Diễn biến hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 46)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Diễn biến hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa

4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng

Hiện có nhiều số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, để theo dõi diện tích tài nguyên rừng, đề tài sử dụng số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp do UBND tỉnh Thanh Hóa cơng bố năm 2014.

4.1.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

a. Rừng và đất lâm nghiệp quản lý theo mục đích sử dụng

Bảng 4.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Loại đất, loại rừng Tổng cộng (ha)

Đất có rừng (ha) Đất chưa có rừng (ha)

Cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng Cộng IA, IB IC Nương rẫy Núi đá không rừng Đất khác Tổng cộng 626576 572824 392507 180317 53752 32171 5340 12940 1002 1002 Rừng đặc dụng 81332 79116 77448 1668 2216 1537 552 66 0 0 Rừng phòng hộ 190352 173894 145730 28164 16459 9838 1701 3056 971 971 Rừng sản xuất 354892 319814 169330 150485 35078 20796 3087 9818 31 31

Bảng 4.1 cho thấy tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của tỉnh Thanh Hóa là 572.824 ha, chiếm 91% diện tích đất lâm nghiệp, đất chưa có rừng chiếm 9%. Tiềm năng phát triển lâm nghiệp của tỉnh tương đối cao.

Đất rừng sản xuất là chủ yếu, chiếm 56,6% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất có rừng chiếm tỷ lệ lớn (9/10 diện tích đất rừng sản xuất), trong đó rừng tự nhiên chiếm tới 52,9% diện tích đất rừng sản xuất.

Đối với đất rừng đặc dụng và rừng phịng hộ, diện tích đất rừng tự nhiên cũng chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích đất có rừng, chiếm tỷ lệ lần lượt là 97,9% và 83,8% đất có rừng.

Như vậy diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn trong các loại rừng được quản lý theo mục đích sử dụng, diện tích rừng này rơi đa phần vào diện tích rừng sản xuất và rừng phịng hộ. Đối tượng rừng tự nhiên với ý nghĩa sinh thái, kinh tế quan trọng và tỷ lệ diện tích cao, là đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong quá trình bảo vệ cũng như xác định nguyên nhân suy giảm.

b. Phân bố diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo vùng địa lý trong tỉnh

Hình 4.1. Biểu đồ phân bố diện tích một số loại đất lâm nghiệp theo vùng

Hình 4.1 cho thấy tỷ lệ diện tích một số loại đất lâm nghiệp tại ba địa hình chính của Thanh Hóa: Ven biển, Đồng bằng và vùng Trung du,miền núi. Có thể nhận thấy do q trình đơ thị hóa, diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ rất thấp tại các vùng đồng bằng, ven biển. Diện

0,0% 20,0% 40,0% 60,0% 80,0% 100,0% Có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống 93,4% 98,1% 83,5% 87,6% 3,2% 0,7% 8,4% 7,5% 3,4% 1,2% 8,0% 4,9% Ven biển Đồng bằng Miền núi

tích đất lâm nghiệp các loại chủ yếu tập trung tại vùng trung du và miền núi của tỉnh- đặc biệt tập trung tại các huyện phía Tây, Tây Nam và Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Đây là những huyện giáp và có đường giao thông thuận lợi tới các tỉnh Ninh Bình, Sơn La, Hịa Bình và có đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Với hệ thống đường giao thông dày đặc, nếu tỉnh khơng có những biện pháp phù hợp, hiện tượng mất và suy thối rừng sẽ có thể xảy ra phổ biến do khai thác khơng kiểm sốt.

c. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa

Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng tỉnh Thanh Hóa năm 2014

Bản đồ tại hình 4.2 cũng cho thấy sự tập trung lớn diện tích rừng tại các huyện phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa. Diện tích rừng giàu thấp, chủ yếu diện tích rừng là rừng trồng và rừng non IIb, rừng tre nứa.

- Đất có rừng: Tổng diện tích có rừng toàn tỉnh đạt 572823,91 ha, chiếm 51,5% so với tổng diện tích tự nhiên

Trữ lượng gỗ toàn tỉnh năm 2011 đạt 29.167 triệu m3 gỗ, trữ lượng tre nứa đạt 880.470 triệu cây. Bình quân trữ lượng gỗ 8,5 m3/ người, so với toàn quốc là 9,9 m3/ người, đạt 86%. Sản lượng gỗ khai thác năm 2011 đạt 53 nghìn m3, chiếm 3,67% sản lượng gỗ khai thác toàn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung [19].

Mặc dù trong những năm qua an ninh rừng ổn định, số vụ cháy rừng hàng năm đã giảm, một số tụ điểm khai thác trái phép đã được giải quyết, rừng được bảo vệ và phát triển hơn trước, nhưng theo báo cáo của chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, an ninh rừng ở một số địa phương chưa có sự ổn định vững chắc, vẫn cịn tình trạng khai thác trái phép xảy ra, đặc biệt ở các khu vực giáp ranh giữa huyện Thường Xuân với huyện Quế Phong Nghệ An; khu vực các xã Yên Khương, Yên Thắng, Tam Văn của huyện Lang Chánh; khu vực giáp ranh huyện Lang Chánh với huyện Quan Sơn; tuyến vận chuyển lâm sản từ các xã Yên Nhân, Bát Mọt huyện Thường Xuân về Bái Thượng (Thọ Xuân) có lúc diễn biến rất phức tạp. Thống kê cho thấy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tính trong năm 2012, khai thác rừng trái phép xảy ra 102 vụ chiếm 10,1% trong tổng số vụ vi phạm.

- Rừng tự nhiên

Năm 2011, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 29.167 triệu m3 gỗ và 880,47 triệu cây tre nứa. Rừng tre nứa nếu không bị khai thác kiệt và đốt nương có khả năng phục hồi nhanh. Rừng tự nhiên phân bố không đều trên núi cao, tổ thành đa dạng, các lồi gỗ q hiếm cịn khơng nhiều, có nguy cơ bị diệt vong như Lim xanh, Pơ mu, Trầm hương…

Rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, như Keo tai tượng, Xoan, Bạch đàn, Luồng; trữ lượng bình quân đạt 60 – 120 m3/ha/chu kỳ kinh doanh. Diện tích rừng trồng mới 10369,51 ha, chưa có trữ lượng. Tính đến năm 2011, chất lượng rừng trồng đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt trên 85% so với mật độ thiết kế, tỷ lệ thành rừng hàng năm cao. Tuy nhiên tại một số nơi, rừng trồng phòng hộ phát triển kém do yếu kém trong khâu lựa chọn, bố trí lồi cây trồng, chăm sóc rừng chưa tốt. Tỉnh đã đưa một số loại cây trồng bổ sung: Luồng, Lát hoa, Lim xanh, Muồng, Trám Trắng, Dổi…, đặc biệt cây Lim xanh, Trám trắng có sinh trưởng tốt, đa tác dụng trong phòng hộ và kinh tế, được nhân dân tích cực ủng hộ, tham gia. Trữ lượng gỗ rừng trồng đạt 1.543 triệu m3 gỗ và 92.889 triệu cây tre nứa.

- Đất trống đồi trọc

Tồn tỉnh có diện tích đất trống là 53752,19 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên, giảm đáng kể so với năm 2000 là 24%.

Đất trống, đồi núi trọc phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi (88%), đất trống tại vùng đồng bằng và ven biển chiếm tỷ lệ thấp (lần lượt là 7% và 5%). Điều kiện đất trống rừng vùng bãi cát ven biển nghèo xấu chỉ phù hợp cho cây Phi lao, vùng sình lầy chua mặn phù hợp cây Vẹt. Đất trống đồi trọc xói mịn trơ sỏi đá nghèo dinh dưỡng tầng đất mỏng phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi các huyện đồng bằng, ven biển phù hợp trồng Thông nhựa, Keo lá tràm. Vùng miền núi trung du đất trống đồi núi trọc cịn tính chất đất rừng, tầng đất trung bình và dày trồng Luồng và các loài cây bản địa.

4.1.2. Diễn biến mất rừng và suy thoái rừng

4.1.2.1. Mất rừng

Hình 4.3. Diễn biến diện tích và độ che phủ của rừng

Hình 4.3 cho thấy độ che phủ rừng tăng từ 40,4% năm 2001 đến 51,5% năm 2014. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tăng theo từng năm, cùng với đó diện tích đất chưa có rừng giảm nhiều từ năm 2002 đến năm 2014. Từ năm 2006 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp thiếu ổn định.

Diện tích rừng nhìn chung tăng do kết quả của trung bình tăng do kết quả của một chuỗi các hoạt động phát triển rừng được tổng hợp trong bảng

Bảng 4.2 Kết quả phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1998 – 2010

Hạng mục Thực hiện

(ha)

1. Bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng 276,707

- Dự án 661 225,593

- Các Dự án khác 51,114

2. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 50,721

- Các Dự án khác 5,359 3. Khoanh ni có trồng bổ sung 5,197 - Dự án 661 4,116 - Các Dự án khác 1,081 4. Trồng mới rừng Phòng hộ, đặc dụng 34,992 - Dự án 661 25,981 - Các Dự án khác 9,011 5. Trồng mới rừng sản xuất 53,298

(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa 2011)

(Nguồn: kiểm kê hàng năm của chi cục kiểm lâm Thanh Hóa)

Hình 4.4. Diễn biến diện tích các loại rừng

Hình 4.4 cho thấy diện tích rừng tự nhiên tăng lên chủ yếu là rừng gỗ, rừng phục hồi. Diện tích rừng gỗ từ năm 2001 đến 2013 tăng lên xấp xỉ 50.000 ha, diện tích rừng phục hồi tăng mạnh từ 50.000 ha năm 2001 đến 90.000ha năm 2013. Diện tích rừng trung bình tăng nhẹ. Diện tích rừng giàu, nghèo khơng tăng, ổn định về diện tích.

Sự tăng lên của diện tích rừng phục hồi và rừng trung bình cũng được giải thích bằng số liệu tổng hợp tại bảng 4.2. Theo đó, bảng 4.2 cho thấy, diện tích rừng tự nhiên tăng ở trạng thái rừng phục hồi là do các diện tích rừng nghèo kiệt trước đây được đưa vào khoanh ni xúc tiến và làm giàu rừng 55,9 nghìn ha. Diện tích rừng trung bình tăng do kết quả của cơng tác khoán bảo vệ rừng; trong giai đoạn 1998 – 2010 đã có 276.707 ha rừng phịng hộ và đặc dụng được khốn bảo vệ.

Một phần lớn diện tích đất chưa có rừng giảm bao gồm các trạng thái IB, IC được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Mất rừng do Chuyển đổi trạng thái rừng

(Nguồn: Feasibility Assessment for Emissions Reductions from Land Use in Thanh Hoa province, 2014)

Hình 4.5. Bản đồ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng

Hình 4.4 cho thấy hiện tượng mất rừng xảy ra chủ yếu từ trước năm 2000.

(Nguồn: Kiểm kê rừng hàng năm của Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa)

Hình 4.6. Diện tích chuyển đổi các loại rừng theo chi cục KL Thanh Hóa

(Nguồn: Feasibility Assessment for Emissions Reductions from Land Use in Thanh Hoa province, 2014)

Hình 4.7. Diện tích chuyển đổi các loại rừng theo số liệu dự án VFD

Hình 4.6 và hình 4.7 cho thấy có sự chuyển đổi diện tích rừng qua các thời kỳ. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa số liệu diện tích rừng tự nhiên

-70,000 -60,000 -50,000 -40,000 -30,000 -20,000 -10,000 ,0 1990-1995 1995-2000 2000-2005 2005-2010 Chuyển đổi mục đích sử dụng

chuyển đổi của chi cục kiểm lâm Thanh Hóa và số liệu diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi đánh giá phục vụ giảm phát thải của dự án VFD. Hình 4.9 cho thấy diện tích rừng chuyển đổi chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp và đất trống, chiếm trên 90% diện tích đất rừng chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích chuyển đổi rừng tự nhiên tương đối ổn định theo từng giai đoạn. Số liệu diện tích chuyển đổi rừng tự nhiên này lớn hơn nhiều so với số liệu do chi cục kiểm lâm Thanh Hóa cơng bố được thấy trong hình 4.6. Có sự chênh lệch lớn này chủ yếu do diện tích rừng tự nhiên do dự án VFD công bố bao gồm nhiều diện tích rừng và đất rừng IA, IB, IC cịn giá trị sinh thái, môi trường, nằm ở vùng trọng điểm về chức năng phòng hộ đã bị chuyển đổi. Việc chuyển đổi những diện tích này sang các mục đích sử dụng khác cũng gây những tác động khơng nhỏ, và có thể xếp vào hiện tượng mất rừng.

4.1.2.2. Suy thoái rừng

Bảng 4.3. Diễn biến suy thoái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh Suy thối rừng tự nhiên lá rộng thường xanh Diện tích (ha) 1990-1995 1995-2000 2000-2005 2005-2010 Tổng Rừng giàu sang trung bình 5346 428 2041 1302 9117 Rừng giàu sang rừng nghèo 828 640 458 679 2605 Rừng trung bình sang rừng nghèo 8432 5616 5646 2803 22497 Tỷ lệ hàng năm 2921 1337 1629 957 1711

Bảng 4.3 cho thấy vẫn có hiện tượng suy giảm chất lượng rừng. Tập trung ở q trình suy thối rừng trung bình sang rừng nghèo, suy thối 22.497 ha trong 20 năm. Tỷ lệ suy thối hàng năm có biến động Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, hiện tượng suy thối rừng có xu hướng giảm dần.

Bảng 4.4. Diễn biến phục hồi rừng

Phục hồi rừng Diện tích (ha) 1990- 1995 1995- 2000 2000- 2005 2005- 2010 Tổng Đất trống và nương rẫy thành rừng tự nhiên 55079 62121 72587 27692 217479 Đất trống và nương rẫy thành rừng trồng 12790 43575 50492 19324 126181 Tỷ lệ hàng năm 13574 21139 24616 9403 17183

(Nguồn: Feasibility Assessment for Emissions Reductions from Land Use in Thanh Hoa province, 2014)

Bảng 4.4 cho thấy diện tích rừng được phục hồi đang được mở rộng. Sử dụng các biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, trồng bổ sung… phục hồi thành rừng tự nhiên được chú trọng. Diện tích đất trống và nương rẫy phục hồi thành rừng trồng tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn thành rừng tự nhiên nhưng cũng là diện tích khơng nhỏ.

Các huyện thực hiện đánh giá hiện trường bao gồm Mường Lát, Lang Chánh, Như Xuân, là các huyện có vị trí địa lý trải đều trên toàn vùng trung du và miền núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, là những vùng trọng điểm mất rừng và suy thối rừng diễn ra. Hình 4.8 thể hiện vị trí các khu vực thực hiện đánh giá hiện trường.

Hình 4.8. Khu vực thực hiện đánh giá hiện trường 4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng

Hội thảo tham vấn tại Tỉnh Thanh Hóa đã xác định các nhóm nguyên nhân trực tiếp chính dẫn đến mất rừng tại Thanh Hóa. Các nguyên nhân này tập trung vào rừng tự nhiên nhiều hơn là rừng trồng.

a/ Nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp

i. Chuyển rừng tự nhiên sang trồng Cao su;

ii. Chuyển rừng tự nhiên sang sản xuất cây nông nghiệp (nương rẫy); iii. Chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng thuần loài cây mọc nhanh; iv. Khai thác khoáng sản;

v. Xây dựng các cơng trình thủy điện, thủy lợi;

vi. Xây dựng hạ tầng cơ sở (Đường giao thông, đường điện, đường tuần tra biên giới…), mở rộng đô thị, phục vụ du lịch (sân Golf, du lịch sinh thái thiếu kiểm sốt)…;

vii. Di dân tái định cư;

b/ Nhóm ngun nhân trực tiếp do khai thác gỗ hợp pháp nhưng lạm dụng, không bền vững và khai thác trái phép

c/ Cháy do hoạt động vô thức của con người: Đối với rừng tự nhiên hầu như khơng cịn nữa. Đối với rừng trồng vẫn còn xảy ra nhưng ở mức độ thấp. d/ Do chiến tranh: Không cịn nữa

Thơng qua kết quả hội thảo tham vấn, kiểm nghiệm bằng phỏng vấn hiện trường, đề tài đã xác định được một số nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng đang tồn tại trong quá khứ và hiện tại, tiềm ẩn nguy cơ trong tương lai. Và đặc biệt, những nguyên nhân này mang tính chất đặc trưng vùng lãnh thổ cho tỉnh Thanh Hóa.

4.2.1. Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng Cao su, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp lâm nghiệp

Những lợi ích kinh tế do các loại cây cao su, cây công nghiệp, lâm nghiệp đem lại là yếu tố đưa đến hiện tượng chuyển đổi rừng tự nhiên tràn lan mà không quan tâm đến những giá trị về môi trường. Kết quả phỏng vấn cho thấy, đối tượng được chuyển đổi chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt. Mặc dù trên thực tế khảo sát, nhiều diện tích được xếp loại rừng “nghèo kiệt” vẫn mang lại giá trị sinh thái nhất định.Trải qua nhiều mốc thời gian, hiện tượng này vẫn khơng có xu hướng chấm dứt hay giảm nhẹ. Nổi bật qua cuộc khảo sát tại 3 huyện, có những hiện tượng chuyển đổi được thống kê qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tổng hợp mất rừng do chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây Cao su, cây công nghiệp, lâm nghiệp

STT Địa điểm Thời gian Diện tích chuyển đổi Loại cây được chuyển đổi

1 Huyện Lang Chánh Từ 2010- nay 250 ha Cao su Từ 2005 Khơng có số liệu Keo

2 Xã Trí Nang, huyện Lang Chánh

Trước năm

2000- nay 75 ha Mía

Năm 2007 765 ha, diện tích biến

đổi hàng năm Keo, Luồng

3 Huyện Mường Lát Năm 2005 12 ha Xoan, lát

Năm 1999 5 ha Cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 46)