Diễn biến mất rừng và suy thoái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 51)

4.1.2.1. Mất rừng

Hình 4.3. Diễn biến diện tích và độ che phủ của rừng

Hình 4.3 cho thấy độ che phủ rừng tăng từ 40,4% năm 2001 đến 51,5% năm 2014. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tăng theo từng năm, cùng với đó diện tích đất chưa có rừng giảm nhiều từ năm 2002 đến năm 2014. Từ năm 2006 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp thiếu ổn định.

Diện tích rừng nhìn chung tăng do kết quả của trung bình tăng do kết quả của một chuỗi các hoạt động phát triển rừng được tổng hợp trong bảng

Bảng 4.2 Kết quả phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1998 – 2010

Hạng mục Thực hiện

(ha)

1. Bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng 276,707

- Dự án 661 225,593

- Các Dự án khác 51,114

2. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 50,721

- Các Dự án khác 5,359

3. Khoanh nuôi có trồng bổ sung 5,197

- Dự án 661 4,116 - Các Dự án khác 1,081 4. Trồng mới rừng Phòng hộ, đặc dụng 34,992 - Dự án 661 25,981 - Các Dự án khác 9,011 5. Trồng mới rừng sản xuất 53,298

(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa 2011)

(Nguồn: kiểm kê hàng năm của chi cục kiểm lâm Thanh Hóa)

Hình 4.4. Diễn biến diện tích các loại rừng

Hình 4.4 cho thấy diện tích rừng tự nhiên tăng lên chủ yếu là rừng gỗ, rừng phục hồi. Diện tích rừng gỗ từ năm 2001 đến 2013 tăng lên xấp xỉ 50.000 ha, diện tích rừng phục hồi tăng mạnh từ 50.000 ha năm 2001 đến 90.000ha năm 2013. Diện tích rừng trung bình tăng nhẹ. Diện tích rừng giàu, nghèo không tăng, ổn định về diện tích.

Sự tăng lên của diện tích rừng phục hồi và rừng trung bình cũng được giải thích bằng số liệu tổng hợp tại bảng 4.2. Theo đó, bảng 4.2 cho thấy, diện tích rừng tự nhiên tăng ở trạng thái rừng phục hồi là do các diện tích rừng nghèo kiệt trước đây được đưa vào khoanh nuôi xúc tiến và làm giàu rừng 55,9 nghìn ha. Diện tích rừng trung bình tăng do kết quả của công tác khoán bảo vệ rừng; trong giai đoạn 1998 – 2010 đã có 276.707 ha rừng phòng hộ và đặc dụng được khoán bảo vệ.

Một phần lớn diện tích đất chưa có rừng giảm bao gồm các trạng thái IB, IC được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Mất rừng do Chuyển đổi trạng thái rừng

(Nguồn: Feasibility Assessment for Emissions Reductions from Land Use in Thanh Hoa province, 2014)

Hình 4.5. Bản đồ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng

Hình 4.4 cho thấy hiện tượng mất rừng xảy ra chủ yếu từ trước năm 2000.

(Nguồn: Kiểm kê rừng hàng năm của Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa)

Hình 4.6. Diện tích chuyển đổi các loại rừng theo chi cục KL Thanh Hóa

(Nguồn: Feasibility Assessment for Emissions Reductions from Land Use in Thanh Hoa province, 2014)

Hình 4.7. Diện tích chuyển đổi các loại rừng theo số liệu dự án VFD

Hình 4.6 và hình 4.7 cho thấy có sự chuyển đổi diện tích rừng qua các thời kỳ. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa số liệu diện tích rừng tự nhiên

-70,000 -60,000 -50,000 -40,000 -30,000 -20,000 -10,000 ,0 1990-1995 1995-2000 2000-2005 2005-2010 Chuyển đổi mục đích sử dụng

chuyển đổi của chi cục kiểm lâm Thanh Hóa và số liệu diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi đánh giá phục vụ giảm phát thải của dự án VFD. Hình 4.9 cho thấy diện tích rừng chuyển đổi chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp và đất trống, chiếm trên 90% diện tích đất rừng chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích chuyển đổi rừng tự nhiên tương đối ổn định theo từng giai đoạn. Số liệu diện tích chuyển đổi rừng tự nhiên này lớn hơn nhiều so với số liệu do chi cục kiểm lâm Thanh Hóa công bố được thấy trong hình 4.6. Có sự chênh lệch lớn này chủ yếu do diện tích rừng tự nhiên do dự án VFD công bố bao gồm nhiều diện tích rừng và đất rừng IA, IB, IC còn giá trị sinh thái, môi trường, nằm ở vùng trọng điểm về chức năng phòng hộ đã bị chuyển đổi. Việc chuyển đổi những diện tích này sang các mục đích sử dụng khác cũng gây những tác động không nhỏ, và có thể xếp vào hiện tượng mất rừng.

4.1.2.2. Suy thoái rừng

Bảng 4.3. Diễn biến suy thoái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh Suy thoái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh Diện tích (ha) 1990-1995 1995-2000 2000-2005 2005-2010 Tổng Rừng giàu sang trung bình 5346 428 2041 1302 9117 Rừng giàu sang rừng nghèo 828 640 458 679 2605 Rừng trung bình sang rừng nghèo 8432 5616 5646 2803 22497 Tỷ lệ hàng năm 2921 1337 1629 957 1711

Bảng 4.3 cho thấy vẫn có hiện tượng suy giảm chất lượng rừng. Tập trung ở quá trình suy thoái rừng trung bình sang rừng nghèo, suy thoái 22.497 ha trong 20 năm. Tỷ lệ suy thoái hàng năm có biến động Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, hiện tượng suy thoái rừng có xu hướng giảm dần.

Bảng 4.4. Diễn biến phục hồi rừng

Phục hồi rừng Diện tích (ha) 1990- 1995 1995- 2000 2000- 2005 2005- 2010 Tổng Đất trống và nương rẫy thành rừng tự nhiên 55079 62121 72587 27692 217479 Đất trống và nương rẫy thành rừng trồng 12790 43575 50492 19324 126181 Tỷ lệ hàng năm 13574 21139 24616 9403 17183

(Nguồn: Feasibility Assessment for Emissions Reductions from Land Use in Thanh Hoa province, 2014)

Bảng 4.4 cho thấy diện tích rừng được phục hồi đang được mở rộng. Sử dụng các biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, trồng bổ sung… phục hồi thành rừng tự nhiên được chú trọng. Diện tích đất trống và nương rẫy phục hồi thành rừng trồng tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn thành rừng tự nhiên nhưng cũng là diện tích không nhỏ.

Các huyện thực hiện đánh giá hiện trường bao gồm Mường Lát, Lang Chánh, Như Xuân, là các huyện có vị trí địa lý trải đều trên toàn vùng trung du và miền núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, là những vùng trọng điểm mất rừng và suy thoái rừng diễn ra. Hình 4.8 thể hiện vị trí các khu vực thực hiện đánh giá hiện trường.

Hình 4.8. Khu vực thực hiện đánh giá hiện trường 4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng

Hội thảo tham vấn tại Tỉnh Thanh Hóa đã xác định các nhóm nguyên nhân trực tiếp chính dẫn đến mất rừng tại Thanh Hóa. Các nguyên nhân này tập trung vào rừng tự nhiên nhiều hơn là rừng trồng.

a/ Nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp

i. Chuyển rừng tự nhiên sang trồng Cao su;

ii. Chuyển rừng tự nhiên sang sản xuất cây nông nghiệp (nương rẫy); iii. Chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng thuần loài cây mọc nhanh; iv. Khai thác khoáng sản;

v. Xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi;

vi. Xây dựng hạ tầng cơ sở (Đường giao thông, đường điện, đường tuần tra biên giới…), mở rộng đô thị, phục vụ du lịch (sân Golf, du lịch sinh thái thiếu kiểm soát)…;

vii. Di dân tái định cư;

b/ Nhóm nguyên nhân trực tiếp do khai thác gỗ hợp pháp nhưng lạm dụng, không bền vững và khai thác trái phép

c/ Cháy do hoạt động vô thức của con người: Đối với rừng tự nhiên hầu như không còn nữa. Đối với rừng trồng vẫn còn xảy ra nhưng ở mức độ thấp. d/ Do chiến tranh: Không còn nữa

Thông qua kết quả hội thảo tham vấn, kiểm nghiệm bằng phỏng vấn hiện trường, đề tài đã xác định được một số nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng đang tồn tại trong quá khứ và hiện tại, tiềm ẩn nguy cơ trong tương lai. Và đặc biệt, những nguyên nhân này mang tính chất đặc trưng vùng lãnh thổ cho tỉnh Thanh Hóa.

4.2.1. Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng Cao su, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp lâm nghiệp

Những lợi ích kinh tế do các loại cây cao su, cây công nghiệp, lâm nghiệp đem lại là yếu tố đưa đến hiện tượng chuyển đổi rừng tự nhiên tràn lan mà không quan tâm đến những giá trị về môi trường. Kết quả phỏng vấn cho thấy, đối tượng được chuyển đổi chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt. Mặc dù trên thực tế khảo sát, nhiều diện tích được xếp loại rừng “nghèo kiệt” vẫn mang lại giá trị sinh thái nhất định.Trải qua nhiều mốc thời gian, hiện tượng này vẫn không có xu hướng chấm dứt hay giảm nhẹ. Nổi bật qua cuộc khảo sát tại 3 huyện, có những hiện tượng chuyển đổi được thống kê qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tổng hợp mất rừng do chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây Cao su, cây công nghiệp, lâm nghiệp

STT Địa điểm Thời gian Diện tích chuyển đổi Loại cây được chuyển đổi

1 Huyện Lang Chánh Từ 2010- nay 250 ha Cao su Từ 2005 Không có số liệu Keo

2 Xã Trí Nang, huyện Lang Chánh

Trước năm

2000- nay 75 ha Mía

Năm 2007 765 ha, diện tích biến

đổi hàng năm Keo, Luồng

3 Huyện Mường Lát Năm 2005 12 ha Xoan, lát

Năm 1999 5 ha Cao su

4 Xã Trung Lý, huyện

Mường Lát Năm 2012 Không có số liệu Lát, xoan

5 Xã Tén Tằn, huyện

Mường Lát Năm 2012

Trồng lát, xoan:

Thôn Chiêng Cồng: 342,02 ha trồng xoan

Thôn Chiên Pục:> 300ha trồng xoan.

6 Huyện Như Xuân Năm 2010-2014 920ha Cao su

7

Xã Xuân Hòa, Thanh Hòa, Xuân Quỳ, huyện

Như Xuân.

1600ha Cao su

8

Rải rác tại các xã Tân Bình, Bình Thượng, Thượng Ninh, Yên Lễ,

huyện Như Xuân.

400ha

Cây lâm nghiệp theo Dự

Bảng 4.6. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do chuyển sang trồng Cao su

Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 - 2010 2010 – 2013 (%) Không (%) (%) Không (%) (%) Không (%) Cấp huyện 60 40 80 20 100 0 Các CTy LN, Ban QL rừng 0 100 0 100 0 100 Cấp xã 4,5 95,5 13,6 86,4 33,3 66,7 Cấp thôn và hộ gia đình 0 100 28,5 71,5 56,7 43,3 Trung bình 16,1 83,9 30,5 69,5 47,5 52,5

Bảng 4.7. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do chuyển sang trồng cây lâm nghiệp

Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 - 2010 2010 – 2013 (%) Không (%) (%) Không (%) (%) Không (%) Cấp huyện 60 40 100 0 80 20 Các CTy LN, Ban QL rừng 0 100 0 100 0 100 Cấp xã 19 81 40 60 50 50 Cấp thôn và hộ gia đình 4 96 45 55 58 42 Trung bình 20,8 79,3 46,3 53,8 47,0 53,0

Các bảng 4.6, 4.7 cho thấy hầu hết các đối tượng phỏng vấn đều khẳng định sự ảnh hưởng của nguyên nhân chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây Cao su và cây lâm nghiệp mọc nhanh đối với diện tích rừng.

Nguyên nhân này là nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng với số lượng lớn, xảy ra nhiều nhất và rộng nhất trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, xu hướng gây mất rừng của yếu tố này mang chiều hướng tương đối ổn định qua các mốc thời gian khác nhau. Và yếu tố này còn có chiều hướng gia tăng khi nhiều chủ trương chưa dừng lại của nhà nước hướng tới sự quy hoạch và chuyển đổi từ diện tích rừng tự nhiên xếp vào loại nghèo kiệt sang trồng Cao su và cây lâm nghiệp mọc nhanh vẫn đã và đang được ban hành và thực hiện: - Năm 2006, việc thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng đã khiến diện tích đất lâm nghiệp tỉnh giảm 82.801 ha, từ 711.901 ha còn 629.100 ha (Hình 4.3). Phần lớn diện tích này trước đây được quy hoạch là đất rừng phòng hộ nằm ở khu vực ít xung yếu, với các trạng thái chủ yếu được gọi là rừng nghèo kiệt. Sau khi rà soát, các diện tích này được phép chuyển đổi sang đất nông nghiệp, hoặc trồng rừng và Cao su. Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí rừng nghèo kiệt được phép chuyển đổi được quy định chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều diện tích có khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên đã bị chuyển đổi sang trạng thái khác và mất hoàn toàn khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên.

- Trong giai đoạn này 2007 – 2009, có sự ra đời hàng loạt các Thông tư, văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành nhằm chuyển đổi đất rừng nghèo kiệt, chủ yếu sang trồng Cao su. Các văn bản này đều hướng đến đạt được diện tích đã quy hoach phát triển Cao su năm 2006 mà không thực sự quan tâm đến bảo vệ các tiềm năng sinh học của rừng, cũng như các tác động về môi trường và đa dạng sinh học từ việc chuyển đổi này. Các văn bản giai đoạn này bao gồm: (1) Chỉ thị 1339/CT-BNN ngày 7/5/2007 về việc phát triển cây Cao su; (2) Thông tư 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 Hướng dẫn chuyển rừng sang trồng Cao su; (3) Thông tư 07/2008/TT-BNN ngày 25/01/2008 Sửa đổi bổ sung thông tư 76; (4) Thông tư 39/2008/TT-

BNN ngày 03/03/2008 Sửa đổi bổ sung thông tư 76 và 07; (5) Công văn 486/BNN-PTNT ngày 04/03/2008 Khai thác tận dụng gỗ khi chuyển đổi. rừng nghèo kiệt sang trồng Cao su; (6) Quyết định 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/9/2008 Công bố cây Cao su là cây đa mục đích; (7) Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp; (8) Thông tư 10/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN; (9) Thông tư 58/2009/TT- BNN ngày 9/9/2009 hướng dẫn việc trồng Cao su trên đất lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang Cao su, cây lâm nghiệp mọc nhanh cũng được xác định trong nhiều văn bản của tỉnh Thanh Hóa và các cấp quản lý hành chính dưới tỉnh:

- Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 về việc phê duyệt danh mục các loài cây gỗ được sử dụng trong trồng rừng sản xuất và phòng hộ và các tiêu chí của rừng sản xuất tự nhiên nghèo kiệt có thể được chuyển đổi sang loại hình sử dụng đất khác trong tỉnh. Sau khi thực hiện, một số khu vực rừng nghèo kiệt đã được phân bổ cho trồng cây cao su, nhưng sau khi trồng cây đã phát triển kém do điều kiện không thích hợp, vì vậy các khu vực này đã được thay thế để trồng một số loài cây phát triển nhanh như Keo và Xoan.

- Quyết định số 3669/2008/QĐ-UBND, ngày 17/11/2008 do UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, trong đó có kế hoạch "Trồng mới và chuyển đổi rừng nghèo kiệt, tự nhiên với các loại đất sử dụng hiệu quả cao hơn 2008 - 2015" nhấn mạnh mục tiêu của chuyển đổi 37.771 ha rừng tự nhiên bị suy thoái. Nội dung đáng chú ý được tổng hợp trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kế hoạch trồng rừng mới và cải tạo rừng sản xuất giai đoạn 2008 – 2015 tỉnh Thanh Hóa TT Huyện Cải tạo rừng TN nghèo kiệt (ha) Cải tạo rừng trồng

(ha) Trồng mới (ha)

Rừng cây gỗ kém chất lượng Rừng Luồng kém phát triển Trên đất trống Ia, Ib, Ic Trên đất nương rẫy 1 Mường Lát 4.513,63 5.624,40 9.971,57 2 Quan Sơn 4.138,19 6,50 320,80 3.294,93 2.148,72 3 Quan Hóa 1.836,40 3.567,95 2.666,62 3.122,01 4 Bá Thước 1.074,27 36,10 1.228,13 115,83 1.120,29 5 Lang Chánh 3.483,58 - 5.268,06 3.123,09 1.161,91 6 Ngọc Lặc 685,35 - 3.301,93 806,62 1.356,57 7 Cẩm Thủy 239,67 294,25 58,31 602,84 1.176,20 8 Thạch Thành 588,28 24,80 77,43 3.898,11 - 9 Thường Xuân 10.287,85 149,40 140,30 8.633,82 223,07 10 Như Xuân 3.801,57 44,29 - 4.468,16 1.258,23 11 Như Thanh 6.218,94 212,30 88,00 3.443,23 1.740,35 12 Thọ Xuân - - 32,80 772,90 - 13 Yên Định - - - 54,46 - 14 Vĩnh Lộc - - - 636,04 - 15 Tĩnh Gia 552,42 261,90 - 2.086,04 - 16 Hà Trung 162,90 - - 1.108,21 320,00 17 Nông Cống - - - 175,01 - 18 Triệu Sơn 188,60 45,70 - 780,08 - 19 Bỉm Sơn - 154,33 - 443,74 - 20 Đông Sơn - - - 10,11 - 21 Thiệu Hóa - - - 10,01 - 22 Hoằng Hóa - - - 82,33 - 23 Quảng Xương - - - 12,30 - 24 Nga Sơn - - - 21,13 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 51)