Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 108 - 109)

2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên

3.2.5.Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.5.Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp

Hiện nay, trong điều kiện diện tích đất đai SXNN ở tỉnh khó mở rộng đất đai bằng cách khai hoang, SXNN tỉnh phải phát triển theo hướng thâm canh cao, thông qua các biện pháp cơ bản như sau:

- Rà sốt và hồn thiện quy hoạch các vùng nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là điều kiện để thực hiện thâm canh có hiệu quả.

- Sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối tương đối lớn của điều kiện tự nhiên và kinh tế. Ở tỉnh Đắk Lắk, mỗi vùng những điều kiện này không giống nhau, vì thế càn thiết phải rà sốt và tiếp tục hồn thiện quy hoạch các vùng kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế trong từng giai đoạn. Vùng nông nghiệp được xây dựng là phương tiện để thực hiện chun mơn hóa sản xuất một cách khoa học, trên cơ sở đó, mỗi vùng, mỗi xí nghiệp, các trang trại, các hộ nơng dân xác định đúng đắn phương hướng sản xuất của mình. Việc hình thành các vùng chun mơn hóa tập trung hóa sản xuất có cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng là điều kiện tiền đề để thực hiện thâm canh cao và có hiệu quả.

- Trên cơ sở xác định đúng đắn phương hướng sản xuất, từng bước xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý trước nhất là cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi hợp lý - phản ánh mối quan hệ và phụ thuộc

giữa hai ngành chủ yếu của nông nghiệp nhằm đảm bảo cho mỗi ngành và tồn bộ nền nơng nghiệp phát triển với nhịp độ cao. Thay đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp gắn liền với việc nâng cao trình độ thâm canh là khuynh hướng tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng và tỷ lệ loại gia súc mà từ đó đem lại nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý là biện pháp thâm canh có hiệu quả. Ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay việc cải thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần thực hiện theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, từng bước bảo đảm sự cân đối giữa hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong ngành trồng trọt trên cơ sở tăng nhanh năng suất ruộng đất và năng suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực, từng bước tăng tỷ trọng các cây trồng khác, đặc biệt những cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu mang lại hiệu quả cao, tăng tỷ trọng sản xuất cây thức ăn cho gia súc.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn là cơ sở vật chất của thâm canh, là bảo đảm cho thâm canh có chất lượng mới và nội dung kỹ thuật mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 108 - 109)