tin học trong quản lý tài nguyên rừng: trong quản lý diện tích, ranh giới, giao khốn rừng và đất rừng, phịng chống cháy rừng...để xác định rõ các điểm nóng cần ưu tiên bảo vệ phát triển rừng đồng thời cập nhật, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để có các giải pháp kịp thời và đặc thù cho từng khu vực. Ưu tiên các công cụ giám sát rừng có sự tham gia để tăng cường sự tham gia chủ động tích cực của người dân, tăng cường tính cơng khai, minh bạch và dân chủ trong giao đất giao rừng và qua đó tiết kiệm chi phí và đảm bảo sát thực tế.
- Công nghệ sinh học trong phát triển rừng: Áp dụng các biện pháp cải thiện và nhân nhanh giống cây rừng: kỹ thuật nhân giống invitro, chọn dòng tế bào biến dị soma, lai vơ tính… Xây dựng vườn giống, rừng giống có chất lượng.
- Cơng cụ quản lý lập địa bền vững: sử dụng các biện pháp kỹ thuật như: đốt trước có kiểm sốt, giảm xói mịn, giảm thuốc trừ sâu, giảm phân hóa học, kéo dài luân kỳ, chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, tăng cường trồng hỗn giao, cây bản địa…
- Phát triển các mơ hình nơng lâm kết hợp.
Hình 4.9 khái quát về các giải pháp hạn chế các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng cũng như bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Thanh Hóa
CÁ C NHÓM G IẢI P HÁP HẠN CHẾ NG UY Ê N NHÂN M ẤT RỪNG VÀ S UY T HO ÁI RỪNG T ẠI T HANH HĨ A Chính sách
Cải thiện sinh kế hộ gia đình
Khuyến khích, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng Cấp vốn đầu tư đủ và kịp thời
Khuyến khích, thu hút nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư
Bổ sung, hồn thiện chính sách theo hướng khả thi, sát thực tế
Rà soát và nâng cao năng lực các
bên liên quan
Rà sốt năng lực, hiệu quả của các cơng trình chuyển đổi
Rà soát năng lực quản lý của các chủ rừng Tập huấn nâng cao năng lực chủ rừng
Định kỳ kiểm kê rừng
Tăng cường năng lực thực thi pháp luật Phối hợp liên ngành quản lý rừng
Nâng cao quyền hạn
và trách nhiệm của
chủ rừng
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, hiểu biết của chủ rừng, cộng đồng
Làm rõ quyền và trách nhiệm của chủ rừng
Nghiên cứu và ứng dụng
KHCN
Đào tạo, nâng cao chuyên môn cho cán bộ ngành Áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng
Bảng tổng hợp tất cả các nguyên nhân trực tiếp và mối liên hệ của chúng với các nguyên nhân gián tiếp gây ra mất rừng và suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh cũng như đề xuất giải pháp.
Bảng 4.16. Tóm tắt các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, các giải pháp tương ứng
STT
Nguyên nhân trực
tiếp
Nguyên nhân gián
tiếp Giải pháp
1
Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng Cao su, cây cơng nghiệp, cây lâm nghiệp Chính sách: chưa sát với thực tế, thiếu sự hợp tác trong việc hoạch định và đánh giá tác động. Bổ sung, hồn thiện chính sách, hướng tới các quy hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế:
Thiết lập cơ chế quản lý đa ngành trong việc lập kế hoạch và đánh giá tác động.
Kiểm tra lại các chính sách, quy định và đánh giá tác động
Năng lực các cấp quản lý rừng thấp: Thiếu rà soát, giám sát việc thực thi pháp luật trong chuyển đổi đất rừng và không đủ mạnh để răn đe khiên một bộ phận tận dụng lợi thế của chuyển đổi rừng để khai thác gỗ tự nhiên.
Rà soát năng lực, hiệu quả của các cơng trình chuyển đổi
Định kỳ kiểm kê rừng
Tăng cường năng lực thực thi pháp luật
Có cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý rừng
STT
Nguyên nhân trực
tiếp
Nguyên nhân gián
tiếp Giải pháp 2 Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây nơng nghiệp Chính sách: thiếu chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, phát triển sinh kế
Chính sách cải thiện sinh kế cho người dân
Năng lực các cấp quản lý rừng thấp (Năng lực kiểm tra, đánh giá ): Thiếu rà soát, giám sát việc thực thi pháp luật trong chuyển đổi đất rừng và khơng đủ mạnh để răn đe.
Rà sốt năng lực quản lý của các chủ rừng
Có cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý rừng
Tăng cường năng lực thực thi pháp luật
Nhận thức của cộng đồng liên quan đến rừng chưa đầy đủ
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng Làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng
Áp dụng các mơ hình nơng lâm kết hợp, quản lý lập địa bền vững. Đặc điểm văn hóa- xã
hội: tập quán, thói quen lâu đời và sự gia tăng dân số 3 Chuyển đổi rừng và đất rừng sang xây dựng thủy Chính sách : Chính sách chưa đi vào cuộc sống
Bổ sung, hồn thiện chính sách, hướng tới các quy hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế: chuyển đổi