CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn LSNG
3.2.2.5. Nhóm cây làm cảnh và cho bóng mát
Nhóm cây cảnh và cây bóng mát bao gồm: cây hoa, cây cảnh và cây bóng mát. Chúng có giá trị thẩm mỹ cao và có tác dụng điều hịa khí hậu, cải tạo mơi trường, chống ơ nhiễm và tiếng ồn cho cư dân.
Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đã xác định được tổng số 54 loài thực vật làm cảnh và cho bóng mát chiếm 13,33% trên tổng số lồi. Các loài chủ yếu được trồng làm cảnh tại sân vườn của hộ gia đình, chậu kiểng, cây bóng mát trong khuôn viên nhà, ven đường, cây làm hàng rào… Những lồi làm cảnh, cho bóng mát tiêu biểu như: Bằng lăng nước (Lagerstroemia
floribunda), Cau rừng (Areca triandra), Đủng đỉnh (Caryota mitis), Lộc vừng
(Barringtonia acutangula), Chiếc tam lang (Barringtonia macrostachya), Mai vàng (Ochna integerrima), Thiên tuế (Cycas circinalis), Sung (Ficus
racemosa), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Sao đen (Hopea odorata), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa ), Bông trang (Ixora stricta)…
Một số loài lan rừng trong Khu bảo tồn được người dân lấy về làm cảnh như: Đưôi chồn (Aerides multiflora.), Ngọc điểm (Rhynchostylis Gigantea),
Vũ nữ (Oncidium lexuosum), Long tu (callista primulina), Thuỷ tiên
(Dendrobium palpebrae)… và một số được mua bán, trao đổi mang tính chất
nhỏ lẻ.
3.2.2.6. Cây có cơng dụng khác
Về các loại cây này, chúng tơi đã thống kê được 29 lồi có cơng dụng khác chiếm 7,16% tổng số loài tại khu vực nghiên cứu bao gồm các loài cây lợp nhà như: lá Trung quân (Ancistrocladus tectorius (Lour.) Merr..), Đùng đình (Caryota urens L..) Mật cật, cỏ Tranh; lá Buông (Corypha lecomtei Becc.), lá Mật cật to (Licuala grandis Wendl..) và Mật cật gai (Licuala
spinosa Wurmb.) dùng để làm nón; làm thức ăn cho gia súc, chăn nuôi như: Keo dậu, Dâu tằm, Chuối rừng, Môn, Ráy...; làm hương như: Bời lời, Quế, Re...; độc làm tên bắn, thuốc cá như cây Sui, cây Thuốc cá. Tuy nhiên đối với các loài này mức độ tận dụng đó cịn rất đơn giản, cịn thiếu khoa học và chỉ một phần nhỏ, việc khac thác và sử dụng nguồn LSNG này tại địa phương còn nhiều hạn chế, chưa phát huy đươc hết khả năng tối đa mà nó có thể đem lại.
3.3. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân trong gây trồng một số loại LSNG trong gây trồng một số loại LSNG
3.3.1 Thực trạng gây trồng một số loại LSNG trong khu vực nghiên cứu cứu
Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây LSNG đang được gây trồng, thu hái chế biến trong 2 xã đã điều tra là rất đa dạng phong phú có trên 40 lồi, tuy nhiên, số lồi cây LSNG với mục đích sử dụng ngay tại chỗ như một số loài cây thuốc, cây rau được trồng với số lượng ít, chủ yếu rải rác trong vườn, cịn các lồi cây được trồng nhiều theo chiều hướng sản xuất hàng hố chủ yếu ở nhóm cho nguyên liệu là phổ biến, cụ thể ở bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6. Các loài cây LSNG chủ yếu được gây trồng trong khu vực TT Họ Tên phổ thông Bộ phận sử dụng Số hộ Diện tích 1 Họ Ngũ gia bì -
Araliaceae Đinh lăng Toàn thân 4 0,6
2 Họ dây gắm -
Gnetaceae Lá Nhíp Lá 2 1,1
3 Họ Thầu dầu -
Euphorbiaceae Diệp hạ châu Thân và lá 2 0,5
4 Họ Long não - lauraceae Re Hương Vỏ 6 9 5 Quế Vỏ 11 26 6 Bời lời Vỏ 17 39 7 Họ Chiếc - Lecythidaceae Lộc vừng Cây 3 0,4 8 Họ Mộc lan -
Magnoliaceae Giổi xanh Hạt 2 1
9
Họ dâu tằm - Moraceae Sanh Cây 3 0,3
10 Vả Quả 1 0,1
11 Họ Sim - Mytaceae Sim Quả 2 0,3
12 Họ Trôm - Stesculiaceae
Trôm Nhựa 3 0,9
13 Lười ươi Quả 9 18
14 Họ Chè - Theaceae Chè Lá Nhiều
hộ Rải rác 15 Họ Trầm -
Thymaelaceae Dó bầu Thân 11 15
16
Họ cau – arecaceae Song bột Thân 1 3,5
18 Song mật Thân 1 2
19 Họ Lan - Orchidaceae Ngọc Điểm Hoa 3 0,2
20
Họ hòa thảo - Poaceae
Điền trúc Măng 9 9 21 Mạnh tông Măng 8 11 22 Tầm vông Thân 5 5 23 Họ gừng - zingineraceae Gừng Củ Nhiều hộ Rải rác 24 Nghệ Củ Nhiều hộ Rải rác
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn điều tra)
Kết quả điều tra ở bảng 3.6 cho thấy thành phần loài cây LSNG gây trồng tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng và phong phú, thể hiện ở cả về mặt số lượng, về mặt công dụng. Bên cạnh đó, diện tích được gây trồng những cây đem lại giá trị kinh tế cao cũng rất lớn như: Quế, Bời lời, Gió bầu, Ươi, Chè, Điền trúc, Mạnh tơng, Tầm vơng, Gừng, Nghệ là những cây được gây trồng nhiều, tuy nhiên theo phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương cũng có những loại cho thu nhập rất cao như Diệp hạ châu, Lan Ngọc điểm nhưng do đầu ra còn hạn chế nên người dân chưa dám đầu tư trồng nhiều. Còn nhiều loại mới phát triển sau này, mới được nguời dân trồng chưa cho thu hoạch nhưng cũng có tiềm năng rất lớn đó là: Đinh lăng, Trơm, Sim, Song bột, Mây rã, Song mật cũng cần có giải pháp định hướng thị trường tiêu thụ để tạo thu nhập cho bà con nông dân.
Qua phỏng vấn về kỹ thuật, mùa vụ trồng, tìm hiểu về những khó khăn thuận lợi cũng như thu nhập từ việc trồng các loài cây LSNG của người dân để xác định các loài và khả năng phát triển trong vùng đệm và đưa ra những định hướng cho nhân giống và gây trồng.
Cây thuốc được trồng và sử dụng cho chăm sóc sức khỏe của người dân địa phương và bn bán. Nhìn chung các cây thuốc được gây trồng tại vườn nhà chủ yếu là được lấy giống từ tự nhiên, việc khai thác khơng chỉ phá hủy rừng mà cịn ít thành cơng vì nhiều cây giống khơng thể sống sót nổi khi bị bứng về trồng tại vườn nhà. Cần có nhiều biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm để phát triển tốt hơn nữa.
* Nhóm cây làm thực phẩm, Nhựa, tinh dầu:
Chủ yếu là những loài cây đem lại kinh tế cao như cây Quế, Bời lời, Dó bầu, Trơm, Ươi…. có thể đem lại giá trị kinh tế cao nhưng có thể do thời gian sinh trưởng lâu hoặc do thiếu kinh nghiệm và thông tin kỹ thuật về nhân giống, trồng và gây trồng, thiếu nguồn cung cấp giống tại địa phương, giá cả giống hiện nay còn cao.
Song cây được trồng nhiều để lấy thực phẩm trong nhóm là Măng Điền trúc, Mạnh tông được người dân trồng nhiều do giống cây dễ trồng sau vườn nhà nhưng mục đích chủ yếu là trồng để bán, một số ít trồng phục vụ gia đình.
* Nhóm cây làm nguyên liệu cơng nghiệp
Một số lồi Tre thu hái nhiều sử dụng làm hàng rào và giàn trong vườn, Tre làm nguyên liệu giấy, nhưng việc gây trồng chưa đem lại hiệu quả cao do diện tích trồng cịn manh mún và chưa thực sự là cây tiềm năng trong khu vực, chỉ có Tầm vơng cho nguyên vật liệu, làm đồ thủ công cho giá trị kinh tế cao vì dễ tiêu thụ. Trên điạ bàn có 1 hộ trồng Song mây tuy nhiên chưa thu hoạch nhưng đây cũng là 1 hướng đi mới cho người dân ở đây vì diện tích giao khốn cho người dân nhiều, nếu biết chăm sóc, ni dưỡng, phát triển sẽ cho nguồn thu nhập tuơng đối cho người dân địa phương trong bối cảnh ngày càng khan hiếm nguồn nguyên liệu.
Những nhóm cây này thường được người dân trơng với số lượng ít hoặc chỉ dùng để đáp ứng nhu cầu và mục đích gia đình, có 2 hộ trồng cây Sim và 2 hộ trồng cây Nhíp tuy nhiên đây chỉ là mơ hình trồng thí điểm nên chưa cho thu hoạch và chưa có giá trị về kinh tế. Về cây làm cảnh hầu như được người dân trồng nhiều để làm cây cảnh trang trí cho gia đình, có một số ít trồng để kinh doanh như trồng cây Sanh, Lộc vừng để bán cho những người thi công cảnh quan ở địa phương khác tới và một mơ hình rất thành công hiện nay cần được nhân rộng là trồng lan Ngọc Điểm bán hoa.
3.3.2 Những kiến thức, kinh nghiệm gây trồng một số loại LSNG
Qua điều tra, phỏng vấn và nghiên cứu trong những năm qua chưa có cơ quan chuyên ngành nào đưa ra định hướng phát triển, xây dựng các mơ hình trình diễn về các lồi cây LSNG, một số lồi cây LSNG do người dân tại các thôn gây trồng theo kinh nghiệm từ lâu đời đã để lại, cụ thể như sau:
- Trồng rau Nhíp: Rau Nhíp là thực phẩm phổ biến của người dân tại 2 xã, đây là loại cây sống tự nhiên trong rừng, lại có sức đề kháng cao và dễ thích nghi nên sinh trưởng, phát triển tốt nếu trồng trong vườn nhà. Rau nhíp phát triển nhanh, ít tốn cơng chăm sóc, chỉ tưới nước vào mùa khơ, lại khơng phải bón phân hay phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Sau 1 năm trồng sẽ cắt đồng loạt để cây ra nhánh, ngọn. Do trồng dưới tán Điều nên đất giữ được độ ẩm, tạo điều kiện cho rau phát triển. Trước đây người dân thường bỏ mặc cho cây Điều phát triển tự nhiên, khơng chăm bón, phun thuốc định kỳ nên năng suất kém, thậm chí có năm thất thu. Từ khi trồng xen rau Nhíp, năng suất cây Điều tăng lên rõ rệt đây cũng là hướng để phát triển mơ hình xen canh, cải tạo đất, nâng cao giá trị kinh tế cũng như tăng năng suất cho cây trồng chính. Theo người dân rau khi thu hoạch đuợc người dân sử dụng và bán cho người quen, bán tại các chợ tại địa phương, chưa có người bao tiêu sản phẩm và chưa có đầu ra ổn định
- Trồng tre Điền trúc, Mạnh Tông: Tre Điền trúc, Mạnh Tông được trồng từ tháng 3 - 5 âm lịch. Vật liệu trồng là những gốc cây bánh tẻ (có khi một đoạn thân gần gốc), mỗi bụi nên trồng từ 3 – 4 cây. Mật độ trồng tre lấy măng từ 5- 6 m/ bụi . Tre Điền trúc, Mạnh Tông thường được trồng ở vườn nhà, vùng đồi thấp tốt nhất là có nước. Vào mùa nắng nóng cần cung cấp đủ lượng nước để cây ra măng. Tre phải trồng riêng biệt để khơng ảnh hưởng cây trồng khác vì đặc tính cây này là che bóng, rễ hút dinh dưỡng. Để bụi tre ra mụt nhiều, phải tưới nước thường xuyên kết hợp với bón phân định kỳ, đúng liều lượng. Đồng thời phải chừa cây mẹ, chừa mỗi bụi tre từ 2 - 3 cây loại ba năm tuổi và dưỡng thêm 2 - 3 cây tre loại một năm tuổi. Mỗi năm thu hoạch một mùa trong vòng 6 tháng (từ tháng 3 đến 10 âm lịch), măng thu hoạch người dân bán trực tiếp hoặc luộc rồi đóng bao đem bán cho các cơ sở thu mua tại địa phương để muối hoặc phơi khô.
- Trồng cây Sim: Người dân lên rừng đào nguyên bụi Sim để mang cả bầu đất về trồng, cách làm này giúp tỷ lệ cây sống cao, Sim trồng được tưới nước, bón thêm phân nên phát triển rất nhanh. Cây Sim ưa sáng nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn. Loại cây này sống ở đất cằn cỗi, chịu được thời tiết khắc nghiệt, ngoài tưới nước và bón phân thì khơng phải phun thuốc trừ sâu. Theo người dân địa phương, đặc điểm của Sim là trồng càng lâu thì cành càng phát triển, cho quả nhiều hơn; đến lúc cây già cỗi, trái ít thì cắt nhánh, Sim sẽ vươn chồi và sau đó cho quả nhiều trở lại. Cây Sim ra hoa vào mùa xuân, đến hè cho thu hoạch. Loại cây này thời gian quả chín kéo dài gần một tháng, chín đến đâu thu hái đến đó. Để gia tăng giá trị trái Sim người dân cần học hỏi cách chế biến rượu Sim và làm mật Sim, tạo ra những sản phẩm để bán ra thị trường.
- Trồng cây Mây nếp: Người dân tận dụng những cây con mọc tự nhiên trong rừng để nhân rộng trong khu rừng của mình. Mây trồng đơn giản, ít tốn cơng chăm sóc và đẻ nhánh rất nhanh, mỗi ha đất rừng trồng xen từ 600 gốc
đến 800 gốc Mây và sau từ 3 đến 5 năm là cho thu hoạch. Khi trồng mây, chú ý không được nén chặt hoặc dẫm lên phần đất mới trồng. Theo kinh nghiệm thực tế, cây mây dễ sống nhưng khó trồng. Tuỳ theo nhiệt độ, thời tiết tính từ ngày trồng đến tháng thứ 3 phải liên tục tưới và tạo ẩm cho cây. Khi trồng nếu gặp trời mưa, vẫn phải tưới thật đẫm vào những hố đã trồng. Nếu gặp trời nắng nên tưới vào lúc trời mát. Trong những năm gần đây bà con nhân dân trên địa bàn nhiều gia đình đã tự tu bổ, chăm sóc cây Mây dưới tán rừng tự nhiên, đồng thời nhân rộng giống Mây trong diện tích rừng của gia đình, sau thời gian trồng đến tuối khai thác người dân khai thác và bán lại cho những người thu mua tại địa phương. Cây Mây có giá trị kinh tế cao trên thị trường hiện nay, đây là một hướng đi mới để bà con phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
- Nhận xét, đánh giá:
Theo phỏng vấn người dân, người dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm và truyền miệng chứ chưa nắm vững về kỹ thuật trồng và chưa được các cơ quan chuyên mơn hướng dẫn hoặc tập huấn. Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong gây trồng các loại cây LSNG tại địa phương của người dân chủ yếu theo kinh nghiệm và khả năng nhận thức, vốn đầu tư của từng hộ gia đình, kiến thức bản địa được sử dụng là chủ yếu. Về giống, chủ yếu đào được từ địa phương đem về trồng khơng biết có năng suất hay khơng, một phần mua bên ngồi trôi nổi không nắm rõ về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất luợng, chưa có chương trình hoặc dự án của nhà nước hỗ trợ giống cho người dân. Qua khảo sát đề tài nhận thấy về giống, kỹ thuật gây trồng của người dân áp dụng vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau:
+ Giống phụ thuộc vào tự nhiên, chưa chủ động được nguồn giống, hoặc mua bên ngoài nhưng chưa nắm được nguồn gốc xuất xứ, mặt khác việc lựa chọn giống có năng suất, chất lượng cao chưa được thực hiện.
+ Hiện người dân vẫn phải tự tiêu thụ sản phẩm để nâng cao thu nhập. Việc tìm cơ sở ký kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân chưa thực hiện được.
+ Việc trồng các lồi LSNG mang tính tự phát, khơng có quy hoạch cả về khu vực trồng lẫn việc tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Qua kết quả điều tra, thảo luận và phỏng vấn cũng cho thấy, người dân ít chú ý cũng như ít có kinh nghiệm trong việc trồng các loài cây Lâm nghiệp. Kinh nghiệm về trồng cần được duy trì và phát huy, tuy nhiên cũng cần có chương trình hoặc dự án hỗ trợ về giống và tập huấn về kỹ thuật cũng như bao tiêu sản phẩm cho người dân. Việc sử dụng các sản phẩm của các loài này cũng góp phần vào việc cung cấp nguyên liệu và thực phẩm cho người dân đồng thời cũng làm giảm sức ép của người dân tới tài nguyên rừng.
3.4 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG
3.4.1 Thị trường LSNG ở Khu vực nghiên cứu
LSNG rất đa dạng và phong phú, nhiều sản phẩm được thu hái, gây trồng cho mục đích sử dụng gia đình, địa phương. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại LSNG đã cung cấp một nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân sống gần rừng thông qua trao đổi thương phẩm các sản phẩm này. Khía cạnh thị trường là một vấn đề ảnh hưởng hết sức quan trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loại LSNG. Căn cứ kết quả điều tra thực địa và số liệu ghi chép trong q trình điều tra có thể đánh giá được mức độ thường gặp của các loài LSNG dựa trên số lần xuất hiện trên tuyến điều tra và qua phiếu ghi chép phỏng vấn 12 hộ kinh doanh thu mua các lồi LSNG để thu thập thơng tin và đánh giá nhu cầu thu mua các lồi LSNG có tại địa phương ta có được bảng 3.7:
Bảng 3.7: Thị trường và giá bán của một số loại LSNG tại địa phương
(Mức độ gặp: ++++: rất nhiều; +++: trung bình; ++: gặp ít; +: hiếm gặp