ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ẢNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ẢNH

HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Đắk Lắk là tỉnh thuộc Tây Nam dãy núi Trường Sơn, trung tâm Tây Nguyên. Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên. Tây giáp Vương quốc Campuchia. Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đăk Nông. Bắc Giáp tỉnh Gia Lai. Đắk Lắk có địa hình tương đối đa dạng. Là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 500 - 800m. Những nhân tố về tự nhiên và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk như sau:

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên

a. Đặc điểm khí hậu

Do chịu ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn và độ cao của địa hình nên nhiệt độ thường thấp hơn so với các tỉnh có cùng vĩ độ ở miền trung. Nhiệt độ trung bình năm là 200

- 240C. Lượng mưa trung bình năm là 1.600 - 2.000 mm. Có sự phân hoá rõ rệt theo thời gian và không gian. Mưa nhiều vào các tháng 9, 10 và 11 và những tháng này thường xuất hiện các cơn lũ tại một số huyện. Những cơn lũ thường gây ra thiệt hại về người và tài sản nhưng cũng đem lại những cánh đồng giàu phù sa.

Nhìn chung khí hậu Đắk Lắk khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao. Chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Những hiện tượng bất lợi của thời tiết có xuất hiện nhưng không lớn, chỉ có bão mưa lớn kèm theo những cơn lũ ngày càng nhanh hơn và sức tàn phá lớn hơn vì rừng đầu nguồn bị tàn phá nhiều do nạn

phá rừng bừa bãi.

b. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk.

Hiện trạng đất nông nghiệp được sử dụng nhiều. Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn: 1.137.844 ha (chiếm 86,69%); gấp 11,03 lần so với đất phi nông nghiệp: 103.181 ha (chiếm 7,86%) và gấp 15,91 lần so với đất chưa sử dụng: 71.513 ha (chiếm 5,45%).

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của tỉnh Đắk Lắk năm 2013

Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 1.137.844 86,69

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 537.681 47,25

1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 218.388 40,62

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 319.293 59,38

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 597.349 52,50 1.2.1 Đất rừng sản xuất 310.332 51,95 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 67.703 11,33 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 219.314 36,71 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.778 0,24 1.4 Đất nông nghiệp khác 36 0,02

2 Đất phi nông nghiệp 103.181 7,86

3 Đất chưa sử dụng 71.513 5,45

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.312.537 100.00

- Tài nguyên nước: hệ thống sông ngòi của Đắk Lắk khá dày đặc và phong phú với mật độ trung bình là 0,08 km/km2. Trên địa bàn tỉnh có ba hệ thống sông chính là sông SrêPôk, sông Ba và sông Đồng Nai. Đắk Lắk có khoảng 400 hồ cả tự nhiên và nhân tạo với diện tích 6.000 ha và tổng dung tích 200 - 450 m3.

Hệ thống sông suối đã đem lại cho Đắk Lắk nguồn thủy điện dồi dào (bảng 2.2). Mực nước luôn ở mức cao, đặc biệt là mực nước sông Krông Ana : 41Cm ~ 43Cm. Đây là nguồn nước mặt thuận lợi phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong mùa khô ; nhất là các địa bàn phân bố dọc theo hai bên sông Krông Ana thuộc các huyện: Krông Ana, Krông Pắc, Lắk...

Bảng 2.2. Mực nước và lưu lượng nước một số sông chính tại tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 - 2013

ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

Mực nước sông Krông Ana –

Giang Sơn Cm

- Cao nhất 42,211 42,540 42,018 41,975 42,357 - Thấp nhất 41,554 41,512 41,533 41,537 41,540 Lưu lượng sông Krông Ana –

Giang Sơn M3/s

- Cao nhất 472.0 1,080.0 267.0 239.0 254.0

- Thấp nhất 14.5 8.6 16.0 20.0 23.0

Mực nước sông SrêPôk –

- Cao nhất 17,417 17,311 17,423 17,170 17,367 - Thấp nhất 16,754 16,754 16,748 16,740 16,742 Lưu lượng sông SrêPôk –

Bản Đôn M3/s

- Cao nhất 1,940.0 1,580.0 1,860.0 1,540.0 1,750.0

- Thấp nhất 35.7 12.2 12.8 12.4 12.6

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk

- Tài nguyên rừng:

Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, có nhiều loại động, thực vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Do đó rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên: + Thuận lợi:

Đắk Lắk nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai khá đa dạng, phong phú, với hơn 8 nhóm đất khác nhau, có diện tích tự nhiên rộng đứng thứ 4 cả nước, đặc biệt có hơn 700.000 ha đất đỏ bazan có khả năng phát triển thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.

ĐắkLắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn nhất nước, toàn tỉnh có 597.349 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng tự nhiên 529.646 ha, rừng phòng hộ 67.703 ha, tỷ lệ che phủ đạt khoảng 45% diện tích. Trữ lượng gỗ đạt hơn 50 triệu m3 với nhiều chủng loại gỗ quý rất thuận lợi cho việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ.

Với hệ thống ao, hồ, sông, suối đa dạng và rộng lớn như Hồ Lắk, Ea Súp, Đắk Minh, Ea Kao...Tổng diện tích mặt nước trên 50.000 ha, thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản

Với vị trí nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên vì vậy tỉnh Đắk Lắk thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, xuất khẩu phát triển nông nghiệp.

Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Cà phê với sản lượng bình quân hằng năm 400.000 tấn , cao su 30.000 tấn, điều 25.000 tấn, hồ tiêu 12.000 tấn, ca cao 700 tấn, sắn 450.000 tấn, mật ong trên 5.000 tấn. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như trên ĐắkLắk còn có thế mạnh trong các lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, thổ cẩm,...

Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng hoá do các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra đã được xuất khẩu sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng và chủng loại các mặt hàng phong phú với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 650 triệu USD.

+ Khó khăn:

Tỉnh Đắk Lắk có nhiều đồi núi cao, địa hình độ dốc lớn bị sông suối chia cắt, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, mật độ sông suối dày nên đất canh tác dễ bị rữa trôi, xói mòn, bạc màu...Quỹ đất SXNN phân tán, manh mún. Phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk chịu ảnh hưởng lớn do thay đổi khí hậu, thời tiết bất thường trên địa bàn tỉnh đang diễn ra ngày càng phức tạp

hơn. Nắng hạn gay gắt kéo dài, mưa phùn kèm theo gió lạnh, rồi sương mù và độ ẩm cao đã chia cắt thành những vùng tiểu khí hậu diễn biến phức tạp. Trong khi đó, mực nước ngầm trong mùa khô qua các năm cũng giảm mạnh… Những nguy cơ thiên tai rình rập làm cho phát triển nông nghiệp ngày càng gặp khó khăn khi phải đối mặt.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích cây trồng bị khô hạn trong toàn tỉnh đến thời điểm nà

vùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lại có mưa phùn kèm theo gió lạnh. Thời tiết lạnh xuất hiện giữa mùa khô Đắk Lắk đã gây hậu quả nghiêm trọng cho nông nghiệp tại các huyện Krông Pách, Krông Ana, Krông Bông, Ma Đrăk, Ea Kar, Ea Súp và huyện Lắc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)