6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
Nguyên nhân thứ nhất, tỉnh Đắk Lắk nằm ở địa bàn miền núi ít
thuận lợi cho SXNN (độ dốc, địa hình hiểm trở, ruộng đất phân tán, thiên tai thường xuyên xảy ra). Nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, trình độ SXNN đang ở giai đoạn tự cung tự cấp. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa hoàn thiện.
Nguyên nhân thứ hai, Các nội dung của phát triển nông nghiệp
chưa hoàn thiện:
- Số lượng các cơ sở SXNN trên địa bàn chưa đủ lớn, số lượng trạng trại nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và nông trường... còn quá ít, quy mô sản xuất nhỏ. Kinh tế hộ còn hạn chế nhiều mặt nhưng vẫn giữ vai trò sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp.
- Cơ cấu SXNN chưa hợp lý, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp chậm, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp. Trong nội bộ ngành trồng trọt, cây trồng có giá trị gia tăng cao chưa được đầu tư.
- Quy mô sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp còn khiêm tốn. Tỷ lệ đất SXNN nhỏ, các chỉ tiêu về năng suất, hệ số sử dụng đất
và diện tích đất canh tác bình quân trên hộ thấp, vốn đầu tư của ít, khả năng thu hút vốn chậm. Lao động nông nghiệp còn có tập quán sản xuất lạc hậu..
- Trình độ thâm canh trong nông nghiệp thấp, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp còn thiếu, giống vật nuôi, cây trồng bố trí chưa phù hợp. - Liên kết trong SXNN còn rất nhiều hạn chế. Các cơ sở sản xuất chưa có liên kết kinh tế tiến bộ phù hợp.
- Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm, công tác khuyến nông hạn chế.
Nguyên nhân thứ ba, Công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo các cấp
còn bất cập. Cán bộ nông nghiệp còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, chưa tận dụng hết tiềm năng và cơ hội để phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp chưa phát triển theo quy hoạch.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK THỜI GIAN TỚI 3.1 CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1 Các yếu tố môi trường a. Môi trường tự nhiên a. Môi trường tự nhiên
Các yếu tố trong môi trường tự nhiên như các diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước...Tất cả những diễn biến phức tạp ấy sẽ ảnh hưởng đến kết quả sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi làm thay đổi kết quả sản xuất nông nghiệp và nông sản cung ứng ra thị trường, để hạn chế sự tác hại của môi trường tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây:
- Phòng chống những bất thường của thời tiết, hạn chế các tác hại đối với SXNN, tăng cường bảo vệ rừng để duy trì môi trường tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm từ công nghiệp.
- Bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất) cải thiện khôi phục môi trường ở những khu vực ô nhiễm.
- Giảm thiểu tác động xấu tới cung của yếu tố môi trường tự nhiên, thông qua việc thực hiện tốt các chính sách, nâng cao trình độ quản lý.
- Đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở các vùng...
b. Môi trường kinh tế
Đối với môi trường kinh tế, các quan hệ thị trường trong PTNN thực hiện tốt nhờ có môi trường kinh tế ổn định. Khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục, cơ cấu kinh tế được điều chỉnh hợp lý, nâng cao hiệu quả sự dụng các yếu tố sản xuất sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đối với môi trường kinh tế, phát triển nông nghiệp phải hướng đến là:
- Giảm thiểu tối đa mặt trái do cơ chế thị trường gây ra các yếu tố tiêu cực như chạy theo lợi nhuận, huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý (chuyển đổi cây trồng của người nông dân không theo quy hoạch, tự phát...), lợi ích cá nhân được đặt cao hơn lợi ích của cộng đồng và hủy hoại lợi ích chung, dẫn tới huỷ hoại môi trường sống.
- Xoá bỏ tình trạng chất lượng kém đối với vật tư hàng hoá đầu vào cho SXNN và nông sản đầu ra ảnh hưởng tới người sản xuất, người tiêu dùng.
c. Môi trường xã hội
- Phát triển nông nghiệp đi đôi với việc tiến bộ và công bằng xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nông thôn, đảm bảo mọi người dân có cơ hội được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ giáo dục, y tế, có cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng giới, bất bình đẳng trong thu nhập. Tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động xã hội, vào quá trình ra quyết định.
- Gắn liền việc nâng cao thu nhập với tăng cường cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, vùng trung tâm huyện với vùng sâu vùng xa.
- Đồng thời các tệ nạn xã hội nông thôn phải giảm xuống, tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc được gìn giữ và phát huy.
3.1.2 Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh a. Về kinh tế a. Về kinh tế
- Quan điểm phát triển
+ Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trước hết là về con người, về vốn, về tài nguyên đất, rừng, thủy năng và các khoáng sản để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho
người lao động, cải thiện cơ bản đời sống nhân dân; góp phần giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư, giữa các vùng và thực hiện công bằng xã hội.
+ Đẩy nhanh việc xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên “một cực phát triển” trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
+ Phát triển kinh tế - xã hội phải góp phần củng cố khối đoàn kết các dân tộc, tăng cường năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
+ Phấn đấu tăng trưởng GDP (giá so sánh 1994) giai đoạn 2011-2015 bình quân hàng năm từ 14-15% và giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 12,5% - 13%.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế đến năm 2015 có cơ cấu nông- lâm-ngư nghiệp chiếm 32 - 33%; công nghiệp, xây dựng 25 - 26%; thương mại, dịch vụ 41- 42%. Năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 25% - 26%; công nghiệp đạt khoảng 34% – 35% và dịch vụ đạt khoảng 41%;
+ Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2015 đạt đạt 4.000 triệu USD; năm 2020 đạt 1.000 triệu USD; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 11% - 12% vào năm 2015 và 16% - 18% vào năm 2020. Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 76 – 77 nghìn tỷ đồng (bình quân 18 - 19%/năm) và thời kỳ 2016– 2020 là 148 – 149 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt khoảng 18 - 19% thời kỳ 2011 – 2015 và 19 - 20% thời kỳ 2016 – 2020.
b. Về nông nghiệp
Phương hướng và mục tiêu
+ Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng sản lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
+ Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên hecta đất nông nghiệp.
+ Phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông nghiệp 54 – 55 triệu đồng/ha canh tác vào năm 2020.
+ Về trồng trọt: các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bông vải, mía, lạc, đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai, rau, đậu, thực phẩm,…
+ Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản để trở thành ngành kinh tế hàng hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp – nông thôn.
+ Về lâm nghiệp: có kế hoạch bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, bảo đảm tái sinh rừng, khai thác rừng gắn với việc trồng rừng, bảo đảm thực hiện mục tiêu về độ che phủ của rừng.
3.1.3 Các quan điểm có tính định hướng khi xây dựng giải pháp
- Phát triển nông nghiệp gắn liến với quá trình nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn, xoá bỏ tập quán sản xuất lạc hậu cho người đồng bào dân tộc.
- Phát triển nông nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường tức là phục người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm căn cứ để quyết định đầu tư sản xuất.
- Phát triển nông nghiệp gắn với hiệu quả, lựa chọn đầu tư các sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao.
- Phát triển nông nghiệp phải đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng, phấn đấu từng bước xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc.
3.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1 Phát triển các cơ sở sản xuất
Khi nền nông nghiệp phát triển từ tự cung, tự cấp lên nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và cao hơn, lúc đó chỉ có sản lượng hàng hoá mới làm cho kinh tế nông hộ phát triển về quy mô, để hình thành trang trại. Đây cũng chính là con đường đi lên của kinh tế hộ hiện nay trong nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Vì thế, phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp cần cũng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ.
a. Cũng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ
Để có kinh tế hộ phát triển bền vững, cần có sự hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ nông sản như: đất đai, lao động, vốn, khoa học - kĩ thuật công nghệ mới, vốn và thị trường. Nên cần thiết phải thực hiện các giải pháp cụ thể là:
- Khi có dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên hộ đồng bào được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
trí và quan hệ kinh tế của gia đình nông dân với đời sống kinh tế - xã hội. Coi trọng nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho hộ đồng bào dân tộc.
- Khuyến khích lao động người đồng bào dân tộc đổi mới tư duy, cần cù, sáng tạo, tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi, tăng cường sản xuất để có đủ lượng thực, xóa đói giảm nghèo...từng bước để các nông hộ nhỏ liên kết lại tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, quản lý kinh tế hộ...
- Nâng cao tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ, tăng cường cung cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông cho nông hộ.
- Kết hợp tốt giữa sản xuất với chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hóa của kinh tế nông hộ để có được sức cạnh tranh trên thị trường.
b. Phát triển các tổ hợp tác
Mô hình tổ hợp tác là hình thức phổ biến trong thành phần kinh tế tập thể, phù hợp với yêu cầu sản xuất, thực trạng PTNN của tỉnh Đắk Lắk. Tổ hợp tác là cơ sở để hình thành hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp... Phát triển tổ hợp tác, phải bắt đầu từ nhu cầu của người dân và mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ. Các tổ hợp tác ở tỉnh Đắk Lắk có thể phát triển như tổ hợp tác: tưới tiêu, vay vốn, khoa học - kỹ thuật, lao động, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nông thôn, quản lý bảo vệ rừng, đổi công, dịch vụ...
Nhằm tiếp tục mở rộng và thúc đẩy các các tổ hợp tác phát huy hiệu quả bền vững. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể như chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tổ hợp tác.
phát triển tổ hợp tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc phát triển các tổ hợp tác đã giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con và cộng đồng dân cư, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tổ hợp tác sẽ phục vụ đầu vào và đầu ra nông sản của các hộ sản xuất và đại diện cho các hộ sản xuất để ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các đối tác trên chuỗi cung cấp theo từng ngành hàng cụ thể. Chính vì thế phát triển tổ hợp tác là hình thức nâng tầm kinh tế hộ, là điều kiện cần thiết để phát triển các cơ sở sản xuất.
Những ưu thế của mô hình tổ hợp tác so với kinh tế hộ được thể hiện ở bảng 3.1dưới đây:
Bảng 3.1 Những ưu điểm của tổ hợp tác so với kinh tế hộ
Kinh tế hộ
- Sản xuất nhỏ lẻ manh mún.
- Giá nguồn cung cấp đầu vào cao, đầu ra thấp. Khó tiếp cận các kênh tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn.
- Số lượng sản phẩm ít, chất lượng không đồng nhất.
- An toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm.
- Chưa có cơ sở pháp lý để ký kết các hợp đồng kinh tế quy mô lớn.
- Không có đủ tư cách pháp nhân trong ký kết hợp đồng kinh doanh (trường hợp nông dân nhỏ lẻ).
Tổ hợp tác
- Sản xuất quy mô lớn, sản phẩm đồng nhất.
- Hợp tác để tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ.
- Giảm giá thành trong sản xuất
- Tăng khả năng cạnh tranh
- Tăng vốn cho sản suất
- Có khả năng mặc cả với người bán và người mua.
- Có thể ký kết các hợp đồng kinh tế với quy mô lớn và có tư cách pháp nhân.
c. Phát triển hợp tác xã
Các định hướng sau:
- Phát triển HTX nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể, phải đồng bộ gắn kết với các thành phần kinh tế khác.
- HTX phải vận hành theo cơ chế thị trường, thực sự là chủ thể kinh tế tự chủ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Hợp tác xã và tổ hợp tác phải đóng vai trò cầu nối giữa nông dân với nhà khoa học và doanh nghiệp; nhà khoa học (tổ chức khoa học) hợp đồng với tổ hợp tác, hợp tác xã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...ở các vùng các xã.
Giải pháp phát triển
- Phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có