Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng
4.2.3. Chuyển đổi đất rừng sang xây dựng thủy điện và cơ sở hạ tầng
Nguyên nhân chuyển đổi đất rừng sang xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực nghiên cứu chủ yếu tồn tại các hình thức chuyển đổi sang: đường giao
thông, nhà máy thủy điện, đường lưới điện và khu tái định cư cho người dân.
Để bắt kịp nhu cầu tăng trưởng kinh tế, giảm áp lực lên các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam ln chú trọng đến giải pháp phát triển thủy điện. Tuy nhiên việc phát triển hệ thống các nhà máy thủy điện lại là nguyên nhân dẫn đến sự mất đi các diện tích lớn rừng (do ngập từ lịng hồ thủy điện và xây dựng khu tái định cư cho người dân vùng lòng hồ chứa), tác động xấu tới môi trường và cả sinh kế của người dân. Qua tổng hợp thông tin thu thập, nhận thấy nhiều khu vực là điểm nóng trong mất rừng do xây dựng thủy điện, hồ chứa:
- Thủy điện Trung Sơn khi hồn thành sẽ có diện tích hồ chứa 13.175km2 sẽ làm ngập khoảng 2.000ha rừng thuộc huyện Quan Hóa, hai xã Mường Lý và Trung Lý huyện Mường Lát.
- Thủy điện Trí Nang tại thơn En (xây dựng giai đoạn 2010-2014), xã Trí Nang huyện Lang Chánh: tác động đến rừng tự nhiên ít, diện tích khoảng 2ha, có ảnh hưởng đến diện tích rừng trồng của người dân. Nhưng tác động tiêu cực đến môi trường là đáng kể.
- Đập thủy điện Bản Mường, Nghệ An đang xây dựng từ năm 2010, diện tích rừng tự nhiên của Ban quản lý RPH Sơng Chàng (Như Xuân) bị ảnh hưởng là 700 ha.
- Ngồi ra cịn một số cơng trình thủy điện nhỏ: Thủy điện nhỏ Tam Trung tại xã Tén Tằn, thủy điện nhỏ tại thị trấn Pom Puông (huyện Mường Lát) cũng gây mất rừng nhỏ lẻ, diện tích khơng đáng kể do xây dựng khu tái định cư cho các hộ gia đình và chuyển sang diện tích ngập nước.
Bảng 4.10. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thối rừng do xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện
Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 – 2010 2010 - 2013 Có (%) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Cấp huyện 0 100 0 100 0 100 Các CTy LN, Ban QL rừng 0 100 0 100 0 100 Cấp xã 9,5 90,5 66,7 33,3 60,9 39,1 Cấp thơn và hộ gia đình 0 100 35,5 64,5 56,5 43,5 Trung bình 2,4 97,6 25,6 74,5 29,4 70,7
Bảng 4.10 cho thấy có nhiều ý kiến, đặc biệt ở cấp xã và các hộ gia đình cho rằng khoảng thời gian từ 2005 đến nay, việc xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện có ảnh hưởng đến diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu. Kết hợp với thực tế khảo sát thực địa, đề tài xác định đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất rừng đang tồn tại ở địa phương. Cùng với sự phát triển của kinh tế, qua các mốc thời gian, sự ảnh hưởng này có chiều hướng tăng và rõ ràng hơn.
Mặc dù những chuyển đổi, xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng là cần thiết và có tác dụng tích cực với cuộc sống của người dân nhưng nó cũng đã và đang làm mất đi nhiều diện tích rừng. Nổi bật trong số đó là tại các địa phương:
- Lang Chánh: Đã có diện tích rừng tự nhiên bị mất do đường tuần tra biên giới (7 km) gây mất mát khoảng 5-10 ha rừng.
- Trước 2005, xây dựng lưới điện tại các thơn thuộc xã Trí Nang, huyện Lang Chánh: Năng Cát (8 km), En(6 km), Hắc (10 km). Với tổng diện tích 24
ha, lưới điện có lấn vào diện tích đất rừng.
- Xã Yên Khương, huyện Lang Chánh: 7 km đường tuần tra tại bản Mè, lấn vào đất 02 đã giao cho các hộ gia đình, và các hộ dân đã được đền bù.
- Huyện Như Xuân: mất rừng do làm làng thanh niên tại xã Xuân hòa, huyện Như Xuân; Trung tâm trại giam Thanh Lâm, Xuân Hòa; Đường tây Thanh Hóa
- Xã Tén Tằn, huyện Mường Lát: Đường vành đai biên giới theo đường rông làm mất nhiều rừng, đặc biệt tại thôn Quang Chiểu, Mường Tranh. Xây dựng khu dân cư năm 1971: làm mất 23,22 ha rừng tại thôn Chiêng Cồng.
- Bản Pù Quăn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát: Có diện tích nhỏ lẻ rừng tự nhiên bị mất do làm đường giao thông liên xã từ năm 2010.
- Thôn Ma Hác, huyện Mường Lát: Năm 2014, làm đường liên thơn với tổng diện tích 6 ha bị mất rừng. Tuy nhiên chưa đánh giá được chính xác diện tích bị mất.
- Rừng phịng hộ Mường Lát: giai đoạn 2013 đến nay, mất 2 ha rừng tự nhiên chuyển đổi sang làm đường giao thông và 3 ha xây dựng trung tâm dạy nghề, sân bay, bãi rác.
Bảng 4.11. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do xây dựng cơ sở hạ tầng, đơ thị hóa
Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 - 2010 2010 - 2013 Có (%) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Cấp huyện 53,3 46,7 66,7 33,3 66,7 33,3 Các CTy LN, Ban QL rừng 0 100 0 100 0 100 Cấp xã 36,8 63,2 44,3 55,7 16,7 83,3 Cấp thơn và hộ gia đình 16,5 83,5 45 55 56 44 Trung bình 26,7 73,4 39,0 61,0 34,9 65,2
Qua khảo sát, phần lớn đối tượng được phỏng vấn cho rằng việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ngoài thủy điện gây mất rừng với diện tích nhỏ lẻ nhưng vẫn diễn ra phổ biến do nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Bảng 4.11 cho thấy từ 26,7% đến 39% ý kiến xác nhận nguyên nhân mất rừng do xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn tồn tại qua các giai đoạn, đặc biệt ở kết quả phỏng vấn các đối tượng thuộc các cấp huyện, xã – là những đối tượng nắm rõ hơn về quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở cấp địa phương.
4.2.4. Khai thác gỗ và lâm sản ngồi gỗ khơng bền vững
4.2.4.1. Khai thác gỗ hợp pháp nhưng không bền vững
Trước năm 2000, nguyên nhân này gây mất và suy thoái một khối lượng lớn tài nguyên rừng, đặc biệt do nhu cầu đảm bảo lương thực, phát triển kinh tế, xã hội sau những năm chiến tranh, chính các lâm trường Quốc doanh (nay đổi thành các Công ty lâm nghiệp), các đơn vị quân đội và Thanh niên xung phong là các đơn vị khai thác. Việc khai thác gỗ hợp pháp vẫn diễn ra phổ biến từ trước năm 2010, giảm dần sau năm 2010. Hiện nay, hình thức khai thác chủ yếu là khai thác gỗ rừng trồng theo kế hoạch và khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên mang tính nhỏ lẻ. Đối tượng khai thác chủ yếu là rừng sản xuất giao cho hộ gia đình và cộng đồng thôn, rừng trồng theo dự án 661, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên nghèo kiệt.
Các chủ rừng là các đơn vị, tổ chức chạy theo kế hoạch và thành tích; thiết kế khai thác không đúng hoặc khai thác không đúng thiết kế: chỉ lựa chọn những cây có phẩm chất tốt, kích cỡ lớn, lồi được ưa chuộng trên thị trường để khai thác, vượt số lượng thiết kế gây ra khai thác vượt quá lượng tăng trưởng của rừng… đã dẫn đến làm nghèo vốn rừng.
Với chủ rừng là các hộ gia đình, phỏng vấn các hộ gia đình cho thấy 62- 100% số hộ dân trong các xã đã từng làm đơn khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, với khối lượng không nhỏ (5-10 m3/lần/ hộ), đặc biệt tại Xã Tén Tằn, trước
năm 2010, số lượng gỗ khai thác thường trên 10m3/hộ, có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cường độ khai thác đặc biệt nhiều khi có q trình di dân, tái định cư diễn ra. Gỗ khai thác chủ yếu sử dụng để xây nhà, làm chuồng trại. Việc khai thác gỗ chịu giám sát của tổ quản lý rừng cộng đồng thôn và lực lượng kiểm lâm địa phương, nhưng các hình thức xử lý vi phạm đối với đối tượng khai thác vượt quá khối lượng cho phép cịn mang tính hình thức, thiếu răn đe.
Cho đến nay, hoạt động này đã giảm, nhất là sau khi Chính phủ quyết định tạm dừng khai thác rừng tự nhiên vào năm 1997 và 2013.
Bảng 4.12. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do khai thác hợp pháp nhưng lạm dụng, khơng bền vững
Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 - 2010 2010 – 2013 Có (%) Khơng (%) Có %) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Cấp huyện 100 0 100 0 100 0 Các CTy LN, Ban QL rừng 33,3 64,7 33,3 64,7 25 75 Cấp xã 57,9 42,1 73,7 26,3 71,4 28,6 Cấp thôn và hộ gia đình 76,4 23,6 54,5 45,5 28 72 Trung bình 66,9 32,6 65,4 34,1 56,1 43,9
Bảng 4.12 cho thấy đa số các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng thuộc các cấp quản lý xã, huyện, được phỏng vấn đều cho rằng hiện tượng khai thác gỗ hợp pháp nhưng khơng bền vững vẫn xảy ra, có sự giảm dần qua các thời kỳ, nhưng mức giảm nhẹ. Đáng chú ý, đối với đối tượng chủ rừng là hộ gia đình và nhóm hộ gia đình, sự khẳng định về sự tồn tại của nguyên nhân này rất cao trong những năm trước 2010 (chiếm 1/2 đến 2/3), trong khi đó chủ rừng là các đơn vị, tổ chức lại có sự khẳng định ngược lại. Tuy nhiên, những năm gần đây, đối với cả 2 đối tượng chủ rừng, số lượng ý kiến khẳng định sự
khai thác lạm dụng đều giảm tới cịn ¼ số lượng người được phỏng vấn.
4.2.4.2.Khai thác gỗ bất hợp pháp
Khảo sát từ các cán bộ cấp huyện, xã và các hộ dân thôn bản đều cho thấy việc khai thác gỗ bất hợp pháp diễn ra phổ biến từ trước năm 2005, nhiều khi với quy mô lớn. Cùng với số lượng gỗ q khơng cịn nhiều, Chính phủ và Bộ NN&PTNT tăng cường hoạt động thực thi lâm luật, tăng cường chế tài, hiện tượng khai thác trái phép cũng giảm dần, và diễn ra với mật độ thấp trong những năm gần đây. Tuy nhiên, qua phỏng vấn, hoạt động này vẫn còn tiếp diễn nhưng ở quy mơ nhỏ hơn, vẫn có những điểm nóng khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên, chủ yếu do nhu cầu sử dụng và lợi ích kinh tế, đặc biệt tại huyện Mường Lát:
- Thôn Khằm 1- xã Trung Lý- huyện Mường Lát, nguyên nhân: thiếu sinh kế, du nhập của các chất gây nghiện, khiến một bộ phận lớn thanh niên vào rừng khai thác trái phép các cây gỗ quý, lan sang cả những vùng lân cận.
- Thơn Đồn Kết- xã Tén Tằn- huyện Mường Lát, nguyên nhân: thiếu diện tích canh tác, dân số tăng nhanh.
Đối tượng rừng bị khai thác chủ yếu là rừng thuộc dự án 661, diện tích rừng nghèo kiệt. Đặc biệt, tại nhiều khu vực huyện Lang Chánh có các tuyến đường nội huyện, liên huyện thuận lợi, nối trực tiếp với đường vành đai biên giới, tạo hình thế thuận lợi cho thẩm lậu lâm sản trái phép. Việc tuần tra, giám sát các tuyến đường này cịn gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, quy mô khai thác trái phép gỗ nhỏ lẻ nên rất khó kiểm sốt, việc xử lý vi phạm chưa đủ tính răn đe cũng là những yếu tố khó kiểm sốt ngun nhân này.
Bảng 4.13. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do khai thác gỗ bất hợp pháp Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 – 2010 2010 – 2013 Có (%) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Có (%) Khơng (%) Cấp huyện 100 0 100 0 100 0 Các CTy LN, Ban QL rừng 66,7 33,3 66,7 33,3 66,7 33,3 Cấp xã 59,1 40,9 38,1 61,9 27,3 72,7 Cấp thôn và hộ gia đình 85 15 47 53 27,8 72,2 Trung bình 77,7 22,3 62,95 37,05 55,45 44,55
Bảng 4.13 cho thấy đa phần đối tượng phỏng vấn đều khẳng định ảnh hưởng của khai thác gỗ trái phép đến tài nguyên rừng. Tỷ lệ này cao nhất và không đổi ở các đối tượng phỏng vấn cấp huyện (100%) và các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng (66,7%) qua các giai đoạn. Tỷ lệ số ý kiến khẳng định nguyên nhân này tồn tại trước năm 2005 rất cao ở cấp xã (59,1%) và cấp thơn, hộ gia đình (85%), giảm dần cho đến đối với những năm gần đây, tỷ lệ này dừng ở mức 27%.
4.2.4.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Tại tất cả các xã điều tra, người dân đều sử dụng bếp củi là phương tiện đun nấu, sưởi ấm chính. Gỗ củi được lấy khơng kiểm sốt, với khối lượng từ 72- 214 m3 gỗ củi/ hộ/năm. Các hộ gia đình sử dụng đa dạng các loại lâm sản ngoài gỗ khác: măng, song mây, mật ong, dược liệu… Địa điểm lấy chủ yếu là rừng tự nhiên được giao khoán, rừng trồng lân cận. Nhu cầu về lâm sản ngoài gỗ ở thời điểm trước năm 2010 cao hơn so với hiện tại.
Bảng 4.14. Tỷ lệ các hộ dân khai thác lâm sản ngoài gỗ Xã Trí Nang Yên Khương Trung Lý Tén Tằn Xuân Hòa Thượng Ninh Tỷ lệ hộ dân khai thác, sử dụng củi (%) 96 100 94 90 100 100 Tỷ lệ hộ dân khai thác LSNG đáp ứng nhu cầu sử dụng (%) 76 52 75 90 32 62,5 Tỷ lệ hộ dân khai thác LSNG cung ứng thị trường (%) 36 0 19 19 16 0
Bảng 4.14 cho thấy tỷ lệ hộ dân tham gia khai thác, sử dụng và buôn bán củi, lâm sản ngoài gỗ của các xã khảo sát rất lớn. Phần lớn các hộ dân còn sống dựa vào rừng tự nhiên. Người dân có thói quen khai thác củi và lâm sản ngồi gỗ từ rừng tự nhiên, khơng lấy gỗ từ rừng trồng. Đặc biệt, ngoài tỷ lệ lớn các hộ khai thác với mục đích sử dụng, một bộ phận người dân (16-36%) khai thác lâm sản ngoài gỗ với mục tiêu cung ứng cho thị trường càng làm tăng áp lực lên rừng. Như vậy, hiện trạng khai thác củi và các lâm sản ngồi gỗ có thể gây nên những mối đe dọa lớn đến chất lượng rừng.