Tăng cường các nguồn lực trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 98 - 108)

2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.3. Tăng cường các nguồn lực trong nông nghiệp

a. Về đất đai

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, tránh lãng phí. Tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất và tập trung thực hiện:

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho phù hợp; việc xây dựng và tổ chức

thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp xã; có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất;

- Điều tiết phân bổ nguồn lực, bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng để bù lại phần diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản bị giảm do chuyển mục đích sử dụng;

- Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

- Quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

b. Về lao động trong nông nghiệp

Là một vùng giàu tiềm năng về đất đai, nước, khí hậu để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp song tỉnh Đắk Lắk cịn gặp rất nhiều khó khăn, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững còn thiếu. Đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, kĩ năng tốt đáp ứng cho sự phát triển. Để thành quả đạt được tương xứng với các lợi thế trong sản xuất nơng lâm nghiệp. Tỉnh Đắk

Lắk cần có những giải pháp đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Một là, các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, các đơn vị đào tạo trình độ cao và cung ứng nguồn nhân lực trong vùng cần xem xét lại chương trình đào tạo, giải pháp kỹ thuật phục vụ nhu cầu chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nông lâm nghiệp. Các trung tâm này nên thực hiện các nhiệm vụ xác định nhu cầu nguồn nhân lực và tìm nguồn cung ứng nhân lực cho các cơ sở trong vùng. Trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, chuẩn bị năng lực đào tạo phù hợp với dự báo nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn.

Hai là, cán bộ khoa học, cán bộ khuyến nông cần được đào tạo phương pháp tiếp cận với người dân nhằm chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật phù hợp với trình độ kiến thức của dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng xâu, vùng xa.

Ba là, cần có dự đốn, dự báo thị trường nông lâm sản giúp cho người dân lường trước những khó khăn và thực hiện tốt quy hoạch của địa phương đề ra. Do vậy cần đào tạo một đội ngũ cán bộ thị trường để tiếp nhận những thông tin và khuyến cáo cho người dân.

Bốn là, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng khuyến nông cơ sở để cho những người làm công tác khuyến nông nắm được những kiến thức, kỹ năng trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Cần tăng cường xây dựng những mơ hình tiên tiến để cho người dân học tập và làm theo. Cần đào tạo, bồi dưỡng cho người dân tiếp cận và sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong việc bảo quản, sơ chế sản phẩm và chế biến nông sản. Giảm việc bán nguyên liệu thô và những sản phẩm không đạt chất lượng.

Năm là, hình thành các mối liên kết Viện - Trường – Cơ sở một cách chặt chẽ hình thành nên một mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng phục vụ cho sản xuất Nông Lâm nghiệp. Đối với các Viện, Trường,

Trung tâm đào tạo, cần phải phối hợp chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để tự đánh giá các chương trình đang được đào tạo, điều chỉnh nội dung môn học đồng thời cập nhật nội dung mới đưa vào chương trình giảng dạy. Ngược lại, các nhà tuyển dụng cần xác định trách nhiệm tham gia trong một số khâu của quá trình đào tạo, đặt yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo về nội dung kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của cơ sở mình.

Sáu là, cần xây dựng một trung tâm công nghệ cao về công nghệ sinh học. Trung tâm này nên đặt ở trường Đại học Tây Nguyên, nơi có rât nhiều nhà khoa học về lĩnh vực này. Sở dĩ cần phải xây dựng trung tâm này, bởi vì các hoạt động sản xuất Nông Lâm nghiệp phần lớn gắn đến sinh học và cơng nghệ sinh học. Có được trung tâm này ở Đắk Lắk sẽ tạo điều kiện cải thiện về giống cây trồng, vật ni, phân bón..., nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nơng lâm nghiệp ở Đắk Lắk. Có được trung tâm này sẽ đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ phục vụ tốt nhất cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Bảy là, hàng năm cần có điều tra đánh giá, tổng kết, nhân rộng những mơ hình tiên tiến, phù hợp với việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất nơng lâm nghiệp. Đồng thời có những điều tra đánh giá về chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo xem có phù hợp với thực tiễn sản xuất hay khơng và tiến hành bổ sung điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sản xuất nông lâm nghiệp.

Tám là, Nhà nước, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ và các Sở, Ngành khác cần nghiên cứu để có những chính sách đặc thù đối với các hoạt động sản xuất Nông Lâm nghiệp ở Đắk Lắk, như chính sách về vốn, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thị trường... Đồng thời cần xây dựng những chương trình, đề tài, dự án mang tính quốc gia nên giao hoặc chỉ định cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở Đắk Lắk thực hiện.

Làm được điều đó sẽ nhanh chóng nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ ở Đắk Lắk và chuyển giao công nghệ đến với người dân phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở vùng đất giàu tiềm năng này.

c. Về nguồn vốn trong nông nghiệp:

Để thực hiện nhiệm vụ và định hướng, công tác thu hút đầu tư của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến cần tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: ứng dụng công nghệ sinh học cũng như các công nghệ khác để tạo ra giá trị gia tăng cao theo hướng khai thác các tiềm năng về công nghiệp chế biến nông - lâm sản, gắn với nhu cầu thị trường và dựa trên các vùng nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; phát triển các lĩnh vực xã hội hóa để đào tạo nguồn nhân lực. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn các chương trình hợp tác quốc tế, vốn ODA, NGO, doanh nghiệp, nhân dân...Phát huy nội lực, tránh tư tưởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại. Tạo điều kiện tốt để huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế.

Các biện pháp tăng cường tạo vốn trong nông nghiệp:

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho SXNN ở tỉnh. Sử dụng các thành phần kinh tế vào việc đẩy mạnh SXNN hàng hố cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cho nông nghiệp.

- Thực hiện chuyên mơn hố sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ở từng vùng và trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp ở địa bàn là biện pháp tạo vốn quan trọng.

- Cổ phần hóa trong nơng nghiệp là nhằm đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông nơng sản hàng hố. Đồng thời giải quyết tốt cơ chế quản lý vốn, phân định rõ quyền của người sở hữu tài sản, quyền của người sử dụng tài sản và quyền quản lý, nâng cao trách

nhiệm làm chủ của người sở hữu cổ phần, thúc đẩy hoạt động sản xuất có hiệu quả.

- Cải tiến hoạt động của tín dụng nơng thơn để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư vào phát triển sản xuất theo hướng các hộ góp vốn cùng kinh doanh.

- Hợp tác đầu tư với nước ngoài để thu hút nguồn vốn vào PTNN. Tiềm năng nền nông nghiệp môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn nước ngoài vào hợp tác đầu tư PTNN.

- Hình thành thị trường vốn có tổ chức ở nơng thơn để đa dạng hóa các kênh cung cấp vốn cho các cơ sở SXNN, nơng dân có nhiều sự lựa chọn.

Biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp:

- Xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn và phải xuất phát từ phương hướng bố trí cơ cấu SXNN để xác định cơ cấu đầu tư cho phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư vốn tối ưu.

- Trong đầu tư vốn, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khôi phục, cải tạo và xây dựng mới một cách hài hồ và có hiệu quả. Đầu tư vốn phải tập trung, phát huy tác dụng tốt của vốn đầu tư.

- Xây dựng cơ cấu vốn cố định hợp lý để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã được trang bị, tránh tình trạng gây nên lãng phí lớn.

- Xây dựng định mức đúng đắn và quản lý vốn lưu động theo định mức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ...

- Tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kịp thời, hạn chế vật tư bị ứ động. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lượng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và cơng tác thanh tốn để thu hồi vốn kịp thời...

d. Về áp dụng các tiến bộ trong SXNN

Với diện tích tự nhiên hơn 13.125 km2, số dân gần hai triệu người, bao gồm hơn 40 dân tộc anh em cùng chung sống, Ðắk Lắk có nền kinh tế tăng trưởng khá cao (từ năm 2008 trở lại đây đạt 10 đến 11%/năm). Tuy nhiên, đi kèm theo đó tài nguyên, sự đa dạng sinh học bị suy giảm rõ rệt... đang đặt ra cho Ðắk Lắk cần ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển.

- Để thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ trong SXNN cần phải đẩy nhanh q trình thương mại hóa các nơng sản chủ lực ở tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, xây dựng và phổ biến các mơ hình sản xuất hàng hố có hiệu quả phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng. Chuyển giao hỗ trợ áp dụng giống, kỹ thuật nuôi trồng mới, sản xuất có kiểm sốt.

- Cải tiến phương pháp tập huấn, tăng cường chuyển giao các kiến thức về quản lý kinh tế hộ, hạch tốn và thị trường đối với hộ nơng dân và cán bộ quản lý nông nghiệp, cán bộ khuyến nông các cấp.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, chuyển giao khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp từ cấp huyện đến xã.

- Nhanh chóng xố bỏ tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tuyên truyền đến người dân tiếp cận học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

3.2.4 Lựa chọn mơ hình liên kết

Từ thực trạng phát triển các cơ sở sản xuất và xu hướng về phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Các mơ hình liên kết kinh tế quan trọng trong NN phù hợp theo thứ tự ưu tiên được lựa chọn, gồm 5 mơ hình sau:

khoa học, Nhà nước

Trong liên kết này, doanh nghiệp đóng vai trị chủ đạo, là hạt nhân thúc đẩy liên kết (chủ yếu lo chế biến và là đầu mối tiêu thụ nơng sản); nơng dân với vai trị người sản xuất nguyên liệu; nhà khoa học (tổ chức khoa học) có nhiệm vụ hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giải quyết các khó khăn về cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất, chế biến nơng sản; Nhà nước có nhiệm vụ đề ra chính sách, tạo mơi trường để đảm bảo thúc đẩy liên kết phát triển bền vững.

- Mục đích chung của mơ hình liên kết

+ Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tận dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh về SXNN tại tỉnh Đắk Lắk nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn:

+ Tăng cường cải cách hành chính, từ đó phát triển khoa học công nghệ, gắn khoa học với SXNN, đưa các nhà khoa học trực tiếp phục vụ nông dân, nông thôn.

+ Tăng cường sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà kinh doanh (doanh nghiệp) hướng vào mục tiêu, đối tượng chung là phục vụ SXNN, nhà nông và thơng qua đó tạo điều kiện để mọi nhà kinh doanh đều phát triển kinh doanh có hiệu quả.

- Về phương thức hành động không phải chỉ liên kết song phương (từng “nhà” riêng biệt với nhà nơng) mà cịn liên kết tổng hợp, tác động qua lại giữa các “nhà” với nhau, hỗ trợ cho mỗi nhà thực hiện tốt vai trị, chức năng hoạt động của mình.

- Dựa vào mục tiêu, nội dung, thời gian, phạm vi hoạt động và đối tượng liên kết, có các hình thức như sau:

+ Theo mục tiêu và thời gian liên kết, có liên kết thường xun (ví dụ nhà nông liên kết Nhà nước, với ngân hàng...); liên kết dài hạn (từ 1 năm trở

lên); liên kết ngắn hạn (dưới 1năm).

+ Theo phạm vi hoạt động, có liên kết tồn diện (tồn bộ sản xuất kinh doanh theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh của nhà nông); liên kết từng bộ phận, từng dự án, chương trình cụ thể trong sản xuất kinh doanh.

+ Theo đối tượng liên kết có liên kết của 4 nhà; liên kết một vài nhà nào đó (liên kết các nhà) tuỳ theo yêu cầu của chương trình, dự án.

b. Mơ hình liên kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, các hộ nơng dân

Mục tiêu mơ hình liên kết này nhằm gắn kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành một thể thống nhất. Liên kết dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng. Thơng qua đầu tư hỗ trợ phát triển cho người nông dân, người chế biến (doanh nghiệp), người cung ứng và tiêu thụ (ngân hàng, tổ chức thương mại dịch vụ) bảo vệ và điều hịa lợi ích chung và của từng thành viên.

Trong liên kết, vai trò trung tâm là doanh nghiệp thực hiện một số khâu để thúc đẩy liên kết có hiệu quả đó là cho vay hỗ trợ người nông dân, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội...Doanh nghiệp đầu tư một phần vốn sản xuất dưới dạng phân bón, thức ăn gia súc, con giống, hỗ trợ kỹ thuật, hệ thống nghiên cứu và dịch vụ, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công nghệ chế biến.

- Người sản xuất cung cấp sản phẩm theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận và giảm rủi ro về thị trường tiêu thụ, ổn định thị trường và giá bán.

- Doanh nghiệp có vùng nguyên liệu gia công, bảo đảm ổn định nguyên liệu chế biến, ổn định giá, ít lệ thuộc vào biến động thị trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)