Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng
4.2.2. Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây nông nghiệp
Kết quả phỏng vấn cho thấy việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp (phá rừng làm nương rẫy) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất rừng trong giai đoạn trước năm 2005. Những năm gần đây tuy các vụ phá rừng làm nương rẫy có quy mô nhỏ hơn nhưng vẫn diễn ra tại nhiều thôn, xã. Nguyên nhân sâu xa chủ yếu là các yếu tố:
- Tập quán canh tác lạc hậu của một bộ phận đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt ở cộng đồng người dân tộc H’Mơng.
đất đai cịn nhiều bất cập, cùng với áp lực do gia tăng dân số tự nhiên cao và hiện tượng di dân.
Thông tin khảo sát cho thấy đất canh tác nơng nghiệp trung bình một hộ từ 200 m2 – 1000 m2; đất trồng rừng trung bình 0.3 ha đến 0.8 ha/hộ. Với hiện trạng sử dụng đất này, gần 100% hộ dân được phỏng vấn cho biết thiếu đất canh tác, phân chia đất đai không đáp ứng nhu cầu sinh kế của người dân (đặc biệt là bộ phận người dân sống gần rừng) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang nương rẫy. Ngoài ra, việc giao khốn đất rừng khơng chặt chẽ khiến nhiều hộ dân chuyển đổi đất rừng không theo cam kết ban đầu: sử dụng đất với mục đích lâm nghiệp.
Có thể thấy rõ hiện tượng này ở một số cộng đồng người dân tộc trong khu vực nghiên cứu:
- Trước 2005: 30 ha rừng tự nhiên tại các bản Hắc, En, Năng Cát (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) bị chuyển sang trồng Sắn, hoa màu.
- Tại vùng dọc sơng Mã, có sự hình thành các vùng đất cát bạc màu, nguyên nhân chủ yếu do tập quán du canh của đồng bào, sau canh tác bạc màu, người dân lấn chiếm đất rừng khu bảo tồn Pù Hu (xã Trung Lý, huyện Mường Lát) nhằm lấy đất canh tác. Hậu quả để lại là vừa làm giảm sút diện tích rừng, đặc biệt ở những khu rừng nhiều gỗ quý, vừa giảm chất lượng rừng.
- Trước 2010, đã có diện tích chuyển đổi rừng tự nhiên sang đất nương rẫy trồng Sắn, Ngơ: do q trình di cư của người H’Mơng và một số ít người Thái, Khơ Mú từ các tỉnh phía Bắc về Thanh Hóa, khi bắt đầu, họ cần đất để canh tác, dựng thôn ấp, xây nhà cửa, hiện tượng phá rừng làm nương rẫy từ đó diễn ra phổ biến. Cùng với những lỏng lẻo trong giao khoán đất rừng, các hộ dân thực hiện sai cam kết sử dụng đất với mục đích lâm nghiệp. Khảo sát tại bản Khằm 2 (xã Trung Lý, huyện Mường Lát) cho thấy giai đoạn những năm sau 1991, do bản mới thành lập,
người dân chuyển đến nên phát rừng phòng hộ làm nương sắn ngơ với diện tích lớn, khơng thể thống kê.
- Tại xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, sau năm 2010 đã có 30ha rừng tự nhiên chuyển sang trồng Sắn. Điểm nóng tại thơn Đồn Kết do diện tích canh tác hạn chế, dân số ngày càng tăng cao. Gần đây tại thơn Đồn Kết có 4-5 hộ phát rừng làm nương rẫy với diện tích lớn.
- Huyện Như Xuân: Trước 2010 đã chuyển đất rừng tự nhiên sang trồng Mía (khơng có số liệu).
Bảng 4.9.Tổng hợp thơng tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do chuyển sang canh tác nương rẫy
Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 – 2010 2010 – 2013 Có (%) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Có (%) Không (%) Cấp huyện, 26,7 73,3 26,7 73,3 26,7 73,3 Các CTy LN, Ban QL rừng 0 100 0 100 0 100 Cấp xã 33,3 66,7 25 75 20 80 Cấp thơn và hộ gia đình 87,3 12,7 89 11 54 46 Trung bình 36,8 63,2 35,2 64,8 25,2 74,8
Bảng 4.9 cho thấy, ngược với ý kiến của đối tượng phỏng vấn là các công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng, phần lớn các đối tượng được phỏng vấn khác ở các cấp, đặc biệt ở cấp xã và thôn, cho biết chuyển đổi đất rừng sang canh tác nương rẫy là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thối rừng, và tình trạng này đã và đang tiếp tục diễn ra.