Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 32)

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, bao gồm: - Phương pháp kế thừa;

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (Phỏng vấn cộng đồng địa phương, khảo sát thực tế các khu rừng ngoài hiện trường);

- Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu.

2.3.2.1. Phương pháp kế thừa

- Thu thập số liệu, bản đồ (nếu có) về diễn biến tài nguyên rừng từ các nguồn: Tổng cục lâm nghiệp, chi cục lâm nghiệp, chi cục kiểm lâm, phòng nông nghiệp huyện, địa chính...;

- Thu thập các văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Thu thập các báo cáo của tỉnh, huyện, xã, của ban quản lý các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại khu bảo tồn;

- Thu thập các tài liệu liên quan đến địa điểm nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, tình hình giao đất giao rừng và đặc biệt là diễn biến mất rừng và cháy rừng, khai thác gỗ;

- Thu thập thông tin thông qua Hội thảo tham vấn “Nguyên nhân mất và suy thoái rừng ở tỉnh Thanh Hóa” .

Đối tượng áp dụng thực hiện là cán bộ thuộc dự án VFD, cán bộ quản lý thuộc UBND huyện, xã, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh; kiểm lâm các cấp; cán bộ các ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp, vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh; các đại diện đơn vị nghiên cứu thuộc ngành lâm nghiệp, các cá nhân có liên quan của 6 xã - 18 thôn nghiên cứu để thu thập các thông tin.

Nội dung thảo luận về nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng tại tỉnh Thanh Hóa, các biểu hiện của các nguyên nhân và các chính sách có liên quan.

2.3.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệu. Sau khi khảo sát sơ bộ một số xã, thôn, trao đổi với cán bộ huyện, xã đã đưa ra các nguyên tắc lựa chọn địa điểm nghiên cứu như sau:

- Nguyên tắc chung: Điểm nghiên cứu (xã, thôn) phải là đại diện cho khu vực nghiên cứu.

- Nguyên tắc cụ thể:

+ Mỗi xã, thôn bản đại diện cho điều kiện về mức độ gần rừng, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận để phát triển kinh tế;

+ Các thôn được lựa chọn đảm bảo đại diện cho xã và các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn, thảo luận đảm bảo đại diện cho thôn;

+ Các xã, thôn bản lựa chọn có tỷ lệ mất rừng lớn;

+ Các xã, thôn bản được lựa chọn có đa dạngcác cộng đồng người dân tộc sinh sống: Thái, Mường, H’Mông, Khơ Mú, Kinh, Dao, Thổ. Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là các hình thức tác động của cộng đồng với

tài nguyên rừng. Dân tộc và tập tục văn hóa có thể ảnh hưởng tới việc tiếp nhận các kỹ thuật mới, và tham gia vào các hoạt động phát triển;

+ Các xã, thôn bản được lựa chọn có điều kiện dân sinh kinh tế xã hội, đạt mức trung bình, đại diện cho tình hình dân sinh kinh tế- xã hội tại khu vực nghiên cứu;

+ Xã, thôn được chọn phải đảm bảo có đủ 3 loại hình kinh tế: Hộ thoát nghèo, hộ cận nghèo, hộ nghèo.

2.3.2.3. Thu thập thông tin và số liệu hiện trường

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với phiếu phỏng vấn/ thu thập thông tin đã được chuẩn bị từ trước để thu thập các thông tin và số liệu. Đề tài tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin đối với các đối tượng khác nhau được lựa chọn, bao gồm UBND huyện, UBND xã, Kiểm lâm các cấp, cán bộ chi cục Lâm nghiệp, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Ban quản lý rừng, các công ty lâm nghiệp…các hộ gia đình, các cá nhân có liên quan của 6 xã- 18 thôn nghiên cứu để thu thập các thông tin.

- Phỏng vấn cán bộ huyện, xã, thôn tại khu vực nghiên cứu.Nội dung chủ yếu của phiếu phỏng vấn và thu thập thông tin là đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xã, thôn; lịch sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che phủ rừng, nguyên nhân gây ra mất rừng tại địa điểm nghiên cứu; các chính sách của huyện, xã về công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý rừng cộng đồng, mâu thuẫn giữa bảo tồn rừng và đời sống, đề xuất cho công tác bảo vệ rừng…(mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1a và 1b);

- Phỏng vấn Ban quản lý thôn bản của các cộng đồng nghiên cứu, đây là công việc đầu tiên khi tới thôn bản nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn như: Dân số, mức sống, dân trí, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng, diến biễn mất rừng và suy thoái rừng tại thôn, các hỗ trợ từ bên ngoài…(mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1a);

- Phỏng vấn ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu (mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1c);

- Phỏng vấn hộ gia đình: số hộ phỏng vấn là 5-10 hộ/ thôn với nhiều nhóm hộ thoát nghèo, cận nghèo và nghèo. Nội dung chủ yếu của bảng phỏng vấn là tình hình kinh tế hộ, thu nhập, lịch sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che phủ rừng, nguyên nhân gây ra mất rừng tại địa điểm nghiên cứu, các hình thức tác động vào rừng, một số hiểu biết về công tác bảo vệ rừng, quản lý rừng cộng đồng, mẫu thuẫn giữa bảo tồn rừng và đời sống, đề xuất cho công tác bảo vệ rừng… (mẫu phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 1d).

Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, sẽ sử dụng nội dung câu hỏi linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

2.3.2.4. Xử lý tổng hợp và phân tích dữ liệu

2.3.2.4.1. Phương pháp thống kê toán học.

Số liệu thu thập qua phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra các kết quả thảo luận, các thông tinh định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thị trường… được phân tích theo phương pháp định tính.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích

Thanh Hoá là tỉnh có diện tích tự nhiên 1.110.609 ha, nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí từ 19,18o đến 20,40o vĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông. Có ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La; - Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;

- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào; - Phía Đông giáp biển Đông.

Vị trí này có lợi thế để phát triển với các vùng trong nước và quốc tế.

3.1.2. Địa hình

Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những đặc trưng như sau:

- Vùng núi và trung du gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, bao gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, có tổng diện tích là 7064,12 km2, chiếm 71,84% diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình vùng núi từ 600-700 m, độ dốc trên 250.Vùng trung du có độ cao trung bình từ 150-200 m, độ dốc từ 150 - 200 chủ yếu là các đồi thấp, đỉnh bằng, sườn thoải. Diện tích đất có khả năng lâm nghiệp chiếm 58,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên đạt 1906.97 km2, chiếm 17,11% diện tích toàn tỉnh bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, TP. Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn. Vùng nàybằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 - 15 m, xen kẽ vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Diện tích đất có khả năng lâm nghiệp chiếm 2,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Vùng ven biển gồm 06 huyện, thị xã: huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Diện tích chiếm 11,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 3 - 6 m. Diện tích đất có khả năng lâm nghiệp chiếm 2,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng ven biển có vùng đất rộng để phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và cảng sâu ở Tĩnh Gia.

3.1.3. Đất đai

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng với phương pháp của FAO- UNESCO, tỉnh Thanh Hoá có 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau.

- Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện ven biển. Thích hợp cho nhiều loại cây trồng như hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng ven biển... và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 21.456 ha, chiếm 1,93% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển. Thích hợp cho trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn.

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển. Thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác.

- Nhóm đất glây: Diện tích 2.583 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên. Hầu hết đất đã bị bạc màu cần được cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhóm đất đen: Diện tích 5.903 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên. Đất bị lầy thụt và bùn, cần cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh... Thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa...

- Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân. Thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn và cần có biện pháp bảo vệ đất.

- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 16.537 ha, chiếm 1,49% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven biển như Nông Cống, Thiệu Hoá, Yên Định, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông Sơn... Cần được đầu tư, cải tạo và đưa vào khai thác.

- Đất khác: Diện tích 97.610 ha, chiếm 8,79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó núi đá vôi là 37.909 ha và ao, hồ, sông suối là 60.701 ha.

3.1.4. Khí hậu

Thanh Hoá có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C. Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù. Lượng mưa trung bình

năm từ 1.456,6 - 1.762,6 mm, phân bố không đều, mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, gây lũ lụt. Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4-7, Gió Đông Bắc từ tháng 11-3. Bão thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm, trung bình 2-3 cơn/năm.

Thuận lợi: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho thực vật sinh trưởng, phát triển nhanh và cũng có nhiều yếu tố bất lợi như thiên tai xảy ra gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống.

3.1.5. Thủy văn

Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dày, có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Chu, sông Yên, sông Bạng, với tổng chiều dài 881km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông suối Thanh Hóa chảy qua nhiều địa hình phức tạp, mật độ lưới sông trung bình khoảng 0,5 - 0,6 Km/Km2, có nhiều vùng có mật độ lưới sông rất cao như vùng sông Âm, sông Mực tới 0,98 - 1,06 Km/Km2. Đây là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện, tuy nhiên có sự biến động lớn giữa các năm và các mùa trong năm về lượng nước mặt cũng như nước ngầm.

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công trình hồ, đập nhỏ miền núi. Mùa khô các hồ đập nhỏ thường thiếu nước do lượng mưa phân bố không đều và chất lượng độ tàn che của rừng chưa cao.

3.1.6. Tài nguyên rừng

Rừng của Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật khá phong phú, đa dạng về giống loài. Về thực vật có các loại gỗ quý như Lát, Pơmu, Trầm hương, Lim, Sến, Vàng tâm…; các loại thuộc họ tre có Luồng, Nứa, Vầu, Giang, Bương, Tre…; ngoài ra còn có Mây, Song, dược liệu, cây chủ thả cánh kiến. Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ trước do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng, các loại thực vật

quí hiếm như Lim, Lát chỉ còn rải rác ở một số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các khu bảo tồn, vườn Quốc gia.

Về động vật, có thể nói hệ động vật rừng ở Thanh Hóa trước đây rất phong phú, nhưng do trong nhiều năm bị săn bắt bừa bãi nên đã bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thuộc loại phong phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ. Trong một số khu rừng còn xuất hiện Bò rừng, Nai, Hoẵng, Vượn, Khỉ, Lợn rừng và nhiều loại chim, thú, bò sát khác. Đặc biệt một số nơi còn có các loài động vật quý như Hổ, Báo, Gấu, Gà lôi, Công trĩ. Riêng ở vườn Quốc gia Bến En hiện còn hệ động vật rất phong phú gồm 162 loài chim, 53 loài thú, 39 loài bò sát.., trong đó có nhiều loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, do vậy cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trữ lượng rừng của Thanh Hoá thuộc loại dưới trung bình, ước tính chỉ khoảng 16,6 triệu m3 gỗ và hơn 900 triệu cây tre nứa. Hơn 90% rừng gỗ hiện nay thuộc loại rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre nứa hỗn giao cũng đều ở tình trạng nghèo.

Tóm lại, rừng của Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng về chủng loại rừng và lâm sản, nhưng chất lượng rừng thấp. Do địa hình phức tạp, giao thông cách trở nên công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

( Nguồn: Báo cáo mất rừng và suy thoái rừng thuộc dự án VFD)

Hình 3.1. Bản đồ 11 huyện trọng điểm có nguy cơ xảy ra mất rừng và suy thoái rừng

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.1. Dân cư, dân số, dân tộc, lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 3.412.612 người, chiếm xấp xỉ 4,41%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 32)