Gia tăng kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 109 - 111)

2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất

- Để gia tăng kết quả SXNN của tỉnh, cần phải lựa chọn nông sản sản xuất đáp ứng phù hợp với các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng vùng từng xã và đáp ứng theo yêu cầu của thị trường. Ưu tiên, khuyến khích phát triển chăn ni.

- Trong chăn nuôi đầu tư các nơng sản chủ lực gồm bị, trâu, heo (giống địa phương, heo rừng lai), gà ta, vịt:

+ Phát huy tiềm năng đồng cỏ, tận dụng cỏ dưới tán rừng và nhân rộng mô hình trồng cỏ để phát triển đàn bò hộ gia đình; đa dạng các hình thức ni: bị hướng thịt, bò sữa, bò giống, bò vỗ béo để tạo thêm việc làm, tăng

thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông nghiệp. Định hướng đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk xác định vùng ni bị tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện có tiềm năng về đồng cỏ, điều kiện trồng cỏ, có kinh nghiệm chăm sóc ni dưỡng bị và phịng chống dịch bệnh như (Ea Kar, M’Đrắk, Krông Ana, ven thành phố Bn Ma Thuột).

+ Khuyến khích phát triển đàn trâu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc tại các huyện (Ea Kar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông) để vừa cung cấp một phần sức kéo, vừa lấy thịt làm nguồn thực phẩm truyền thống.

+ Phát triển đàn lợn hướng nạc theo mơ hình chăn ni trang trại với quy mô phù hợp tại vùng ven các đô thị: (Buôn Ma Thuột; Krông Păc; Ea Kar; Thị xã Buôn Hồ). Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống ; kỹ thuật chăm sóc; thức ăn ; chuồng trại; thú y và xử lý chất thải để tăng nhanh lượng đàn và chất lượng thịt.

+ Phát triển đàn gia cầm theo mơ hình chăn ni trang trại tập trung để quản lý dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường kết hợp với quy mơ gia đình để tăng thu nhập và tận dụng thức ăn; phát triển đàn gà thịt, trứng; giữ và phát triển giống gà địa phương.

+ Hình thức chăn ni vịt chủ yếu ở dưới dạng vịt chạy đồng nhằm tận dụng thức ăn từ nguồn thuỷ sinh và nông sản rơi vãi sau thu hoạch.

+ Từng bước phát triển chăn nuôi các loại gia súc, thú quý hiếm như nhím, chồn, hươu, nai, trăn, rắn, lợn rừng... theo hướng chăn nuôi nông nghiệp sinh thái. Gắn việc phát triển chăn nuôi với công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc. Ưu tiên cho thuê đất đầu tư chăn nuôi, nhằm thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất con giống, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Trong trồng trọt, tỉnh Đắk Lắk cần xây dựng định hướng tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tập trung khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh,

tận dụng tốt lợi thế của tỉnh phát triển các loài cây, con phù hợp, tập trung vào các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu... Trong đó, tập trung xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, tăng hệ số sử dụng đất, tăng tỷ lệ tưới chủ động cho cây trồng, thực hiện đầu tư thâm canh, sử dụng giống, vật tư nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện và phát triển liên kết trong sản xuất, nhất là đối với một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh có giá trị hàng hóa cao.

Tỉnh cần tập trung tái cơ cấu, phát triển cây cà phê bền vững trên cơ sở chuyển đổi cây trồng, giảm diện tích cà phê từ xấp xỉ 200.000 ha hiện nay xuống 163.000 ha vào năm 2020. Đồng thời phát triển ổn định một số cây trồng chủ lực dài ngày của tỉnh như: cao su, điều, hồ tiêu, ca cao...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)