Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng Cao su, cây công nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 58 - 65)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng

4.2.1. Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng Cao su, cây công nghiệp và

lâm nghiệp

Những lợi ích kinh tế do các loại cây cao su, cây công nghiệp, lâm nghiệp đem lại là yếu tố đưa đến hiện tượng chuyển đổi rừng tự nhiên tràn lan mà không quan tâm đến những giá trị về môi trường. Kết quả phỏng vấn cho thấy, đối tượng được chuyển đổi chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt. Mặc dù trên thực tế khảo sát, nhiều diện tích được xếp loại rừng “nghèo kiệt” vẫn mang lại giá trị sinh thái nhất định.Trải qua nhiều mốc thời gian, hiện tượng này vẫn khơng có xu hướng chấm dứt hay giảm nhẹ. Nổi bật qua cuộc khảo sát tại 3 huyện, có những hiện tượng chuyển đổi được thống kê qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tổng hợp mất rừng do chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây Cao su, cây công nghiệp, lâm nghiệp

STT Địa điểm Thời gian Diện tích chuyển đổi Loại cây được chuyển đổi

1 Huyện Lang Chánh Từ 2010- nay 250 ha Cao su Từ 2005 Khơng có số liệu Keo

2 Xã Trí Nang, huyện Lang Chánh

Trước năm

2000- nay 75 ha Mía

Năm 2007 765 ha, diện tích biến

đổi hàng năm Keo, Luồng

3 Huyện Mường Lát Năm 2005 12 ha Xoan, lát

Năm 1999 5 ha Cao su

4 Xã Trung Lý, huyện

Mường Lát Năm 2012 Khơng có số liệu Lát, xoan

5 Xã Tén Tằn, huyện

Mường Lát Năm 2012

Trồng lát, xoan:

Thôn Chiêng Cồng: 342,02 ha trồng xoan

Thôn Chiên Pục:> 300ha trồng xoan.

6 Huyện Như Xuân Năm 2010-2014 920ha Cao su

7

Xã Xuân Hòa, Thanh Hòa, Xuân Quỳ, huyện

Như Xuân.

1600ha Cao su

8

Rải rác tại các xã Tân Bình, Bình Thượng, Thượng Ninh, Yên Lễ,

huyện Như Xuân.

400ha

Cây lâm nghiệp theo Dự

Bảng 4.6. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do chuyển sang trồng Cao su

Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 - 2010 2010 – 2013 (%) Khơng (%) (%) Khơng (%) (%) Khơng (%) Cấp huyện 60 40 80 20 100 0 Các CTy LN, Ban QL rừng 0 100 0 100 0 100 Cấp xã 4,5 95,5 13,6 86,4 33,3 66,7 Cấp thôn và hộ gia đình 0 100 28,5 71,5 56,7 43,3 Trung bình 16,1 83,9 30,5 69,5 47,5 52,5

Bảng 4.7. Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng do chuyển sang trồng cây lâm nghiệp

Nhóm phỏng vấn Trước năm 2005 2005 - 2010 2010 – 2013 (%) Khơng (%) (%) Khơng (%) (%) Không (%) Cấp huyện 60 40 100 0 80 20 Các CTy LN, Ban QL rừng 0 100 0 100 0 100 Cấp xã 19 81 40 60 50 50 Cấp thơn và hộ gia đình 4 96 45 55 58 42 Trung bình 20,8 79,3 46,3 53,8 47,0 53,0

Các bảng 4.6, 4.7 cho thấy hầu hết các đối tượng phỏng vấn đều khẳng định sự ảnh hưởng của nguyên nhân chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây Cao su và cây lâm nghiệp mọc nhanh đối với diện tích rừng.

Nguyên nhân này là nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng với số lượng lớn, xảy ra nhiều nhất và rộng nhất trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, xu hướng gây mất rừng của yếu tố này mang chiều hướng tương đối ổn định qua các mốc thời gian khác nhau. Và yếu tố này cịn có chiều hướng gia tăng khi nhiều chủ trương chưa dừng lại của nhà nước hướng tới sự quy hoạch và chuyển đổi từ diện tích rừng tự nhiên xếp vào loại nghèo kiệt sang trồng Cao su và cây lâm nghiệp mọc nhanh vẫn đã và đang được ban hành và thực hiện: - Năm 2006, việc thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng đã khiến diện tích đất lâm nghiệp tỉnh giảm 82.801 ha,

từ 711.901 ha cịn 629.100 ha (Hình 4.3). Phần lớn diện tích này trước đây được quy hoạch là đất rừng phòng hộ nằm ở khu vực ít xung yếu, với các trạng thái chủ yếu được gọi là rừng nghèo kiệt. Sau khi rà sốt, các diện tích này được phép chuyển đổi sang đất nông nghiệp, hoặc trồng rừng và Cao su. Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí rừng nghèo kiệt được phép chuyển đổi được quy định chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều diện tích có khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên đã bị chuyển đổi sang trạng thái khác và mất hoàn toàn khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên.

- Trong giai đoạn này 2007 – 2009, có sự ra đời hàng loạt các Thơng tư, văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành nhằm chuyển đổi đất rừng nghèo kiệt, chủ yếu sang trồng Cao su. Các văn bản này đều hướng đến đạt được diện tích đã quy hoach phát triển Cao su năm 2006 mà không thực sự quan tâm đến bảo vệ các tiềm năng sinh học của rừng, cũng như các tác động về môi trường và đa dạng sinh học từ việc chuyển đổi này. Các văn bản giai đoạn này bao gồm: (1) Chỉ thị 1339/CT-BNN ngày 7/5/2007 về việc phát triển cây Cao su; (2) Thông tư 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 Hướng dẫn chuyển rừng sang trồng Cao su; (3) Thông tư 07/2008/TT-BNN ngày 25/01/2008 Sửa đổi bổ sung thông tư 76; (4) Thông tư 39/2008/TT-

BNN ngày 03/03/2008 Sửa đổi bổ sung thông tư 76 và 07; (5) Công văn 486/BNN-PTNT ngày 04/03/2008 Khai thác tận dụng gỗ khi chuyển đổi. rừng nghèo kiệt sang trồng Cao su; (6) Quyết định 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/9/2008 Công bố cây Cao su là cây đa mục đích; (7) Thơng tư 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp; (8) Thông tư 10/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN; (9) Thông tư 58/2009/TT- BNN ngày 9/9/2009 hướng dẫn việc trồng Cao su trên đất lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang Cao su, cây lâm nghiệp mọc nhanh cũng được xác định trong nhiều văn bản của tỉnh Thanh Hóa và các cấp quản lý hành chính dưới tỉnh:

- Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 về việc phê duyệt danh mục các loài cây gỗ được sử dụng trong trồng rừng sản xuất và phòng hộ và các tiêu chí của rừng sản xuất tự nhiên nghèo kiệt có thể được chuyển đổi sang loại hình sử dụng đất khác trong tỉnh. Sau khi thực hiện, một số khu vực rừng nghèo kiệt đã được phân bổ cho trồng cây cao su, nhưng sau khi trồng cây đã phát triển kém do điều kiện khơng thích hợp, vì vậy các khu vực này đã được thay thế để trồng một số loài cây phát triển nhanh như Keo và Xoan.

- Quyết định số 3669/2008/QĐ-UBND, ngày 17/11/2008 do UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, trong đó có kế hoạch "Trồng mới và chuyển đổi rừng

nghèo kiệt, tự nhiên với các loại đất sử dụng hiệu quả cao hơn 2008 - 2015"

nhấn mạnh mục tiêu của chuyển đổi 37.771 ha rừng tự nhiên bị suy thoái. Nội dung đáng chú ý được tổng hợp trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kế hoạch trồng rừng mới và cải tạo rừng sản xuất giai đoạn 2008 – 2015 tỉnh Thanh Hóa TT Huyện Cải tạo rừng TN nghèo kiệt (ha) Cải tạo rừng trồng

(ha) Trồng mới (ha)

Rừng cây gỗ kém chất lượng Rừng Luồng kém phát triển Trên đất trống Ia, Ib, Ic Trên đất nương rẫy 1 Mường Lát 4.513,63 5.624,40 9.971,57 2 Quan Sơn 4.138,19 6,50 320,80 3.294,93 2.148,72 3 Quan Hóa 1.836,40 3.567,95 2.666,62 3.122,01 4 Bá Thước 1.074,27 36,10 1.228,13 115,83 1.120,29 5 Lang Chánh 3.483,58 - 5.268,06 3.123,09 1.161,91 6 Ngọc Lặc 685,35 - 3.301,93 806,62 1.356,57 7 Cẩm Thủy 239,67 294,25 58,31 602,84 1.176,20 8 Thạch Thành 588,28 24,80 77,43 3.898,11 - 9 Thường Xuân 10.287,85 149,40 140,30 8.633,82 223,07 10 Như Xuân 3.801,57 44,29 - 4.468,16 1.258,23 11 Như Thanh 6.218,94 212,30 88,00 3.443,23 1.740,35 12 Thọ Xuân - - 32,80 772,90 - 13 Yên Định - - - 54,46 - 14 Vĩnh Lộc - - - 636,04 - 15 Tĩnh Gia 552,42 261,90 - 2.086,04 - 16 Hà Trung 162,90 - - 1.108,21 320,00 17 Nông Cống - - - 175,01 - 18 Triệu Sơn 188,60 45,70 - 780,08 - 19 Bỉm Sơn - 154,33 - 443,74 - 20 Đông Sơn - - - 10,11 - 21 Thiệu Hóa - - - 10,01 - 22 Hoằng Hóa - - - 82,33 - 23 Quảng Xương - - - 12,30 - 24 Nga Sơn - - - 21,13 - 25 Hậu Lộc - - - 32,60 - Tổng 37.771,65 1.229,57 14.083,71 42.902,06 23.598,87

- Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, bổ sung quy hoạch Cao su đến năm 2015. Theo đó, quy hoạch tổng diện tích Cao su của tồn tỉnh dự kiến đến năm 2015 đạt 21.125,1 ha, tăng 12.757,1 ha so với 8.368 ha diện tích Cao su vào năm 2008. Ngồi diện tích qui hoạch này, tiếp tục nghiên cứu, nếu đảm bảo các tiêu chí, điều kiện trồng được Cao su, sẽ tiếp tục quy hoạch bổ sung diện tích đất trồng Cao su tại các huyện: Như Xuân, Mường Lát,... để đến năm 2015 diện tích đất trồng Cao su đảm bảo từ 25.000 ha trở lên.

Tại các cấp quản lý hành chính thấp hơn, cũng ra đời những mục tiêu phát triển cao su và cây lâm nghiệp mọc nhanh, tiêu biểu tại một số nơi trong khu vực khảo sát:

- Huyện Như Xuân: Năm 2015 theo kế hoạch sẽ chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang trồng rừng sản xuất; đây là diện tích rừng nghèo trữ lượng thấp, chất lượng rừng thấp khơng cịn gỗ để thực hiện khai thác tận thu.

- Huyện Lang Chánh: Mục tiêu đến năm 2015 chuyển đổi 2.236 ha rừng tự nhiên sang trồng rừng sản xuất (Trong đó ở nơng hộ 840 ha, phân bố ở xã Yên Khương và xã Yên Thắng - huyện Lang Chánh) trên đất rừng có trữ lượng nghèo.

- Xã Trí Nang, huyện Lang Chánh: mục tiêu đến năm 2020 sẽ trồng thêm

200 ha Cao su [17].

Các văn bản trên đều hướng tới một mục tiêu rõ ràng về diện tích quy hoạch chuyển đổi. Tuy nhiên, quy trình đánh giá các dự án chuyển đổi cũng khơng chặt chẽ dẫn đến nhiều diện tích rừng có thể bị đánh giá tụt xuống về mặt chất lượng để đáp ứng các tiêu chí quy định. Việc này đáp ứng hai mục tiêu của chủ đầu tư, vừa được đất trồng Cao su hoặc trồng rừng, vừa tận thu được sản phẩm gỗ rừng tự nhiên. Nếu khơng có một q trình giám sát nghiêm ngặt, hàng ngàn ha rừng tự nhiên bao gồm các khu vực rừng phục hồi sau khai thác trước

kia, mà khối lượng gỗ của chúng đã không phân loại được là loại rừng trung bình, sẽ được chuyển đổi sang cao su, cây lâm nghiệp mọc nhanh và các cây trồng khác.

Đối tượng cây lâm nghiệp được hướng tới là những loài cây mọc nhanh, chủ yếu là Keo, Lát và Xoan, Luồng, mặc dù, trên thực tế, rất ít địa điểm được nghiên cứu kỹ về sự phù hợp của các loài cây. Hệ quả trực tiếp của sự chuyển đổi ồ ạt có thể thấy rõ ở 2 huyện Mường Lát, Lang Chánh: diện tích chuyển đổi lớn, nhưng tại nhiều bản (thuộc xã Tén Tằn, xã Yên Khương) sinh trưởng Xoan kém, lợi ích sinh thái hay kinh tế đều không đạt mức tối ưu.

Mặc dù theo kết quả phỏng vấn, việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng Cao su và các cây trồng mọc nhanh mang lại sinh kế cho người dân địa phương và giảm áp lực lên rừng nhưng xét về mặt sinh thái, nó vẫn gây mất rừng tự nhiên cho dù là rừng nghèo – rừng vẫn có những chức năng phịng hộ bảo vệ mơi trường, bảo vệ đất, phịng chống xói mịn, giữ nước và bảo tồn đa dạng sinh học nhất định, đặc biệt tại các khu vực rừng phòng hộ xung yếu.

Khi không được dựa trên các nghiên cứu và chiến lược cụ thể, các giá trị sinh thái và mơi trường của nhiều diện tích rừng đã bị đánh giá thấp hơn so với những lợi ích kinh tế mang lại từ các sản phẩm thương mại như Cao su hay bột giấy…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)