Dân số, Lao động quận Hà Đông qua các năm 2010-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 50 - 55)

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số người Người 238.811 247.386 258.946 274.288 288.621 296.791 306.583 316.700 Dân số Phi NN Người 139837 145632 153965 163929 175473 179773 189459 199153 Dân số NN Người 98974 101754 104981 110359 113148 117018 117124 117547 Tổng số lao động Người 170.822 177.035 185.048 196.255 206.024 212.033 219.070 226.212 Lao động NN Người 72489 74525 76888 80816 82824 85599 85501 85809 Lao động phi NN Người 98333 102510 108160 115439 123200 126434 133569 140403 Tỷ lệ PT DS tự nhiên % 1.2 1.4 1.4 1.3 1.2 1.0 1.1 1.2

( Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông) 2.1.2.2 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tính đến hết năm 2016, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng, đạt 143,1% so với dự toán giao, tăng 48,12% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách đạt gần 2,3 nghìn tỷ đồng, đạt 165,67% so với dự toán giao, tăng 13,67% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,1 triệu đồng/người/năm.

Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu đạt 18,5% so với năm 2015 trong đó: ngành dịch vụ tăng 19,5%, ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng 17,8%, ngành nông nghiệp - thủy sản giảm 1,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,1 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững, tỷ trọng nơng nghiệp giảm cịn 01,%, cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 55,9%, thương mại du lịch dịch vụ đạt 44%. (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế Quận Hà Đông giai đoạn 2010 - 2017 Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Stt Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình GĐ 2010-2014 % 22,12 26,4 19 18,2 17,5 Số liệu GDP khơng tính

- Công nghiệp, xây

dựng % 21,98 26,20 18,90 17,82 17,37 - Nông nghiệp % -0,65 -0,76 -0,48 -0,46 -2,88 - Dịch vụ % 22,36 27,20 19,52 18,31 18,16 2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất % 22,12 26,55 18,91 17,94 17,66 18,50 18,53 17,75

-Công nghiệp, xây

dựng % 21,98 26,2 18,9 17,8 17,4 18,0 17,8 15,6

-Nông, lâm nghiệp,

thủy sản % -0,65 -0,76 -0,48 -0,46 -2,88 -0,1 -1,5 -0,5

-Dịch vụ % 22,36 27,20 19,5 18,3 18,2 18,7 19,5 20,7

3

Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 100 100 100

-Công nghiệp, xây

dựng % 53,74 53,75 52,71 53,11 51,8 57,44 57,11 56,07

-Nông nghiệp % 0,25 0,17 0,14 0,11 0,1 0,14 0,11 0,10

-Dịch vụ % 46,01 46,08 47,15 46,78 48,1 42,42 42,78 43,83

4

Thu nhập bình quân đầu người (Triệu đ/ người/năm)

53,589 58,792 61,327 63,55 70,122 74,1 74,8 75,3

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đơng) Đơn vị tính: %

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017

Dịch vụ Nông nghiệp

CN - XD

Hình 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế quận Hà Đông giai đoạn 2010 - 2017

Số liệu Bảng 2.1 và Hình 2.2 cho thấy: các ngành kinh tế trên giai đoạn năm 2010 đến năm 2017 cho thấy: Trong năm 2017 ngành công nghiệp xây dựng vẫn là lĩnh vực mũi nhọn đứng đầu trong nền kinh tế của quận, tốc độ tăng trưởng 2,33% so với năm 2010 (cao nhất là năm 2015 chiếm tỷ lệ 57,44%), xếp thứ 2 là ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 43,83% (năm 2014 ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 48,1%) giảm 2,18% so với năm 2010. Và xếp cuối cùng là ngành nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít 0,1% trong nền kinh tế của quận Hà Đơng. Nhìn chung các ngành kinh tế của quận phát triển ổn định khơng có nhiều chuyển biến lớn giữa các ngành.[21]

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Từ năm 2006, sau khi sát nhập địa giới hành chính các phường và năm 2008 sát nhập địa giới hành chính về Hà Nội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, kêu gọi đa dạng hóa các hình thức đầu tư đã đem lại cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, làm cho bộ mặt đô thị được cải thiện khang trang hơn.

1. Mạng lưới dân cư đô thị

Thực trạng phát triển đô thị quận Hà Đơng được đánh giá là có bước phát triển mạnh mẽ, có sức hấp dẫn thu hút được nhiều nhà đầu tư, do Hà Đông là quận năm phía Tây Nam Hà Nội, là quận đang phát triển, nằm tiếp giáp với các quận nội thành cũ của thủ đơ có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng giao thông đi lại, liên kết với các hạ tầng, dịch vụ tại khu trung tâm nhanh chóng, thuận tiện. Hiện tại có nhiều dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai trên địa bàn các phường như: Khu đô thị Văn Quán, KĐT Văn Phú, KĐT mới La Khê, KĐT An Hưng, KĐT mới Park City Hà Nội, KĐT TSQ Galaxy, KĐT Nam La Khê, KĐT Kiến Hưng, KĐT mới Vạn Phúc….Tuy nhiên do suy thoái kinh tế nên việc triển khai thi cơng một số các dự án cịn chậm, thiếu đồng bộ như: KĐT Đồng Mai, KĐT Sông Đà - Thăng Long; Khu đô thị Văn Phú, Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5... gây lãng phí tiền bạc của nhà nước, nhà đầu tư trong khi người dân khơng cịn đất để sản xuất, đất bị bỏ hoang.

2. Giao thơng

Với vị trí thuận lợi nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hịa Bình và quốc lộ 70A, cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam của Thủ đơ và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình là điều kiện thuận lợi cho việc lưu thơng trao đổi, bn bán hàng hóa phát triển kinh tế. Từ năm 2012, quận đang thực hiện dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông; mở rộng quốc lộ 6 và Bến xe Yên Nghĩa khi đi vào hoạt động sẽ giảm tải phần lớn áp lực giáo thơng phía Tây Nam đổ về trung tâm thành phố.

2.1.2.4. Giáo dục, đào tạo

Hệ thống trường học hiện nay được phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn quận.

Đến nay, tồn quận có 110 trường học với gần 2.000 nhóm lớp và gần 80.000 học sinh. Hệ thống cơ sở vật chất trường học cơ bản được chuẩn hóa với 56,8% trường đạt chuẩn quốc gia, một số trường đang được mở rộng hoặc xây mới.

giá đạt về năng lực, phẩm chất, lên lớp thẳng... Giáo dục đại trà và mũi nhọn được giữ vững với hơn 97% học sinh THCS lên lớp thẳng, học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp THCS đạt 99,81%. Nhiều giáo viên giành giải cao trong những kỳ thi giáo viên giỏi. Ngành giáo dục - đào tạo quận được xếp thứ 3/30 quận huyện.

2.1.2.5 Y tế, văn hóa 1. Y tế

Đến năm 2016, Hà Đơng có 01 trung tâm y tế, 01 phòng khám đa khoa tuyến quận, 16/17 phường có trạm y tế (phường Phú La chưa có) bên cạnh đó cịn có các bệnh viện thành phố, trung ương đóng trên địa bàn như: Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện 103, Viện Bỏng Quốc gia và các bệnh viện đa khoa tư nhân, các với cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cấp. Đội ngũ cán bộ, các trang thiết bị phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe được củng cố kiện tồn; hoạt động y tế cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

2. Văn hóa

Với phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa, tính đến năm 2016 tồn quận có 88,8% số hộ đạt gia đình văn hóa, 72,4% số tổ dân phố; 80,51% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chẩn văn hóa. Quận có 01 nhà văn hóa trung tâm, 01 nhà thiếu nhi quận và 17 phường có 137 nhà văn hóa, hội trường họp dân của các tổ dân phố, ngồi ra có 01 sân vận động của quận, 12 sân vận động phường và các khu vui chơi thể dục thể thao tại các khu dân cư đảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thể thao của nhân dân tồn quận.

2.2. Tình hình quản lý đất đai tại quận Hà Đơng

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hà Đơng tính đến ngày 31/12/2016 là 4.963,77 ha, trong đó:

+ Đất nơng nghiệp 1.311,51 ha, chiếm 26,42 % tổng diện tích đất tự nhiên (trong đó: đất sản xuất nơng nghiệp 1.174,13ha, chiếm 23,65%; đất nuôi trồng thuỷ sản 38,76ha, chiếm 0,78%; đất nông nghiệp khác 98,62ha, chiếm 1,98% so với tổng diện tích đất tự nhiên của quận).

+ Đất phi nơng nghiệp của tồn quận 3.003,75ha, chiếm 60,51% tổng diện tích tự nhiên (trong đó: đất ở 1.202,62ha, chiếm 24,23%; đất chuyên dùng 1.563,80 ha, chiếm 31,5 %; đất cơ sở tôn giáo 13,3 ha, chiếm 0,26%; đất cơ sở tín ngưỡng 15,55 ha, chiếm 0,31%; đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 65,48 ha, chiếm 1,31 %; đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối 84,47 ha, chiếm 1,70%; đất có mặt nước chuyên dùng 51,61 ha, chiếm 1,03%; đất phi nông nghiệp khác 6,91 ha, chiếm 0,13% so với tổng diện tích tự nhiên của quận).

+ Diện tích đất chưa sử dụng 648,52 ha, chiếm 13,06 % tổng diện tích đất tự nhiên. (bảng 2.3 )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)