2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp
a. Đất đai
Qua bảng 2.13 ta thấy: diện tích đất SXNN: 537.681 (ha) tương đương với diện tích đất lâm nghiệp: 597.349 (ha); diện tích đất SXNN chiếm 45,5 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất SXNN tập trung nhiều ở các huyện Ea H’leo: 67,925 (ha), huyện Cư M’Gar: 61,882 (ha), huyện Ea Kar: 50,127 (ha).
Bảng 2.13. Diện tích đất tỉnh Đắk Lắk năm 2013 ĐVT: ha Stt Địa phƣơng (xã, thị trấn) Tổng số Trong đó Đất SXNN Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở 1 Tp. Buôn Ma Thuột 37,718 26,086 1,077 5,736 2,353 2 Huyện Ea H’leo 133,512 67,925 53,606 4,571 1,065 3 Huyện Ea Súp 176,563 39,219 119,856 2,398 668 4 Huyện Krông Năng 61,479 42,508 8,467 3,535 1,115 5 Huyện Krông Búk 35,782 29,095 696 3,266 600 6 Huyện Buôn Đôn 141,040 22,487 109,055 4,879 561 7 Huyện Cư M’Gar 82,443 61,882 11,385 5,842 1,292 8 Huyện Ea Kar 103,747 50,127 37,859 6,152 1,434 9 Huyện M’Drăk 133,628 33,007 78,093 6,108 526 10 Huyện Krông Păk 62,581 47,628 4,508 7,162 1,595 11 Huyện Krông Bông 125,749 27,089 80,690 2,796 680 12 Huyện Krông Ana 35,609 24,262 5,940 2,656 620 13 Huyện Lắk 125,604 19,434 84,925 3,392 514 14 Huyện Cư Kuin 28,830 22,954 1,104 2,602 891 15 TX. Buôn Hồ 28,252 23,978 88 2,764 764
Tổng cộng: 1,312,537 537,681 597,349 63,859 14,678
b. Lao động
- Lao động nơng nghiệp có số lượng tăng lên, nguyên nhân do điều kiện tự nhiên tỉnh Đắk Lắk phù hợp với sản xuất nơng nghiệp, chưa có sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành kinh tế khác. Các ngành khu vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn hiện nay chưa phát triển để thu hút lao động từ nông nghiệp.
- Về chất lượng, tuy số lao động được đào tạo hàng năm có chiều hướng tăng dần nhưng phần lớn lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề chưa có, là lao động phổ thơng. Ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa người dân được trợ cấp về lương thực, thực phẩm...nên phần lớn lao động thuộc đối tượng này có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước mà không siêng năng, cần cù lao động như những người dân ở vùng đồng bằng.
c. Vốn đầu tư
Qua bảng 2.14 ta thấy: trong tổng số vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, vốn đầu tư phục vụ SXNN chiếm tỷ lệ khá lớn: 34,32% (năm 2013), đây là nguồn vốn cần thiết để chủ trương đổi mới và nâng cấp chính sách cho tam nơng (nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân) với mục đích phát triển kinh tế đất nước trên tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bảng 2.14. Vốn đầu tư cho xây dựng nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk
ĐVT: triệu đồng
Năm Vốn đầu tƣ hằng năm
Trong đó đầu tƣ cho nơng nghiệp Tổng số Tỷ trọng (%)
2009 8.275.848 2.846.486 34,40
2010 9.025.977 3.068.598 33,99
2012 11.245.846 3.792.541 33,72
2013 13.974.352 4.934.456 34,32
Tổng cộng: 52.887.412 18.216.131 34,39
Nguồn: Phịng tài chính – Kế hoạch tỉnh Đắk Lắk
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã cấp nhiều giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư vào các dự án như: Dự án xây dựng thuỷ điện Đray H’Linh 3, có tổng vốn đầu tư trên 71 tỷ đồng (do Cty TNHH xây lắp điện Hưng Phúc triển khai thực hiện), dự án sơ chế nguyên liệu thức ăn chăn ni có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Thái Lan), với tổng số vốn đầu tư gần 6 triệu USD, quy mô 220.000 tấn sản phẩm/năm (Cty TNHH CP Việt Nam), dự án đầu tư xây dựng xưởng ươm tơ, tổng vốn đầu tư 3 tỷ đồng của Hợp tác xã nông nghiệp Cao Sơn...
Tỉnh cũng đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăng ký đầu tư như Cty cổ phần đầu tư du lịch Ea Kao (Bình Dương) đăng ký đầu tư khu du lịch sinh thái Ea Kao ở thành phố Buôn Ma Thuột, với số vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Cty TNHH đầu tư xây dựng , thương mại Phát Tài (An Giang) thuê 2.000 ha đất ở xã Ea Bung (huyện Ea Súp) để trồng cây công nghiệp, trồng cỏ, chăn ni bị... Như vậy, chỉ riêng từ năm 2004 trở lại đây, tỉnh Đắk Lắk đã có 63 dự án của các DN trong, ngoài nước đầu tư vào các ngành nghề như khai thác thuỷ điện, chế biến nơng, lâm sản, thức ăn chăn ni. Trong đó có 5 dự án thuỷ điện đã được khởi công xây dựng, 31 dự án khác đầu tư xây dựng trong các khu, cụm công nghiệp. Hiện nay, khu tiểu thủ công nghiệp của thành phố Bn Ma Thuột đã có 23 dự án lấp đầy 100% diện tích...
Để thu hút vốn đầu tư của các DN trong, ngoài nước nhiều hơn nữa, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh theo hướng bảo đảm quyền lợi tốt nhất, thủ tục hành chính thuận tiện nhất, đơn
giản nhất cho các nhà đầu tư (theo đúng Luật Đầu tư). Về thủ tục hành chính, tỉnh thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số thuế. Về ưu đãi đầu tư, tỉnh Đắk Lắk áp dụng ở mức tốt nhất cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực thuê đất, cấp đất, thuế thu nhập DN, hỗ trợ vốn đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong các khu, cụm công nghiệp. Tỉnh cũng hỗ trợ xây dựng đường giao thông đến chân hàng rào khu, cụm công nghiệp và các dự án lớn, hỗ trợ đào tạo lao động cho các nhà đầu tư thông qua các trường, tổ chức dạy nghề trên địa bàn tỉnh...