Hồn thiện một số chính sách có liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 113 - 117)

2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.8. Hồn thiện một số chính sách có liên quan

a. Chính sách đất đai

- Đổi mới chính sách đất nơng nghiệp theo hướng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình và hạn điền. Chính sách đất nông nghiệp cần đáp ứng các

yêu cầu của nông nghiệp hiện đại và cải thiện điều kiện sản xuất cho nông dân. Trước hết, cần đổi mới chính sách hạn điền. Cần khuyến khích nơng dân đầu tư vào đất để tăng giá trị sản xuất trên đất, từ đó tăng thu nhập. Muốn vậy, nên mở rộng quy mô hạn điền tương đương với các trang trại hoạt động hiệu quả của các nước trong khu vực. Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất, chỉ nên quản lý bằng quy hoạch và trách nhiệm giao đất của nông dân.

- Đồng thời, cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến bảo hộ quyền sử dụng đất nông nghiệp, đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng cơng khai quy trình, điều kiện, giảm phí tổn thực hiện và tăng điểm tiếp cận cho dân cư ở nông thôn.

- Tổ chức thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động theo hướng công khai, linh hoạt nhằm hỗ trợ nơng dân tích tụ, tập trung đất đạt quy mơ hiệu quả.

- Đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất. Thay đổi chính sách giá quyền sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi theo hướng coi trọng hơn lợi ích của người dân thuộc diện thu hồi đất, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất. Các hình thức tham gia đầu tư dự án hoặc góp vốn mua cổ phần bằng quyền sử dụng đất của nông dân phải được pháp luật bảo hộ đủ mức, tránh đẩy nông dân vào vị thế bất lợi trong doanh nghiệp do khơng có khả năng tham gia quản lý doanh nghiệp.

- Về lâu dài, cần có chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang đất khác (đất đô thị, công nghiệp,..) trên địa bàn.

- Cải cách thủ tục hành chính quản lý đất nhằm kích hoạt thị trường đất nơng nghiệp. Cơng khai hóa và tinh giản thủ tục quản lý đất để quyền sử dụng đất nông nghiệp trở thành hàng hóa và có thể lưu thơng dễ dàng, nhất là ổn

định và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần có chính sách khuyến khích phát triển thị trường chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, được Nhà nước bảo hộ.

b. Chính sách thuế

Thực hiện miễn, giảm thuế của Chính phủ và các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Đắk Lắk trên địa bàn tỉnh đối với PTNN nơng thơn.

c. Chính sách tín dụng

- Có cơ chế đặc thù để phát triển mạng lưới cơ sở tín dụng ở địa bàn nông thôn miền núi.

- Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất đối với các lĩnh vực cần ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nơng sản hàng hóa trong từng thời kỳ; từng bước giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, hướng dẫn cho hộ nông dân đồng bào,tư vấn các doanh nghiệp các thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, sử dụng vốn vay hiệu quả.

- Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thơng qua các tổ tín chấp, các tổ chức xã hội, hoặc đồn thể.

d. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn ở địa bàn để có lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng, linh hoạt, thích ứng được yêu cầu phát triển nơng nghiệp. Có cơ chế, chính sách và đãi ngộ hợp lý, công khai để thu hút những cán bộ quản lý có trình độ và người lao động tham gia vào hoạt động SXNN.

- Thực hiện các hoạt động đào tạo mới và đào tạo lại, thực hiện dịch vụ tư vấn khuyến nông, dịch vụ tiếp cận thị trường,...nhằm nâng cao nhận thức, tri thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nơng dân...có liên quan

đến SXNN.

- Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa khả năng và nội dung đào tạo ở các cơ sở đào tạo với nhu cầu đào tạo nhân lực của các cơ sở thực tế. Bảo đảm sự cân đối về lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng, phải bố trí, sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lịng nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.

- Nâng cao năng lực tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sạch cho nông dân qua các chương trình học tập, tham quan mô hình, phổ biến kiến thức khoa học-cơng nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo chí, truyền hình.

e. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản

Để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, mở rộng thì trường tiêu thụ tại “sân nhà”; các nhà quản lý tỉnh Đắk Lắk cần đề ra chiến lược để bảo đảm sự công bằng giữa nông sản trong nước và nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc như hạn chế nông sản kém chất lượng nhập khẩu từ Trung Quốc thông qua hàng rào thuế quan, kiểm soát chất lượng sản phẩm… Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ nông dân trong tỉnh để giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu.

Để thâm nhập thị trường EU, các doanh nghiệp Đắk Lắk cần thơng qua các chương trình tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, các chương trình đào tạo và kết nối giao thương, nhằm xây dựng thành công chiến lược thâm nhập thị trường cũng như mối quan hệ trực tiếp với các khách hàng tiềm năng ở châu Âu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)