Ảnh hưởng của lượng vật liệu tới hiệu suất xử lý AMO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp tách và đánh giá hiệu quả loại bỏ kháng sinh beta lactam sử dụng silica biến tính từ vỏ trấu (Trang 62 - 63)

CHUƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.3. Ảnh hưởng của lượng vật liệu tới hiệu suất xử lý AMO

Lượng vật liệu hấp phụ có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp phụ do khi tăng lượng vật liệu hấp phụ sẽ làm tăng tổng diện tích bề mặt. Tuy nhiên, lượng vật liệu quá lớn cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng keo tụ của các hạt vật liệu tạo thành vật liệu hấp phụ có kích thước lớn hơn sẽ làm giảm khả năng hấp phụ.

Tiến hành khảo sát lượng vật liệu silica đã được biến tính bằng PDADMAC từ 2,5 đến 50 mg/mL ở pH =10 trong nền muối KCl 1mM. Nồng độ AMO được giữ cố định là 10,0ppm. Hấp phụ kháng sinh trong nền muối KCl 1mM, lắc trong vòng 180 phút.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng lượng vật liệu đến khả năng hấp phụ AMO được chỉ ra ở Hình 3.15.

Hình 3.15. Ảnh hưởng của lượng vật liệu tới hiệu suất xử lý AMO sử dụng vật liệu nanosilica biến tính bằng PDADMAC . vật liệu nanosilica biến tính bằng PDADMAC .

Kết quả ở Hình 3.15 cho thấy khi tăng lượng vật liệu hấp phụ từ 2,5mg/mL tới 10mg/mL thì hiệu suất xử lý AMO tăng cao. Hiệu suất đạt giá trị 93,21% ở lượng vật liệu là 10mg/mL. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng vật liệu lớn hơn 10mg/mL, đặc biệt ở 50mg/mL thì khả năng hấp phụ giảm mạnh dẫn đến hiệu suất xử lý kháng sinh giảm nhiều. Ngun nhân có thể giải thích là do các hạt vật liệu có khả năng keo tụ thành các hạt keo có kích thước hạt lớn hơn [21], làm cho diện tích bề mặt

nhỏ dẫn đến giảm hiệu quả xử lý AMO. Vì vậy lượng vật liệu hấp phụ sẽ được giữ cố định ở 10mg/mL để xử lý AMO sử dụng vật liệu nanosilica được chế tạo từ vỏ trấu và biến tính bằng polyme mang điện dương PDADMAC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phương pháp tách và đánh giá hiệu quả loại bỏ kháng sinh beta lactam sử dụng silica biến tính từ vỏ trấu (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)