2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.3.1 Kết luận
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk là một chủ trương lớn của Đảng và tỉnh Đắk Lắk, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội, đưa người nông dân tiếp cận được nền văn minh hiện đại, áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào tăng gia sản xuất, tạo hiệu quả và cho năng suất cao. Với mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được một số nội dung cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa n h ữ n g vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp; - Phân tích thực trạng về phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk thời gian qua;
- Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách phát triển ảnh hưởng đến nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk;
- Đề xuất những giải pháp cụ thể để PTNN tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Phải thừa nhận rằng trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk khá cao, nhưng sự tăng trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản chủ yếu theo số lượng về diện tích, sản lượng; hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, kém sức cạnh tranh trên thị trường. Từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp của địa phương bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều tồn tại thể hiện rõ nét như sau :
- Tỉnh ĐắkLắk chưa có các khu nơng nghiệp công nghệ cao. Nguồn nhân lực trong lỉnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chúng ta chưa có nhiều và chưa được đào tạo cơ bản; đầu tư cho nơng nghiệp cịn thấp và dàn trải, kém hiệu quả;
- Các giống cây trồng, vật nuôi, nguyên vật liệu, vật tư nông nghiệp sử dụng phục vụ sản xuất đa số chúng ta phải phụ thuộc và mua của những Cơng ty nước ngồi hay các Công ty liên doanh với giá khá cao nên giá thành sản xuất tăng cao;
- Đất đai để sản xuất nông nghiệp chủ yếu là của nông dân, phần lớn diện tích cịn nhỏ lẻ, phân tán nên chưa có nhiều những tổ chức hợp tác nông dân lớn, chưa có vùng chuyên canh sản xuất để cung cấp một khối lượng nông sản lớn nên việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản nơng sản cịn hạn chế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm làm ra còn thấp;
- Dịch bệnh của cây trồng và vật nuôi tại địa bàn thời gian qua luôn diển biến phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất; thực trạng Các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm an tồn thực phẩm làm ra có giá bán khơng cao nên chưa kích thích được sản xuất phát triển.
3.3.2 Kiến nghị
Để phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, ngoài những giải pháp, định hướng, mục tiêu, Tác giả xin kiến nghị với các cấp có liên quan đến cơng tác quản lý và hoạch định các chính sách có liên quan đến phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk nhằm đưa giải pháp có tính hiện thực hơn.
a. Đối với Chính phủ:
- Có chính sách đủ mạnh để tăng cường nâng cao dân trí cho khu vực nơng thôn, đặc biệt là khu vực miền núi;
- Miễn giảm thuế đối với sản xuất và thu nhập của nông dân. Bỏ thuế thu nhập đối với hộ nông dân sản xuất giỏi; nên từng bước bỏ thuế sử dụng đất nơng nghiệp; theo đó bỏ ln cả thuế đối với các tổ chức kinh tế của nông
- Cần loại bỏ chính sách “hạn điền”, vì nó đã hạn chế khả năng tích tụ ruộng đất và làm tăng chi phí của các trang trại và doanh nghiệp có qui mơ lớn, nhất là thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến quyền sử dụng, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê và góp vốn bằng đất nông nghiệp. Bởi vì, nếu thiếu căn cứ pháp lý và trình tự thi hành các quyền này dẫn đến kìm hãm tích tụ đất đai. Q trình tích tụ đất đai để hình thành các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp sẽ làm đại bộ phận các nông hộ nhỏ không muốn giữ đất và từ bỏ nông nghiệp để chuyển sang khu vực phi nông nghiệp;
- Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn ở các địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa có tiềm năng nơng nghiệp;
- Có chính sách ưu tiên về cho các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào địa bàn miền núi để họ tham gia giải quyết việc làm cho nông dân và tăng cơ hội để nông dân tham gia cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp;
- Các chính sách hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, nhà khoa học, doanh nghiệp để đảm đương được các nhiệm vụ, vai trị của mình trong liên kết; các chế tài xử phạt để bảo vệ lợi ích của các bên liên kết nhằm đảm bảo liên kết được chặt chẽ và bền vững.
b. Đối với tỉnh Đắk Lắk
Mục tiêu cuối cùng của phát triển nông nghiệp là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả và chất lượng cao. Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường.
Để sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh hình thành sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, khắc phục những tồn tại yếu kém hiện nay. Chúng ta cần phải có những sự đầu tư thích đáng để tạo ra bước đột phá trong việc nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm để sớm nhân rộng và ứng dụng những tiến bộ kỷ thuật tiên tiến vào trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp của địa phương với những thế mạnh về tài nguyên đất đai và những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, làm tiền đề cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Trong những năm sắp đến, tỉnh Đắk Lắk cần phải đầu tư cho quy hoạch và xây dựng khu sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao, có chương trình đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có khả năng về chun mơn giỏi để làm nơng nghiệp công nghệ cao, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hình thành hệ thống sản xuất giống với sự tham gia hợp lý của các thành phần kinh tế. Gắn nghiên cứu với ứng dụng và chuyễn giao công nghệ, gắn chọn giống, tạo giống, bình tuyển giống với thị trường tiêu thụ. Hoàn thiện các quy trình kỷ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế và bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng cao. Đầu tư thỏa đáng cho công tác khuyến nông nhằm tăng cường hợp tác giữa cơ quan nghiên cứu với cơ sở sản xuất để ứng dụng và chuyển giao nhanh các kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Việt Nam hướng tới 2010, Hà Nội.
[2] PGS.TS Bùi Bá Bổng (2004), “Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới”, Tạp chí khuyến nơng.
[3] PGS.TS.Trần Thị Minh Châu (2011), “Chính sách đất ở nơng nghiệp Việt Nam”, Tạp chí điện tử.
[4] PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê Hà Nội.
[5] TS. Phạm Ngọc Dũng (2011), Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6] Vũ Ngọc Hoàng (1995), Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKT Quốc dân, Hà Nội,
[7] Phan Thúc Huân (2007), Kinh tế phát triển, thành phố Hồ Chí Minh [8] PGS.TS Đinh Phi Hỗ (2004), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[9] TS. Ngơ Thị Tuyết Mai (2011), Phát triển bền vững hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
[10] PGS. TS Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.
[11] Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2012),
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2020
[12] Phịng Tài chính, kế hoạch tỉnh Đắk Lắk (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
[13] Phịng Tài ngun và mơi trường tỉnh Đắk Lắk (2012), Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
[14] Phòng thống kê tỉnh Đắk Lắk (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Niên giám
thông kê tỉnh Đắk Lắk.
[15] Phịng nơng nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2010) Quy hoạch PTNN tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
[16] PGS.TS Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế nơng nghiệp, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[17] Trung tâm Thủy lợi tỉnh Đắk Lắk (2012), Chương trình kiên cố hóa kênh
mương (2006-2010) , cấp bù miễn thủy lợi phí (2008-2012).
[18] GS.TS. Nguyễn Trần Trọng, “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” , Tạp chí Cộng sản.
[19] GS.TSKH Vũ Huy Từ (2003), ’’Mơ hình liên kết 4 nhà trong nơng nghiệp”, Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp.
[20] Đoàn Tranh (2009), Giải pháp PTNN tỉnh Quảng Nam đến năm 2020,
Đà Nẵng.
[21] Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Đắk Lắk năm 2010.
[22] TS.Võ Tịng Xn (2010), “Nơng dân và nơng nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị trường” Tạp chí Cộng sản, số 12 (204), Hà Nội.