Chính sách phát triển thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

1.2 .Thị trường bất động sản Việt Nam

1.2.1. Chính sách phát triển thị trường bất động sản

1.2.1.1 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa

Đường lối Đổi mới, đẩy mạnh Cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa đó được xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI (1986), và được Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VII (1991), Khoá VIII (1996), Khố IX ( 2001), Khố X (2006), Khóa XI (2011), Khóa XII (2016) tiếp tục phát triển.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII xác định: "Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xoá bỏ cơ chế tập

trung, quan liêu, bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa "; " Tạo lâp đồng bộ các yếu tố của thị trường“”,

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX xác định:"Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu

lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghiã, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc cịn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ ",

1.2.1.2 Đổi mới cơ chế QLĐĐ đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế kinh tế

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, 2011 “ Đổi mới hồn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất đai,

tài nguyên, vốn và các tài sản công khác để ... đất đai, tài nguyên, vốn, tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả“

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, 2016 “Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”

Nghị quyết Đại hội Đảng XI, XII đã xác lập chủ trương, định hướng đổi mới chính sách pháp luật đất đai phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, đồng thời mở đường cho sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường trong cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

1.2.1.3 Xây dựng và hoàn thiện thống pháp luật đất đai và TTBĐS

Thể chế hố chủ trương, chính sách đất đai của Đảng, Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam năm 1980, 1992, 2013 đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo pháp luật

Luật đât đai 1987, 1993, 1998, 2001, 2003, 2013 đã cụ thể hoá các quy định về đất đai của Hiến pháp 1980,1992, 2013 về các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo, pháp luật, sử dụng đất đai hợp lý hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ cải tạo bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; Các quyền của người sử dụng đất: được cấp GCNQSDĐ, được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất được giao, được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh; Nghĩa vụ của người sử dụng đất: sử dụng đúng mục đích, bảo vệ đất, bảo vệ mơi trường, nộp thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, bồi thường khi được nhà nước giao đất, trả lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi.[9]

Thể chế hóa chủ chương của Đảng “Phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở thực hiện Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản” cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, hệ thống pháp luật và Xây dựng, nhà ở, thị trường bất động sản cũng được hình thành với:

- Luật Xây dựng 2003, 2014 - Luật Nhà ở 2005, 2014

- Luật Kinh doanh bất động sản 2006, 2014

Lĩnh vực kinh doanh BĐS là một lĩnh vực đặc thù, được chi phối bởi rất nhiều văn bản pháp luật như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… Kể từ khi Luật Nhà ở và Kinh doanh Bất động sản được áp dụng từ tháng 7.2015, đã có sự điều chỉnh tốt hơn, tích hợp đồng bộ các luật liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)