Nguyên nhân gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 78 - 83)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Nguyên nhân gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng

Dựa trên kết quả tổng hợp tại hội thảo tham vấn tại tỉnh Thanh Hóa và thực tế tìm hiểu, đánh giá tại địa phương, đề tài xác định nhóm 6 nguyên nhân gián tiếp có ảnh hưởng lớn nhất.

4.3.1. Chính sách

Là yếu tố gián tiếp dẫn đến nhiều nguyên nhân trực tiếp khác:

- Chuyển đổi rừng theo các mục đích sử dụng trồng cây cơng nghiệp và cây lâm nghiệp ngắn ngày: Chính sách chuyển đổi chưa sát với thực tế địa phương, chưa chú trọng đến vai trò của rừng tự nhiên.

- Xây dựng các cơng trình thủy lợi thủy điện, cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng

sản.

- Khai thác hợp pháp nhưng khơng bền vững: Trước năm 2000, các chính sách

xuất phát từ nhu cầu đảm bảo lương thực, tái thiết, xây dựng, phát triển kinh tế, mặc dù khơng có số liệu thống kê, nhưng rừng mất trong thời kỳ đất nước chưa

hoàn toàn thống nhất đến những năm sau hịa bình nhiều và phổ biến nhất. Nhờ chính sách tạm dừng khai thác rừng tự nhiên, hoạt động này có xu hướng giảm.

- Khai thác bất hợp pháp: các chính sách chia sẻ lợi ích cịn thiếu hoặc chưa phù hợp, thêm vào đó, sinh kế của cộng đồng cịn nhiều khó khăn dẫn đến hoạt động khai thác gỗ vẫn còn tiếp diễn.

Như vậy, sự yếu kém trên 3 phương diện chính là yếu tố gây nên những bất lợi do chính sách gây ra:

- Chính sách hưởng lợi chưa thỏa đáng: Cịn thiếu các chính sách phù hợp liên

quan đến quyền lợi về bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt đối với lực lượng bảo vệ rừng (Kiểm lâm và đội ngũ bảo vệ rừng tại địa phương) và các cộng đồng dân cư sống trong và gần vùng có rừng. Điều này dẫn đến thiếu cơ sở để khuyến khích họ nhiệt tình tham gia cơng tác bảo vệ phát triển rừng.

- Chính sách chưa đi vào cuộc sống: Các chính sách đã khi triển khai trên thực

tế còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế của địa phương và chưa kịp thời, ví dụ như: Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường, khốn quản lý bảo vệ rừng, quản lý rừng cộng đồng. Ví dụ:

+ Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường: Cịn chưa cơng bằng, người dân bảo vệ rừng trên lưu vực của hồ thủy điện, thủy lợi dù diện tích nhỏ nhưng vẫn được hưởng loại phí này. Trong khi đó nếu bảo vệ diện tích rừng lớn hơn nhưng khơng phải lưu vực của các cơng trình này sẽ khơng được hưởng phí.

+ Thơng tư 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ NN&PTNT quy định “Cộng đồng dân cư được hưởng quyền lợi khai thác lâm sản từ rừng cộng đồng”, nhưng trên thực tế rất ít cộng đồng được hưởng quyền lợi này bởi các thủ tục xin phép khai thác trong thông tư hướng dẫn quá phức tạp như quy định về “hồ sơ thiết kế khai thác” chỉ có đơn vị chun mơn của ngành lâm nghiệp mới thực hiện được.

- Yếu kém trong triển khai chính sách: Triển khai chậm, yếu, gặp khó khăn trong đồng bộ, thiếu phối hợp giữa các ngành.

+ Giao đất lâm nghiệp, giao rừng: Do thiếu tuyên truyền, người dân địa phương khơng hiểu mục đích giao rừng là bảo vệ rừng và phát triển nghề rừng, họ cho rằng họ có thể tồn quyền làm mọi việc, kể cả phá rừng. Do thiếu công tác giao rừng trên thực địa tại nhiều nơi, đo đạc, tính tốn sai số nhiều, dẫn đến sự mơ hồ về diện tích được giao và xảy ra các vi phạm, tranh chấp ranh giới.

+ Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng ban hành và thực hiện đã 3 năm nhưng số lượng đối tượng đã được hưởng chính sách quá thấp do chậm triển khai.

4.3.2. Năng lực các cấp quản lý rừng thấp

Thể hiện ở năng lực quản lý, năng lực kiểm tra, đánh giá.

- Năng lực quản lý của chủ rừng ở các cấp còn hạn chế: do người thực hiện không đủ năng lực hoặc ý thức làm việc theo nhiệm kỳ dẫn đến trách nhiệm chưa cao; cơ chế quản lý rừng lỏng lẻo trong khâu giám sát, thẩm định.

- Năng lực kiểm tra, đánh giá chưa được chú trọng, nếu được quan tâm nâng cao thì việc thực hiện xử lý sau đánh giá lại chưa quyết liệt, mang nặng tính hình thức, cảm tính. Có sự chênh lệch giữa chủ rừng là các đơn vị Nhà nước (Ban quản lý rừng phịng hộ và đặc dụng, các cơng ty lâm nghiệp) và chủ rừng là các hộ gia đình. Giao rừng đến các hộ và nhóm hộ nhưng chưa có giải pháp kiểm tra, đánh giá nên thường mang đến hiệu quả giữ rừng thấp hơn so với giao tới các đơn vị Nhà nước - có lực lượng kiểm lâm bảo vệ, kiểm tra, giám sát thường xuyên. Nguyên nhân sâu xa này dẫn đến hiện tượng chuyển đổi đất rừng sang mục đích trồng cây cơng nghiệp, lâm nghiệp ngắn ngày, phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng bất hợp pháp hoặc hợp pháp nhưng không bền vững.

4.3.3. Số lượng và chất lượng cán bộ có chun mơn thấp

Các cán bộ ngành chủ yếu sinh sống ở vùng sâu vùng xa, thiếu cơ hội và khó đạt điều kiện để nâng cao năng lực, trình độ. Bên cạnh đó, thiếu chính sách ưu tiên cho các đối tượng cán bộ này, cải bằng điều kiện tham gia đào tạo với các cán bộ miền xi gây ra tình trạng thiếu cả về số lượng và chất lượng các cán bộ có trình độ chun mơn cao. Một số thực trạng tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay:

- Thiết kế khai thác không đúng;

- Điều tra trữ lượng sai dẫn đến thiết kế khai thác sai;

- Khai thác không đúng thiết kế, chỉ lựa chọn những cây có phẩm chất tốt, kích cỡ lớn, lồi được ưa chuộng trên thị trường để khai thác, vượt số lượng thiết kế;

Như vậy, tình trạng này khơng chỉ dẫn đến việc khai thác rừng khơng bền vững, mà cịn dẫn đến sự bùng phát của cháy rừng, sâu bệnh.

4.3.4. Nhận thức của cộng đồng liên quan đến rừng chưa đầy đủ

Công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng thiếu, chất lượng thấp. Thực tế cho thấy phần lớn những tài liệu tập huấn, tuyên truyền đã chuyển giao không phát huy tác dụng lâu dài. Cơng tác phổ biến cần các hình thức gần gũi, dễ hiểu hơn với người dân. Trên địa bàn khảo sát, công tác khuyến nông, khuyến lâm đã được chú trọng, xong vẫn thiếu các mơ hình thực tế để nhân rộng.

Tại 3 huyện, kết quả phỏng vấn người dân địa phương cho thấy họ hiểu rõ vai trị, tác dụng của rừng với mó nước, giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai… Nhưng giá trị kinh tế do gỗ rừng tự nhiên mang lại rất cao cũng như nhiều chủ rừng và đối tượng khai thác trái phép đặt vấn đề lợi ích kinh tế lên trên những giá trị mơi trường nên đã gây ra tình trạng khai thác lạm dụng vốn rừng bất hợp pháp.

4.3.5. Thiếu kinh phí bảo vệ và phát triển rừng

Việc thực hiện chủ yếu theo Thông tư liên tịch Số 80/ 2013/ TTLT-BTC- BNN ban hành ngày 14/06/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và quyết định số

24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc

dụng giai đoạn 2011-2020.

Các nguồn kinh phí bảo vệ và phát triển rừng:

- Kinh phí khốn bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên: 200.000 đồng/ha/năm.

- Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng: trong 3 huyện khảo sát, chỉ có huyện Mường Lát đã bước đầu thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đến người dân. Thủy điện Bá Thước chi trả cho các hộ gia đình, các thủy điện Trung Sơn, Quan Hóa đang rà sốt thực hiện. Tuy nhiên việc chi trả chậm và mức chi trả thấp.

- Các chương trình, dự án khác:

+ Chương trình 147: hỗ trợ 4-4,5 triệu/ha trồng rừng. + Chương trình 327, 661.

+ Các dự án đầu tư vào rừng phòng hộ khác: các dự án bảo tồn các loài gỗ lớn, quý hiếm (RPH Bến En), Dự án phục hồi và quản lý RPH -JICA2 (2014- 2018) (vốn đầu tư 3,2 tỷ - RPH Sông Chàng), Dự án bảo về và phát triển rừng bền vững (2013 - 2017) (vốn đầu tư 3 tỷ-RPH Sông Chàng), Chương trình trồng mới 1000ha rừng do Đồn biên phòng Trung Lý phụ trách…

So sánh với thu nhập từ lâm sản tại 3 huyện khảo sát:

- Huyện Mường Lát, đặc biệt tại Xã Trung Lý, xã Quang Chiểu: thu nhập từ khai thác nứa, vầu có thể đạt 500.000 đồng/hộ/tháng.

- Giá gỗ Keo trong tỉnh Thanh Hóa khoảng 900.000 đồng / tấn, Luồng 15.000 đồng / 1 cây kích thước 5×10m.

- Keo từ 6 năm trở lên có thể khai thác, mang tới thu nhập 20-25 triệu/ha. - Khai thác măng, dược liệu cao nhất có thể đạt thu nhập 200.000/ tháng. Như vậy, mặc dù nhiều dự án, chương trình nhưng nguồn kinh phí hướng đến đối tượng các hộ gia đình và cộng đồng chưa đa dạng, chưa có hướng đi bền vững cho những nguồn kinh phí này thơng qua xây dựng sinh kế cho người dân. Cơ chế quản lý và giao vốn đến cộng đồng sau khi các chương trình dự án kết thúc không rõ ràng. Mức kinh phí bảo vệ rừng thấp, chưa đủ sức thuyết phục so với lợi ích kinh tế mang lại từ các nguồn lâm sản.

4.3.6. Đặc điểm văn hóa- xã hội

Một số cộng động dân tộc ít người tại tỉnh Thanh Hóa có nhiều đặc điểm văn hóa-xã hội ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

- Các tập quán lạc hậu có từ lâu đời: Tập quán canh tác nương rẫy, đặc biệt ở cộng đồng người H’Mông; tập quán làm nhà sàn, nhà gỗ từ rừng tự nhiên; tập quán sử dụng gỗ, củi từ rừng tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày

- Sự gia tăng dân số: bao gồm gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. Hàng ngàn người nhập cư tới địa phương tìm kiếm việc làm từ các nông lâm trường, các cơ quan, công sở mới thành lập cùng với số lượng lớn di dân tự do lên khai hoang đã đẩy tỷ lệ gia tăng dân số cơ học ở miền Tây Thanh Hóa đạt tới con số 8-12%/năm.

Chính sự kết hợp các đặc điểm văn hóa-xã hội này đã tạo ra một áp lực lên rừng, khiến cho hiện tượng phá rừng làm nương rẫy và khai thác trái phép lâm sản xảy ra trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh thanh hóa​ (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)