Thiếu kinh phí bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 82 - 83)

Việc thực hiện chủ yếu theo Thông tư liên tịch Số 80/ 2013/ TTLT-BTC- BNN ban hành ngày 14/06/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

Các nguồn kinh phí bảo vệ và phát triển rừng:

- Kinh phí khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên: 200.000 đồng/ha/năm.

- Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng: trong 3 huyện khảo sát, chỉ có huyện Mường Lát đã bước đầu thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đến người dân. Thủy điện Bá Thước chi trả cho các hộ gia đình, các thủy điện Trung Sơn, Quan Hóa đang rà soát thực hiện. Tuy nhiên việc chi trả chậm và mức chi trả thấp.

- Các chương trình, dự án khác:

+ Chương trình 147: hỗ trợ 4-4,5 triệu/ha trồng rừng. + Chương trình 327, 661.

+ Các dự án đầu tư vào rừng phòng hộ khác: các dự án bảo tồn các loài gỗ lớn, quý hiếm (RPH Bến En), Dự án phục hồi và quản lý RPH -JICA2 (2014- 2018) (vốn đầu tư 3,2 tỷ - RPH Sông Chàng), Dự án bảo về và phát triển rừng bền vững (2013 - 2017) (vốn đầu tư 3 tỷ-RPH Sông Chàng), Chương trình trồng mới 1000ha rừng do Đồn biên phòng Trung Lý phụ trách…

So sánh với thu nhập từ lâm sản tại 3 huyện khảo sát:

- Huyện Mường Lát, đặc biệt tại Xã Trung Lý, xã Quang Chiểu: thu nhập từ khai thác nứa, vầu có thể đạt 500.000 đồng/hộ/tháng.

- Giá gỗ Keo trong tỉnh Thanh Hóa khoảng 900.000 đồng / tấn, Luồng 15.000 đồng / 1 cây kích thước 5×10m.

- Keo từ 6 năm trở lên có thể khai thác, mang tới thu nhập 20-25 triệu/ha. - Khai thác măng, dược liệu cao nhất có thể đạt thu nhập 200.000/ tháng. Như vậy, mặc dù nhiều dự án, chương trình nhưng nguồn kinh phí hướng đến đối tượng các hộ gia đình và cộng đồng chưa đa dạng, chưa có hướng đi bền vững cho những nguồn kinh phí này thông qua xây dựng sinh kế cho người dân. Cơ chế quản lý và giao vốn đến cộng đồng sau khi các chương trình dự án kết thúc không rõ ràng. Mức kinh phí bảo vệ rừng thấp, chưa đủ sức thuyết phục so với lợi ích kinh tế mang lại từ các nguồn lâm sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 82 - 83)