Nâng cao quyền hạn & trách nhiệm của chủ rừng, cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 87)

4.4.3.1. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng

Bao gồm các nhận thức liên quan đến rừng; nhận thức các ảnh hưởng của các phong tục tập quán lạc hậu; hiểu biết về vấn đề sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.

+ Trang bị và bổ sung thiết bị, công cụ, cơ sở, phương pháp cho công tác truyền thông. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về các nội dung: vai trò của rừng đối với bảo vệ môi trường, về phát triển bền vững; tuyên truyền thay đổi thói quen sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng và các nguyên liệu thay thế; về sinh sản và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Các công tác phổ biến này không nên bó hẹp chỉ thông qua loa đài, mà cần có các hình thức gần gũi, dễ hiểu hơn, như hình thức sân khấu hóa.

+ Rà soát và phát huy các kinh nghiệm và kiến thức truyền thống hay về quản lý sử dụng tài nguyên, giám sát tài nguyên rừng. Xây dựng phát triển các

mô hình tốt, nhân rộng các điển hình của các cộng đồng, các cá nhân, tổ chức về công tác bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng bền vững để hỗ trợ thay đổi tập tục sử dụng tài nguyên lạc hậu, kém hiệu quả

+ Khuyến khích các phong trào trồng cây trong nhân dân, trồng cây phân tán, trồng rừng sản xuất, làm giàu rừng.

+ Hỗ trợ xây dựng mới hoặc tăng cường hương ước, quy ước thôn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

4.4.3.2. Làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng

Chính quyền địa phương cần rà soát, làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng trong quản lý và sử dụng tài nguyên, đặc biệt là đối với các Công ty lâm nghiệp đang quản lý rừng tự nhiên là rừng sản xuất, và đề xuất giải pháp nhằm tăng quyền lợi của các công ty lâm nghiệp quản lý diện tích lớn rừng tự nhiên là rừng sản xuất trong bối cảnh “đóng cửa rừng tự nhiên”.

Dựa trên cơ sở Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 về hướng dẫn phương án quản lý rừng bền vững và tình hình thực tế, chính quyền cần phối hợp với các chủ rừng liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững, bám sát thực tế, từ đó tiến tới việc khai thác rừng bền vững. Nâng cao ý thức hỗ trợ của cộng đồng đối với chủ rừng là các tổ chức nhà nước làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

4.4.4.Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ trong điều tra giám sát tài nguyên rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

4.4.4.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn cho các cán bộ ngành

Đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật lâm sinh, kiểm kê, tổng hợp và quản lý dữ liệu. Tổ chức tập huấn, phổ biến các kỹ thuật công nghệ mới. Khuyến khích, ưu tiên đầu tư đào tạo các cán bộ vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

4.4.4.2. Áp dụng các khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, phổ biến kỹ thuật và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho các loại công nghệ, kỹ thuật tiên tiến:

- Công nghệ tin học trong quản lý tài nguyên rừng: trong quản lý diện tích, ranh giới, giao khoán rừng và đất rừng, phòng chống cháy rừng...để xác định rõ các điểm nóng cần ưu tiên bảo vệ phát triển rừng đồng thời cập nhật, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để có các giải pháp kịp thời và đặc thù cho từng khu vực. Ưu tiên các công cụ giám sát rừng có sự tham gia để tăng cường sự tham gia chủ động tích cực của người dân, tăng cường tính công khai, minh bạch và dân chủ trong giao đất giao rừng và qua đó tiết kiệm chi phí và đảm bảo sát thực tế.

- Công nghệ sinh học trong phát triển rừng: Áp dụng các biện pháp cải thiện và nhân nhanh giống cây rừng: kỹ thuật nhân giống invitro, chọn dòng tế bào biến dị soma, lai vô tính… Xây dựng vườn giống, rừng giống có chất lượng.

- Công cụ quản lý lập địa bền vững: sử dụng các biện pháp kỹ thuật như: đốt trước có kiểm soát, giảm xói mòn, giảm thuốc trừ sâu, giảm phân hóa học, kéo dài luân kỳ, chọn cơ cấu cây trồng phù hợp, tăng cường trồng hỗn giao, cây bản địa…

- Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp.

Hình 4.9 khái quát về các giải pháp hạn chế các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng cũng như bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Thanh Hóa

C NHÓM G IẢI P HÁP HẠN CHẾ NG UY Ê N NHÂN M ẤT RỪNG S UY T HO ÁI RỪNG T ẠI T HANH HÓ A Chính sách

Cải thiện sinh kế hộ gia đình

Khuyến khích, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng Cấp vốn đầu tư đủ và kịp thời

Khuyến khích, thu hút nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư

Bổ sung, hoàn thiện chính sách theo hướng khả thi, sát thực tế

Rà soát và nâng cao năng lực các

bên liên quan

Rà soát năng lực, hiệu quả của các công trình chuyển đổi

Rà soát năng lực quản lý của các chủ rừng Tập huấn nâng cao năng lực chủ rừng

Định kỳ kiểm kê rừng

Tăng cường năng lực thực thi pháp luật Phối hợp liên ngành quản lý rừng

Nâng cao quyền hạn

và trách nhiệm của

chủ rừng

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, hiểu biết của chủ rừng, cộng đồng

Làm rõ quyền và trách nhiệm của chủ rừng

Nghiên cứu và ứng dụng

KHCN

Đào tạo, nâng cao chuyên môn cho cán bộ ngành Áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển

rừng

Bảng tổng hợp tất cả các nguyên nhân trực tiếp và mối liên hệ của chúng với các nguyên nhân gián tiếp gây ra mất rừng và suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh cũng như đề xuất giải pháp.

Bảng 4.16. Tóm tắt các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, các giải pháp tương ứng

STT

Nguyên nhân trực

tiếp

Nguyên nhân gián

tiếp Giải pháp

1

Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng Cao su, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp Chính sách: chưa sát với thực tế, thiếu sự hợp tác trong việc hoạch định và đánh giá tác động.

Bổ sung, hoàn thiện chính sách, hướng tới các quy hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế:

Thiết lập cơ chế quản lý đa ngành trong việc lập kế hoạch và đánh giá tác động.

Kiểm tra lại các chính sách, quy định và đánh giá tác động

Năng lực các cấp quản lý rừng thấp: Thiếu rà soát, giám sát việc thực thi pháp luật trong chuyển đổi đất rừng và không đủ mạnh để răn đe khiên một bộ phận tận dụng lợi thế của chuyển đổi rừng để khai thác gỗ tự nhiên.

Rà soát năng lực, hiệu quả của các công trình chuyển đổi

Định kỳ kiểm kê rừng

Tăng cường năng lực thực thi pháp luật

Có cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý rừng

STT

Nguyên nhân trực

tiếp

Nguyên nhân gián

tiếp Giải pháp 2 Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây nông nghiệp Chính sách: thiếu chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, phát triển sinh kế

Chính sách cải thiện sinh kế cho người dân

Năng lực các cấp quản lý rừng thấp (Năng lực kiểm tra, đánh giá ): Thiếu rà soát, giám sát việc thực thi pháp luật trong chuyển đổi đất rừng và không đủ mạnh để răn đe.

Rà soát năng lực quản lý của các chủ rừng

Có cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý rừng

Tăng cường năng lực thực thi pháp luật

Nhận thức của cộng đồng liên quan đến rừng chưa đầy đủ

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng Làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng

Áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, quản lý lập địa bền vững. Đặc điểm văn hóa- xã

hội: tập quán, thói quen lâu đời và sự gia tăng dân số 3 Chuyển đổi rừng và đất rừng sang xây dựng thủy Chính sách : Chính sách chưa đi vào cuộc sống

Bổ sung, hoàn thiện chính sách, hướng tới các quy hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế: chuyển đổi vừa đủ và có hiệu quả.

STT

Nguyên nhân trực

tiếp

Nguyên nhân gián

tiếp Giải pháp điện và cơ sở hạ tầng Năng lực các cấp quản lý rừng thấp: thiếu giám sát, đánh giá

Rà soát năng lực, hiệu quả của các công trình chuyển đổi

Có cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý rừng 4 Khai thác gỗ hợp pháp nhưng không bền vững Chính sách: chưa sát với thực tế

Bổ sung, hoàn thiện chính sách, hướng tới các quy hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và đánh giá tác động.

Năng lực các cấp quản lý rừng thấp: Yếu kém trong năng lực quản lý rừng, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch khai thác cũng như thiết kế khai thác, phân loại rừng, quản lý diện tích và chất lượng rừng.

Rà soát năng lực thực hiện các kế hoạch khai thác

Định kỳ kiểm kê rừng

Tăng cường năng lực thực thi pháp luật.

Áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật tin học trong quản lý diện tích, chất lượng rừng. 5 Khai thác gỗ bất hợp pháp Chính sách: thiếu chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, phát triển sinh kế; yếu kém trong thực thi chính sách

Chính sách cải thiện sinh kế cho người dân; chính sách khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng; bổ sung, sửa đổi các chính sách hướng tới phù hợp với thực tế: sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu gỗ rừng tự

STT

Nguyên nhân trực

tiếp

Nguyên nhân gián

tiếp Giải pháp

nhiên; chính sách chia sẻ lợi ích công bằng cho các đối tượng.

Năng lực các cấp quản lý rừng thấp: năng lực quản lý, giám sát, sử phạt chưa đủ răn đe, mang tính cảm tính

Tăng cường năng lực thực thi pháp luật

Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành: giữa các tổ chức chính trị xã hội, giữa lực lượng bảo vệ rừng liên tỉnh và với nước bạn Lào

Nhận thức của cộng đồng liên quan đến rừng chưa đầy đủ

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng Làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng

Thiếu kinh phí bảo vệ và phát triển rừng

Cấp vốn đầu tư đủ và kịp thời, có cơ chế quản lý và giao vốn đến cộng đồng một cách bền vững sau khi các chương trình, dự án kết thúc.

Đặc điểm văn hóa- xã hội: tập quán, thói quen lâu đời và sự gia tăng dân số

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng

STT

Nguyên nhân trực

tiếp

Nguyên nhân gián

tiếp Giải pháp các chủ rừng 6 Khai thác lâm sản ngoài gỗ

Đặc điểm văn hóa- xã hội: tập quán, thói quen lâu đời và sự gia tăng dân số

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng

Làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng

Áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, quản lý lập đia bền vững.

7 Cháy rừng

Số lượng, chất lượng cán bộ có chuyên môn thấp

Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn cho các cán bộ ngành: Sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khả năng thực thi các phương án chữa cháy rừng...Áp dụng các khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: công nghệ tin học cảnh báo cháy rừng, quản lý lập địa bền vững: chọn cơ cấu cây trồng và phương thức trồng, tạo các đường băng cản lửa...

STT

Nguyên nhân trực

tiếp

Nguyên nhân gián

tiếp Giải pháp Nhận thức của cộng đồng liên quan đến rừng chưa đầy đủ, năng lực bảo vệ rừng của cộng đồng chưa được quan tâm đầy đủ

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết và ý thức chủ rừng, cộng đồng

Làm rõ quyền và trách nhiệm của các chủ rừng

Thiếu kinh phí bảo vệ và phát triển rừng

Chính sách khuyến khích đa dạng nguồn kinh phí

Chính sách khuyến khích, nâng cao đời sống, trang bị phòng cháy chữa cháy hướng tới cộng đồng sống gần rừng và lực lượng bảo vệ rừng Cấp vốn đầu tư đủ và kịp thời

8 Thiên tai -

Áp dụng khoa học kỹ thuật, cấp vốn đầu tư kịp thời trong dự báo, hỗ trợ giảm thiểu và đối phó với các tác động của thiên tai tới sản xuất nông, lâm nghiệp

9 Sâu bệnh

Số lượng, chất lượng cán bộ có chuyên môn thấp

Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn cho các cán bộ ngành

Áp dụng các khoa học kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

STT

Nguyên nhân trực

tiếp

Nguyên nhân gián

tiếp Giải pháp

Thiếu kinh phí bảo vệ và phát triển rừng

Chính sách khuyến khích đa dạng nguồn kinh phí

Cấp vốn đầu tư đủ và kịp thời

10 Khai thác

khoáng sản

Chính sách : Chính sách chưa đi vào cuộc sống, thực thi yếu kém: khai thác tự do do thiếu các văn bản hướng dẫn.

Bổ sung, hoàn thiện chính sách, hướng tới các quy hoạch khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế: quy định hạn chế lượng khai thác, hướng dẫn khai thác tác động thấp tới môi trường.

Năng lực các cấp quản lý rừng thấp: thiếu giám sát, đánh giá

Rà soát năng lực, hiệu quả kinh tế, tác động môi trường của các công trình khai thác

Có cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý rừng

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng, cũng như mối tương quan giữa các nguyên nhân này, giải pháp hạn chế các nguyên nhân, đề tài kết luận:

(1) Diễn biến hiện trạng tài nguyên rừng tại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2014: Thanh Hóa có diện tích rừng tự nhiên lớn, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Diện tích rừng của tỉnh chủ yếu nằm ở các huyện thuộc miền núi và trung du, tập trung tại vùng Tây, Tây Bắc, Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, là địa bàn nhạy cảm do giáp ranh nhiều tỉnh và có đường biên giới với nước Lào. Nếu không có giải pháp phù hợp, những điều kiện này có thể tạo thuận lợi cho việc thẩm lậu gỗ rừng tự nhiên và lâm sản ngoài gỗ tràn lan.

Diện tích rừng giàu thấp, chủ yếu diện tích rừng là rừng trồng và rừng non IIb, rừng tre nứa. Rừng được bảo vệ và phát triển tốt hơn quá khứ, xong vẫn còn nhiều vụ khai thác trái phép. Chất lượng rừng tự nhiên không cao. Rừng trồng chủ yếu là các loài cây gỗ nhỏ, mọc nhanh: Keo, Xoan, Lát…Diện tích đất trống đồi núi trọc giảm đáng kể những năm gần đây.

Độ che phủ và diện tích rừng nhìn chung tăng do kết quả của chuỗi các hoạt động phát triển rừng. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu là rừng phục hồi. Rừng trung bình tăng nhẹ. Diện tích rừng giàu, rừng nghèo tương đối ổn định. Mất rừng và suy thoái rừng vẫn xảy ra cục bộ tại nhiều nơi, nổi trội lên là vấn đề chuyển đổi đất rừng sang các mục đích khác. Vấn đề phân chia loại rừng đã khiến nhiều khu rừng có giá trị đứng trước nguy cơ chuyển đổi sang mục đích khác. Thực tế, có nhiều diện tích rừng nghèo kiệt vẫn có giá trị sinh thái và phòng hộ nhất định đang mất đi từng ngày.

(2) Qua phỏng vấn và điều tra thực địa, tại tỉnh Thanh Hóa, có các nguyên nhân trực tiếp chính gây mất rừng và suy thoái rừng: (i) Chuyển đổi

rừng tự nhiên sang trồng cao su, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; (ii) Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây nông nghiệp; (iii) Chuyển đổi đất rừng sang xây dựng thủy điện và cơ sở hạ tầng; (iv) Khai thác gỗ và lâm sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)