Kết quả sản xuất nông nghiệp tỉnh ĐắkLắk những năm qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 74 - 81)

2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp tỉnh ĐắkLắk những năm qua

Tại tỉnh Đắk Lắk Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi được triển khai rộng rãi ở các huyện - thị, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới, chuyển dịch mùa vụ, biện pháp canh tác mới, đầu tư thâm canh chiều sâu, quản lý nguồn nước, dịch bệnh đã làm xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao, được các doanh nghiệp và các

hộ nơng dân tích cực đầu tư phát triển sản xuất, làm cho nông nghiệp của tỉnh đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hố, gắn với thị trường, trình độ sản xuất trong nông nghiệp đã được nâng lên, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được áp dụng đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên mạnh mẽ.

a. Trồng trọt

Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhờ mở rộng diện tích canh tác, thay đổi cơ cấu cây trồng cũng như tăng vụ nên diện tích gieo trồng trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể, nhất là cây công nghiệp.

Bảng 2.16. Diện tích ngành trồng trọt tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: ha Stt Diện tích Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Cây lương thực có hạt 198,526 195,745 200,436 207,024 210,611 2 Rau, đậu, hoa, cây cảnh 41,632 40,346 37,751 36,534 34,916

3

Cây công nghiệp hằng năm

33,927 35,944 37,587 37,413 38,462

4 Cây ăn quả 1,892 1,784 1,838 1,910 2,164

5

Cây công nghiệp lâu

năm 248,540 259,993 273,933 275,534 286,190 Tổng cộng: 521,169 530,295 547,884 554,767 568,633

Giai đoạn 2009-2013, bình qn mỗi năm tăng khoảng 18.674 ha, trong đó có sự chuyển dịch của một số nhóm cây trồng. Đặc biệt, tỉ lệ nhóm rau, đậu, hoa, cây cảnh giảm qua các năm . Tuy tăng trưởng liên tục về giá trị sản xuất (6,8% giai đoạn 2005-2009 và 8,2% giai đoạn 2009-2013), nhưng nội bộ ngành trồng trọt cơ cấu thay đổi vẫn khơng đáng kể, đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản xuất của ngành vẫn là cây công nghiệp: năm 2009 gần 14.600 tỷ đồng, chiếm 79%, đến năm 2013 trên 17.230 tỷ đồng, chiếm 67,38%.

b. Chăn nuôi

Trong nhiều năm qua chăn nuôi gia súc, gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk liên tục phát triển, tuy nhiên vẫn là chăn ni nơng hộ, quy mơ cịn nhỏ lẻ. Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn ni cịn rất hạn chế so với các ngành nông nghiệp khác, một số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông lâm kết hợp tuy có hợp phần về chăn ni nhưng khơng triển khai.

Theo Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk, tồn tỉnh hiện có 33.249 con trâu, 191.114 con bị, 658.031 con lợn trong đó có 575.574 con lợn thịt. Đàn gia cầm: (gà có 6.002.822 con, gà thịt 4.533.067 con, trong đó gà cơng nghiệp thịt là 1.172.688 con, gà công nghiệp đẻ lấy trứng là 583.503 con). Gà công nghiệp được nuôi chủ yếu ở tại thành phố Buôn Ma Thuột (chiếm trên 60% tổng đàn) và Huyện Ea Kar (trên 23%). Các huyện cịn lại số lượng ni không nhiều. Đàn thuỷ cầm gồm: 797.378 con vịt, số vịt đẻ trứng là 267.274 con. Hình thức chăn nuôi vịt chủ yếu ở dưới dạng vịt chạy đồng nhằm tận dụng thức ăn từ nguồn thuỷ sinh và nông sản rơi vãi sau thu hoạch.

Bảng 2.17. Kết quả về số lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: nghìn con Stt Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Đàn gia súc 957.23 954.73 1.007.06 1.047.61 1.245.095 a Trâu 30.90 33.20 31.70 32.10 33.249 b 206.20 191.10 181.10 158.50 191.114 c Lợn 682.60 658.00 705.30 701.50 658.031 d Ngựa 0.03 0.03 0.06 0.01 0.02 e 37.50 27.40 27.90 30.50 32.27 f Cừu - 45.00 61.00 125.00 126.72 2 Đàn gia cầm 6.279.900 7.169.500 7.822.300 8.027.700 8.963517

Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Tỉnh Đắk Lắk đang tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kết hợp với các mơ hình để phát triển chăn ni bền vững:

Phát huy tiềm năng đồng cỏ, tận dụng cỏ dưới tán rừng và nhân rộng mơ hình trồng cỏ để phát triển đàn bò hộ gia đình; đa dạng các hình thức ni: bị hướng thịt, bị sữa, bị giống, bị vỗ béo để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông nghiệp.

Định hướng đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk xác định vùng ni bị tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện có tiềm năng về đồng cỏ, điều kiện trồng cỏ, có kinh nghiệm chăm sóc ni dưỡng bị và phịng chống dịch bệnh như (Ea Kar, M’Đrắk, Krông Ana, ven Thành phố Bn Ma Thuột). Khuyến

khích phát triển đàn trâu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc tại các huyện (Ea Kar Buôn Đôn, Ea Súp; Krông Bông) để vừa cung cấp một phần sức kéo, vừa lấy thịt làm nguồn thực phẩm truyền thống.

Phát triển đàn lợn hướng nạc theo mơ hình chăn ni trang trại với quy mô phù hợp tại vùng ven các đô thị: (Tp.Buôn Ma Thuột; Krông Păc; Ea Kar; Thị xã Buôn Hồ). Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống ; kỹ thuật chăm sóc; thức ăn ; chuồng trại; thú y và xử lý chất thải để tăng nhanh lượng đàn và chất lượng thịt.

Phát triển đàn gia cầm theo mơ hình chăn ni trang trại tập trung để quản lý dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường kết hợp với quy mơ gia đình để tăng thu nhập và tận dụng thức ăn

c. Thực trạng đóng góp của nơng nghiệp tỉnh với nền kinh tế

Thiên nhiên có nhiều ưu đãi rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Vùng đất đỏ ba-zan màu mở là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng như lúa, ngơ, sắn, mía; các cây cơng nghiệp như chè, cà phê, cao su, tiêu. Tại Đắk Lắk đã hình thành những cánh đồng chuyên canh lúa nước hai vụ cho năng suất và sản lượng cao và là địa phương có diện tích và sản lượng ngơ dẫn đầu Tây Ngun.

Chính vì thế nên sản lượng ngành trồng trọt lớn: 2,916,491 tấn (năm 2013); nhất là cây lương thực có hạt chiếm số lượng lớn: 1,120,741 tấn (năm 2013), chiếm 38,43%; cây công nghiệp lâu năm: 1,084,927 tấn (năm 2013), chiếm 37,2% (bảng 2.18). Nó khơng những giải quyết được nhu cầu lương thực cho người dân trong nước mà cịn xuất khẩu ra nước ngồi.

Bảng 2.18. Kết quả về sản lượng ngành trồng trọt tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: tấn Stt Sản lƣợng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Cây lương thực có hạt 987,576 1,070,910 1,116,508 1,110,077 1,120,741

2 Rau, đậu, hoa,

cây cảnh 153,081 168,751 179,401 180,688 182,360 3 Cây công nghiệp hằng năm 605,876 808,013 1,031,647 978,963 1,084,927

4 Cây ăn quả 26,328 12,066 13,469 14,336 16,184

5 Cây công nghiệp lâu năm 444,398 466,876 558,215 483,889 512,279 Tổng cộng: 2,217,259 2,526,616 2,899,240 2,767,953 2,916,491

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Chính vì sản lượng ngành trồng trọt lớn đã góp phần thúc đẩy GTSX của ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm (bảng 2.19); năm 2013 đạt: 46.846.019 (triệu đồng), tăng 19.381.680 (triệu đồng), tăng 21% so với năm 2009. GTSX ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và lớn nhất trong các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk; gấp 3,11 GTSX ngành công nghiệp và gấp 1,2 GTSX ngành TM-DV. Ngành Nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng và quyết định đến sự phát triển nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk. Nông nghiệp cung cấp lương

thực, rau, quả tại chỗ cho nông dân và người dân tỉnh Đắk Lắk, cung cấp nguyên liệu, thị trường và lao động cho ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, góp phần xây dựng nơng thơn mới ngày một bền vững.

Bảng 2.19. Giá trị sản xuất của tỉnh Đắk Lắk ĐVT: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 GTSX 1 Nông nghiệp 22.943.339 27.921.927 45.450.180 43.346.560 46.846.019 2 Lâm nghiệp 258.358 537.876 731.610 738.024 741.940 3 Thủy sản 169.653 362.652 520.986 554.641 527.619 4 Công nghiệp 6.247.000 9.011.000 11.840.000 13.932.000 14.592.000 5 TM - DV 18.680.000 25.356.000 30.310.000 35.834.000 39.164.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm

d. Thực trạng về đời sống của nông dân tỉnh Đắk Lắk

Qua bảng 2.20, ta thấy: Sản xuất nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho đa số lao động nông thôn, và nâng cao mức sống cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21.9% (năm 2010) xuống còn 15.2% (năm 2013) nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn cao. Thu nhập bình qn đầu người tăng dần, đến năm 2013 đạt: 2156.97 nghìn đồng/tháng, phần nào giải quyết được nhu cầu ăn, ở của người dân.

Bảng 2.20. Tình hình hộ nghèo và thu nhập của người dân tỉnh Đắk Lắk Stt Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tỷ lệ hộ nghèo (%) - 21.9 19.6 17.8 15.2 2 Thu nhập bình quân đầu người (nghìn đồng/tháng) - 1067.70 1419.92 1810.53 2156.97

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh cịn một số hộ nơng dân, chủ yếu là người dân tộc do trình độ sản xuất kèm, có tư tương ỷ lại nên cịn thiếu lương thực khi giáp hạt, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn, mức sống thấp so với các vùng nơng thôn khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)