2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển nơng nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan như dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.
a. Dân tộc
Hiện nay, dân số của tỉnh có gần 1,8 triệu người gồm cộng đồng 41 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo ra bộ mặt SXNN đa dạng nhưng manh mún, nhỏ lẽ. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% đời sống cịn khó khăn, chất lượng tăng trưởng thấp.
b. Dân số
Tính đến năm 2012, dân số tồn tỉnh Đắk Lắk đạt 1.796.666 người, mật độ dân số vừa phải 137 người/km2; tỷ lệ dân số tương đối đồng đều, dân số nam chiếm: 906.619 (người) và dân số nữ chiếm: 890.047 (người).
Bảng 2.3. Bảng tình hình dân số, mật độ dân số, lao động tỉnh Đắk Lắk năm 2013
Stt Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng
1 Tổng số hộ Hộ 400.353
2 Tổng dân số Người 1.796.666
2.1 Dân số nam Người 906.619
2.2 Dân số nữ Người 890.047
3 Mật độ dân số Người/km2
137,0
4 Tổng nguồn lao động Người 1.157.430
4.1 Số người trong tuổi lao động Người 1.080.882
4.2 Số người ngồi tuổi lao động nhưng có
tham gia lao động Người 83.382
5 Lao động nông nghiệp Người 614.421
6 Lao động phi nông nghiệp Người 279.316
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013
Tỉnh Đắk Lắk đã kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao. Tỷ suất sinh thô ở Đắk Lắk năm 2013 chỉ cịn 17,22 phần nghìn, giảm 5,56 phần nghìn so với năm 2005; số con trung bình của một phụ nữ giảm từ 2,89 con xuống 2,15 con; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 1,96% xuống 1,18%; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 58,02% lên 72,4%...
Để có được kết quả trên, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với việc vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác dân số. Các ngành, các địa
phương đều lồng ghép các nội dung công tác dân số vào chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị.
c. Lao động
Số người trong độ tuổi lao động chiếm số lượng lớn: 1.080.882 (người) so với 1.157.430 (người) trong tổng nguồn lao động (chiếm tỷ lệ: 93%). Đây chính là nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức lớn và vấn đề nan giải trong việc giải quyết việc làm tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 2.4. Tình hình lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009-2013 Stt Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 01 Dân số (người) 1.733.113 1.754.390 1.771.890 1.796.666 1.834.173 Tốc độ tăng dân số (%) 101,05 101,23 101,00 101,40 101,52 02 Lao động (người) 953.781 962.640 1.002.795 1.033.121 1.106.847 Trong đó Lao động NL TS 833.380 830.147 822.524 822.006 852.948 Lao động CN - XD 44.506 30.665 28.609 27.502 29.285 Lao động TM - DV 76.895 101.828 151.662 183.613 218.584
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013
d. Truyền thống
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hố riêng. Nhìn chung đồng bào các dân tộc cịn nghèo, có
nơi còn thiếu đất canh tác, sản xuất; phương thức canh tác còn lạc hậu, hiểu biết về thị trường hạn chế, tư tưởng bao cấp còn nặng nề. Người đồng bào có truyền thống trồng trọt, thu nhặt lâm sản phụ từ rừng, chăn nuôi gia súc từ lâu đời. Trong sản xuất đã xóa bỏ được tập quán du canh, du cư đốt rừng làm nương rẫy nên cuộc sống đã ổn định và dần đi lên. Tuy nhiên, hiện nay trong trồng trọt (đối với cây lương thực) còn theo phương thức quảng canh, khơng chăm sóc và chưa bón phân cho cây trồng mà nhờ vào những điều kiện thuận lợi của tự nhiên.
e. Dân trí
Với diện tích tự nhiên tương đối rộng lớn, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống rải rác trên địa bàn và thường tập trung ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, trình độ dân trí cịn rất thấp, nhiều người chưa biết chữ, chiếm tỉ lệ lớn trong tỉ lệ học sinh lưu ban và bỏ học ở tỉnh Đắk Lắk: tỉ lệ học sinh phổ thơng lưu ban có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao: năm 2009 tỉ lệ học sinh trung học phổ thông lưu ban là 4.30% giảm xuống 2.30% năm 2013; tỉ lệ học sinh phổ thông bỏ học cũng ở mức cao và chưa có chiều hướng giảm: năm 2009 là 2.80% và năm 2013 là 3.10% (bảng 2.5). Vì vậy hoạt động SXNN tỉnh Đắk Lắk tương đối khép kín, tự cung, tự cấp. Ngành giáo dục cần cải tạo cách dạy và học hợp lý hơn nữa, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cho con em đi học.
Bảng 2.5. Tỉ lệ học sinh phổ thông lưu ban và bỏ học phân theo cấp học tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: %
Năm học
2009 2010 2011 2012 2013 Tỉ lệ học sinh phổ thông lƣu ban
Tiểu học 3.00 3.00 3.10 3.20 3.20 Trung học cơ sở 3.10 2.30 1.90 1.90 1.70 Trung học phổ thông 4.30 3.80 3.10 2.60 2.30 Tỉ lệ học sinh phổ thông bỏ học Tiểu học 0.50 0.40 0.60 0.50 0.40 Trung học cơ sở 2.00 1.90 1.60 2.10 1.90 Trung học phổ thông 2.80 2.40 4.00 3.40 3.10
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk qua các năm