1.2.2 .Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội
Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển nơng nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan như dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.
a. Dân tộc
Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Dân tộc cư trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh nơng nghiệp khác nhau. Dân tộc cư trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập qn tiến bộ hơn so với dân tộc cư trú ở vùng miền núi về trình độ SXNN. Trong cùng một vùng nếu có nhiều dân tộc sinh sống, các dân tộc đó cũng có trình độ và tập qn sản xuất nông nghiệp khác nhau.
b. Dân số
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới
tính, tỉ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực.
Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lượng dân số sẽ thấp, lực lượng lao động có chất lượng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nơng nghiệp.
c. Truyền thống
Truyền thống ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con người mới. Trong nông nghiệp nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nơng nghiệp phát triển, vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong q trình áp dụng cơng nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất...
d. Dân trí
Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của người dân, bao nhiêu phần trăm biết đọc biết viết, bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao. Những nơi cịn nghèo, có GDP thấp thường bị xem ngun nhân dân trí thấp. Vì dân trí thấp cho nên xã hội khơng thể phát triển tốt. Trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Đa số lao động nơng nghiệp ở nơng thơn thường có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên q trình áp dụng cơng nghệ, kỹ thuật vào nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí được nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố sản xuất nơng nghiệp.