3.6.2 .Khảo sát ảnh hưởng của pH tới khả năng xử lý CEF
3.6.3. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối KCl khi hấp phụ CEF
Nền muối có ảnh hưởng lớn tới khả lực tương tác tĩnh điện giữa CEF và vật liệu SiO2 biến tính bằng PDADMAC. Do đó, khảo sát nồng độ muối KCl rất quan trọng.
Tiến hành khảo sát nồng độ muối KCl tại các nồng độ 0mM; 0.1mM; 1mM; 10mM; 50mM; 100mM trên vật liệu SiO2 sau khi được biến tính bằng PDADMAC kháng sinh CEF nồng độ 10,0 ppm tại pH=4 và thời gian hấp phụ trong 120 phút
Các kết quả khảo sát ảnh hưởng của nền muối KCl được làm lặp và lấy hiệu suất trung bình với độ lệch chuẩn thể hiện trong Bảng 3.9 và Hình 3.20.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nồng độ muối KCl tới khả năng xử lý CEF
C KCl (mM) C0 (ppm) Ce(TB) (ppm) H (TB) (%) SD 0 10,0 0,764 92,36 1,50 0,1 10,0 0,648 93,52 2,13 1 10,0 0,984 90,16 4,16 10 10,0 3,747 62,53 2,22 50 10,0 7,329 26,71 5,43 100 10,0 8,494 15,06 1,39
Hình 3.20. Ảnh hưởng của nồng độ KCl đến khả năng loại bỏ CEF sử dụng vật liệu silica biến tính bằng PDADMAC
Từ kết quả trên Bảng 3.9 và Hình 3.20 cho thấy khi xử lý CEF bằng hấp phụ sử dụng vật liệu silica sau khi biến tính với PDADMAC thì hiệu suất sử lý kháng sinh tăng nồng độ KCl từ 0 mM đến 0,1 mM sau đó hiệu suất xử lý giảm mạnh khi tăng nồng độ muối KCl từ 1 mM dến 100 mM và hiệu suất xử lý tối ưu nhất khi nồng độ KCl bằng 0,1 mM (93,52%). Vì khi giảm nồng độ muối nền KCl thì dung lượng hấp phụ tăng do sự giải hấp PDADMAC trên bề mặt SiO2 khi tăng nồng độ muối. Tuy nhiên, khi khơng có KCl lực hút tĩnh điện không đủ để khuếch tán các phân tử kháng sinh tới bề mặt lớp mang điện trung gian của PDADMAC-SiO2, dẫn đến khả năng hấp phụ kháng sinh CEF của vật liệu silica biến tính giảm.