Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 41 - 46)

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.2.1. Dân cư, dân số, dân tộc, lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 3.412.612 người, chiếm xấp xỉ 4,41% dân số cả nước; mật độ dân số bình qn 307 người/km2. Dân số phân bố khơng đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 người/km2; vùng trung du, miền núi 122 người/km2.

Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-2005 là 1,0%/ năm, thấp hơn mức tăng dân số trung bình cả nước (1,37%). Những năm gần đây, do cơng tác DS và KHH gia đình trong tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm từ 1,17% (thời kỳ 1996 - 2000) xuống còn

1,00% (thời kỳ 2001-2005). Năm 2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh là 0,78% và năm 2007 là 0,76%, năm 2009 là 0,99%.

Thành phần dân tộc: Kinh 84,75%, Mường 8,7%, Thái 6%, còn lại là các dân tộc khác như H’Mông, Dao, Hoa... chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2009 là 2068,56 ngàn người, chiếm 68% tổng dân số. Trong đó, lao động nơng lâm nghiệp chiếm tới 72% tổng số lao động xã hội.

Về chất lượng dân số: Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giáp biên giới do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn... nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư cịn thấp, tình trạng tái mù chữ cịn tương đối phổ biến.

Về phân bố dân cư: Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, năm 2009 dân số nông thôn chiếm gần 89% dân số tồn tỉnh.Mức độ đơ thị hố, phát triển cơng nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất thấp.

Trong những năm qua, ngồi tình trạng di cư tự do trong nội bộ các huyện vùng cao biên giới của tỉnh, đồng bào người Mơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến khá đơng, nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý dân cư, an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ tài nguyên rừng.

3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung của tỉnh

Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, Thanh Hóa đã đạt được những kết quả trên nhiều mặt. Từ năm 2001 trở lại đây, kinh tế của tỉnh nhiều có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,3% giai đoạn 2006-

2010, có xu hướng tăng dần, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo. Cơ cấu thu nhập theo ngành năm 2010:

Nông lâm thủy sản chiếm 20,6%. Công nghiệp-xây dựng chiếm 46,9%. Thương mại-dịch vụ chiếm 32,8%

Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 12,4 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 65% mức trung bình của cả nước.

Sản xuất nơng nghiệp đang có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hố góp phần làm thay đổi đáng kể đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu trong tỉnh đều tăng, diện tích đất canh tác được mở rộng, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất. Mặc dù vậy, diện tích đất nơng nghiệp bình qn trên một lao động nông nghiệp của tỉnh khoảng 0,3 ha/lao động, chỉ bằng 66,6% trung bình của cả nước (cả nước là 0,45 ha/lao động). Năm 2009, tổng sản lượng lương thực đạt 1,66 triệu tấn. Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là mía, lạc và đậu tương...cung cấp cho nhiều vùng cây công nghiệp tập trung quy mô lớn gắn với cơng nghiệp chế biến như vùng mía Lam Sơn; vùng mía phía Bắc (Hà Trung, Bỉm Sơn, Thạch Thành...); vùng mía Tây Nam (Nơng Cống, Như Thanh). Chăn ni đàn trâu bị 484 nghìn con.

Kinh tế rừng và nghề rừng đã góp phần tạo cơng ăn việc làm cho nhân dân miền núi, song vẫn chưa tạo được nhiều việc làm thường xuyên và thu nhập của những người làm nghề rừng hiện cịn rất thấp. Rừng chưa thực sự đóng góp tích cực vào cơng tác xã đói giảm nghèo và tham gia vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa bảo đảm được chức năng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn. Mức đóng góp của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế còn rất thấp 7 - 8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng - Giao thông đường bộ - Giao thơng đường bộ

Quốc lộ có tổng chiều dài 793 km: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 217, Đường Hồ Chí Minh, Đường cảng Nghi Sơn - Bãi Trành đã rải nhựa, đi lại khá thuận lợi, tuy nhiên quy mơ đường cịn nhỏ hẹp. Trên địa bàn tỉnh có 40 tuyến tỉnh lộ; tổng chiều dài 999,29 km; tỷ lệ rải nhựa đạt 86,6%. Tỉnh hiện có 16.784 km đường giao thơng nơng thơn, trong đó 2.081,8 km đường huyện, 4.447,4 km đường xã và 9.989 km đường thơn, song nhìn chung chất lượng thấp. Cịn nhiều xã thuộc các huyện miền núi chưa có đường ơ tơ đến trung tâm xã, gây trở ngại lớn trong việc giao lưu và chỉ đạo sản xuất.

- Điện lưới

Mạng lưới phân phối điện được xây dựng khá đồng bộ gồm 265 km đường dây 220 KV, 365 km đường dây 110 KV; hơn 2.000 km đường dây từ 6 - 35 KV và gần 2.500 trạm biến áp các loại. Đến năm 2005, 92% số xã phường trong tỉnh có điện. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện đạt khoảng 90% .

- Thủy lợi

Hệ thống tưới: Bao gồm 2046 cơng trình, trong đó có 524 hồ chứa, 831 đập dâng và 505 trạm bơm điện (với 973 máy loại từ 500 m3/h đến 8000 m3/h). Hệ thống tiêu: Đã xây dựng một số trạm bơm tiêu lớn như Thiệu Duy, Thiệu Thịnh, Yên Tôn... Hệ thống đầu mối nói trên kết hợp với việc nạo vét khơi thơng dịng chảy đã góp phần rất lớn trong cơng tác tiêu úng, bảo vệ sản xuất vụ mùa.

- Y tế

Đến năm 2009 tồn tỉnh có 38 bệnh viện đơn vị tuyến tỉnh và huyện; 27 trung tâm y tế dự phòng và 13 phòng khám đa khoa huyện, thị thành phố với 5.292 giường bệnh; 636 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra trên địa bàn

cịn có các bệnh viện trung ương khác như BV 71TW; bệnh viện điều dưỡng TW2.

- Giáo dục

Tính đến năm 2009 trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có 648 trường học mẫu giáo; 1.480 trường học phổ thông, 1 trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 5 trường trung học (có 2 trường trung ương), và một trường Chính trị Tỉnh. 100% số xã có trường tiểu học, trung học cơ sở. Huyện có từ 1-5 trường trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)