So sánh khả năng xử lý kháng sinh AMO sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp tách và đánh giá hiệu quả loại bỏ kháng sinh beta lactam sử dụng silica biến tính từ vỏ trấu (Trang 58 - 60)

CHUƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. So sánh khả năng xử lý kháng sinh AMO sử dụng

tạo từ vỏ trấu có biến tính và khơng biến tính với PDADMAC

Để đánh giá tiềm năng của vật liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu đã được biến tính bề mặt bằng hấp phụ polyme mang điện PDADMAC, nghiên cứu tiến hành so sánh khả năng xử lý kháng sinh AMO sử dụng vật liệu có biến tính và khơng biến tính trong cùng điều kiện thí nghiệm (Hình 3.12).

Hình 3.12. So sánh hiệu suất xử lý kháng sinh AMO và CEF sử dụng vật liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu có biến tính và khơng biến tính với polyme liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu có biến tính và khơng biến tính với polyme

PDADMAC.

Kết quả trong Hình 3.12 cho thấy sử dụng vật liệu nanosilica được biến tính bề mặt bằng polyme PDADMAC cho hiệu suất xử lý kháng sinh AMO và CEF cao hơn rất nhiều so với vật liệu khơng được biến tính bằng polyme. Các kết quả thực nghiệm cho thấy vật liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu được biến tính bằng polyme

mang điện dương thân thiện với môi trường PDADMAC là một loại vật liệu tiềm năng để xử lý kháng sinh trong môi trường nước.

3.5. Khảo sát điều kiện hấp phụ xử lý kháng sinh AMO trên vật liệu nanosilica chế tạo từ vỏ trấu và đƣợc biến tính bằng polyme PDADMAC

3.5.1. Khảo sát thời gian hấp phụ xử lý AMO

Vật liệu silica sau khi sử lý sơ bộ bằng nhiệt và biến tính bằng PDADMAC được cho vào ống falcon 15 ml. Sau đó, bổ sung thêm dung dịch chuẩn AMO với nồng độ 10,0 ppm trong nền muối KCl 1 mM (pH = 10). Tiến hành khảo sát thời

gian hấp phụ AMO trên vật liệu SiO2 đã được biến tính bằng PDADMAC từ 5 phút

đến 240 phút.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian cân đến khả năng hấp phụ AMO

được lấy kết quả trung bình cho ở Bảng 3.3 và Hình 3.13.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hiệu quả xử lý AMO theo thời gian

Thờigian (phút) C0 (AMO) (ppm) Ce (TB) (ppm) H (TB) (%) SD 5 10,0 4,520 54,80 3,20 15 10,0 4,334 56,66 2,25 30 10,0 3,998 60,02 1,70 60 10,0 3,663 63,37 0,51 90 10,0 3,530 64,70 0,29 120 10,0 3,311 66,89 0,07 150 10,0 3,109 68,91 0,92 180 10,0 1,631 83,69 1,51 210 10,0 1,316 86,84 2,47 240 10,0 1,104 88,96 3,22

Hình 3.13. Ảnh hưởng của thời gian tới cân bằng hấp phụ AMO trên vật liệu nanosilica biến tính bằng PDADMAC. liệu nanosilica biến tính bằng PDADMAC.

Kết quả trong Bảng 3.3 và Hình 3.13 cho thấy khi tăng thời gian hấp phụ từ 5 phút lên đến 180 phút, hiệu suất xử lý AMO sử dụng vật liệu nanosilica điều chế từ vỏ trấu và được biến tính bằng polyme PDADMAC có xu hướng tăng dần. Khi tiếp tục tăng thời gian hấp phụ (từ 180 phút tới 210 phút) thì hiệu suất xử lý kháng sinh thay đổi khơng đáng kể chứng tỏ quá trình hấp phụ đã đạt đến cân bằng.

Vì vậy, chọn thời gian hấp phụ là 180 phút cho những thí nghiệm khảo sát tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp tách và đánh giá hiệu quả loại bỏ kháng sinh beta lactam sử dụng silica biến tính từ vỏ trấu (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)