2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên
3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.7. Các giải pháp khác
a. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
- Đến năm 2020, cải tạo và nâng cấp 4 tuyến quốc lộ (quốc lộ 14, 14C, 26 và 27); quy hoạch và xây dựng thêm 2 tuyến mới: đường Trường Sơn Đông và đường Đắk Lắk– Phú Yên. Cải tạo và nâng cấp các tuyến tỉnh lộ theo quy mô đường cấp III và cấp IV miền núi, nhựa hóa, bê tơng hóa 100%; xây dựng các tuyến đường huyện theo quy mô cấp IV và cấp V miền núi, nhựa hóa và bê tơng hóa 80%; nhựa hóa và bê tơng hóa 100% đường nội thị và 60% đường xã , tạo điều kiện lưu thơng, tiêu thụ hang hóa từ nơng thơn đến thành thị và xuất khẩu nông sản thuận tiện hơn.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 100% thơn, bn có điện, 98-99% số hộ được dùng điện. Mức tiêu thụ điện bình quân khoảng 945 kWh/người/năm và đến năm 2020 có 100% số hộ dân được sử dụng điện đáp ứng yêu cầu phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nông dân và của các cơ sở sản xuất ở khu vực nông nghiệp.
thống thông tin thông suốt, 130 máy điện thoại và 15 thuê bao Internet/100 người dân vào năm 2015 và năm 2020 khoảng 150 máy điện thoại và 30 thuê bao Internet/100 người dân, tạo điều kiện cho nơng dân xem truyền hình để nâng cao dân trí và tiếp cận với khoa học-kỹ thuật tiên tiến.
- Đến năm 2015 cung cấp cho 90% dân cư đô thị nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn; 85% dân cư nông thôn được dùng. Đến năm 2020 cung cấp 100% nước sạch cho đơ thị với định mức 120 lít/người/ngày đêm và cơ bản giải quyết dân cư nông thôn dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh với định mức bình qn 80 – 90 lít/người/ngày đêm.
- Diện tích nhà ở bình qn đầu người vào năm 2015 đối với khu vực nông thôn đạt 16m2 sàn/người, khu vực thành thị đạt 18m2 sàn/người; phấn đấu giải quyết 60% số sinh viên, học sinh có nhu cầu được thuê nhà ở tại các dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.
b. Giải pháp về thị trường
Việc chủ động tìm và mở rộng thị trường, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản tỉnh Đắk Lắk là một nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà tỉnh Đắk Lắk đang rốt ráo thực hiện. Bên cạnh đó việc chủ động dự báo thị trường, quảng bá những nông sản đặc sản cũng cần được tổ chức một cách bài bản, tạo sự riêng biệt, hấp dẫn cho sản phẩm và tìm cách tiếp thị đến các thị trường khác nhau để từng bước xâm nhập, chiếm lĩnh được các thị trường mới trên thế giới.
Đắk Lắk là một trong những địa phương có nhiều mặt hàng xuất khẩu như cà phê, cao su, tiêu hạt, điều, sản phẩm sắn, sản phẩm mật ong… Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU chỉ mới chiếm tỷ trọng khoảng hơn 20% so với các thị trường khác. Trong đó các doanh nghiệp Đắk Lắk thường “mắc” ở quy định như: REACH – Quy định cộng đồng châu Âu dành cho hóa chất cũng như cách thức sử dụng sao cho an toàn. Đây là một trong
những quy định rất ngặt nghèo và gần như bất di bất dịch, khơng có ngoại lệ cho bất kỳ sản phẩm của bất kỳ nước nào. Để thâm nhập thị trường EU, các doanh nghiệp Đắk Lắk cần thơng qua các chương trình tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, các chương trình đào tạo và kết nối giao thương, nhằm xây dựng thành côn g chiến lược thâm nhập thị trường cũng như mối quan hệ trực tiếp với các khách hàng tiềm năng ở châu Âu và đặc biệt là cần phát huy yếu tố bản sắc mà khơng phải địa phương nào cũng có được. Đắk Lắk cần sớm hoàn thiện và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê Bn Ma Thuột. Đó là sự riêng biệt, khác biệt, độc nhất vô nhị và thương hiệu này cần phải được bảo hộ tại thị trường EU.
Thêm nữa, một bất cập trong tiêu thụ nông sản đã được chứng minh rõ nét là Đắk Lắk quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc bên cạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, cần phát huy tốt yếu tố “sân nhà”. Thực tế ngay tại thị trường trong nước, với số dân gần 90 triệu người cũng là một thị trường rất lớn cho việc tiêu thụ nông sản. Muốn vậy các nhà quản lý phải có chiến lược để bảo đảm sự cơng bằng giữa nông sản trong nước và nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc như hạn chế nông sản kém chất lượng nhập khẩu từ Trung Quốc thông qua hàng rào thuế quan, kiểm soát chất lượng sản phẩm… Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ nông dân trong nước để giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần “thông minh” hơn trong việc lựa chọn sản phẩm nông sản để tránh “tiếp tay” cho nông sản giá rẻ, kém chất lượng từ Trung Quốc.