nanosilica biến tính bằng PDADMAC.
Điều kiện tối ưu AMO CEF
Thời gian ( phút) 180 120
Lượng vật liệu (mg/ml) 10 10
pH 10,0 4,0
Muối KCl (mM) 100 0,10
Từ kết quả Bảng 3.11 cho thấy từng loại kháng sinh khác nhau thì có khả năng hấp phụ trên bề mặt silica sau biến tính với PDADMAC rất khác nhau như AMO được hấp phụ cao ở pH=10 trong khi đó CEF hấp phụ tốt tại pH = 4. Ngoài ra, nồng độ muối có ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp phụ CEF trong khi nồng độ muối ít ảnh hưởng hơn so với hấp phụ AMO. Vì vậy, điều kiện tách phù hợp là ở pH thấp (pH = 4) và nền muối thấp để tách CEF bằng hấp phụ chọn lọc. Sau đó sẽ hấp phụ ở pH cao (pH = 10) đối với AMO.
Đối với các mẫu thực thường có nền muối cao thì cần làm ngược lại tức là chỉnh pH cao (pH= 10) để hấp phụ AMO trước, sau khi tách được AMO có thể axit hố chỉnh về pH thấp (pH = 4) để tách CEF.
3.8.Cơ chế hấp phụ kháng sinh AMO và CEF
3.8.1. Đánh giá sự thay đổi điện tích bề mặt vật liệu hấp phụ bằng phương pháp đo
thế zeta
Thế zeta được dùng để đánh giá sự thay đổi điện tích bề mặt vật liệu SiO2 sau khi hoạt hóa bằng nhiệt, SiO2 được biến tính bằng PDADMAC, và hấp phụ kháng sinh AMO, CEF. Tất cả các phép đo thế zeta của các mẫu vật liệu SiO2 được tiến hành ở cùng điều kiện nhiệt độ phòng, từ pH 4 đến 10 và trong nền muối KCl 1mM.
Kết quả thế zeta của vật liệu SiO2 vỏ trấu, SiO2 biến tính PDADMAC và SiO2 biến tính PDADMAC sau hấp phụ AMO và CEF được cho ở Bảng 3.12 và Hình 3.22