Khí hậu nhiệt độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.2.1. Khí hậu nhiệt độ

Nằm ở trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. VQG Cát Tiên có 2 mùa rõ rệt là mùa khô (từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11). [18]

Bảng 1.2 Chỉ tiêu khí hậu khu vực VQG Cát Tiên

Nhiệt độ trung bình năm (oC) 26,5

Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC) 28,6 (tháng 6)

Lượng mưa trung bình hàng năm (mm) 2.175

Lượng mưa trung bình lớn nhất (mm) 368 (tháng 9)

Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm) 1 (tháng 2)

Số ngày mưa trung bình hằng năm (ngày) 145

Thời gian mưa t.bình trong mùa mưa (8 tháng) tháng 4 - 11

Lượng mưa mùa mưa/L. mưa hàng năm (%) 88.3

Độ ẩm trung bình hàng năm (%) 82

Độ ẩm trung bình mùa mưa (%) 85,8

Độ ẩm trung bình mùa khơ (%) 75,8

Độ ẩm trung bình tháng cao nhất % 87,4 (tháng 8)

Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất % 72,5 (tháng 2)

(Nguồn: VQG Cát Tiên, 2017) 1.3.2.2. Địa hình , thổ nhưỡng

VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa lý sinh học chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam bộ. VQG Cát Tiên có địa hình đa dạng, từ kiểu địa hình đồi núi cao, sườn dốc đến các kiểu địa hình đầm lầy. Do vậy, VQG Cát Tiên là nơi hội tụ được các luồng hệ thực vật và hệ động vật phong phú và đa dạng.

Độ cao so với mặt biển: Vị trí thấp nhất là Núi Tượng (khu vực Nam Cát Tiên), cao 115 m so với mực nước biển, vị trí cao nhất ở Lộc Bắc (tỉnh Lâm Đồng), cao trên 626 m so với mực nước biển. Các bầu nước ở khu Nam Cát Tiên có độ cao trung bình 125 m.

Hầu hết diện tích VQG Cát Tiên có đá gốc là basalt. Đây là kết quả của các hoạt động núi lửa từ xa xưa. Về địa chất thủy văn, đây là vùng có tầng nước ngầm tương đối nơng. Mặt nước ngầm có cao trình khoảng 125 m và có khả năng khai thác lớn. Nước ở những vùng này trung tính và có chất lượng nước tốt.

Vùng ĐNN theo mùa của sơng Đồng Nai có 3 loại đất feralit là: - Đất feralit phát triển trên đất phù sa cổ

- Đất feralit phát triển trên nền đá bazan - Đất feralit phát triển trên đá phiến sét.

Ba loại đất này có mơ hình phân bố rất phức tạp trong vùng ĐNN theo mùa [18].

1.3.2.3. Thủy văn

Toàn bộ hệ thủy văn của VQG Cát Tiên hoàn toàn phụ thuộc vào lực vực và dịng chảy của sơng Đồng Nai.

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo thống kê số liệu điều tra dân số năm 2017, vùng đệm VQG Cát Tiên có khoảng hơn 20 vạn người của 36 xã, thị trấn, thuộc 8 huyện, 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông. Nguyên nhân tăng dân số chủ yếu là do nạn di cư tự do từ nơi khác đến như đồng bào Châu Mạ từ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đến khu vực vùng đệm VQG Cát Tiên. Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao từ vùng núi phía Bắc đến sinh sống tại những khu vực này. Tỷ lệ tăng dân số cả cơ học và tự nhiên trung bình trong vùng là 3,6%/năm, trong đó cao nhất là ở xã Đăng Hà và xã Đắc Lua. Tình hình dân số khơng ổn định làm cho an ninh, trật tự xã hội không đảm bảo, gây sức ép to lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại VQG Cát Tiên.

Trong vùng lõi VQG Cát Tiên còn tồn tại một số cụm dân cư. Do vậy công tác quản lý vả bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ, VQG Cát Tiên đã cùng với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các phương án chương trình ổn định dân cư cho các cụm dân cư đang sống trong vùng lõi của VQG Cát Tiên. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống xung quanh VQG Cát Tiên, chiếm khoảng

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đời sống của người dân địa phương đã có nhiều cải thiện, đời sống được nâng lên từng bước. Tuy nhiên do đời sống cịn nhiều khó khăn, các vụ khai thác trộm lâm sản, săn bắt, bẫy động vật hoang dã vẫn thường xuyên xảy ra có tính phổ biến. VQG Cát Tiên và chính quyền địa phương đang tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề này.

1.3.4 Điều kiện về tài nguyên đa dạng sinh học

1.3.4.1 Hệ thực vật

Thành phần thực vật gồm các loài ưu thế thuộc họ Sao Dầu

(Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae) với 1.615

loài, thuộc 724 chi, 162 họ, 75 bộ.

Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa: 22 loài trong 12 họ, như Thiên Thiên Đồng Nai, Vệ Tuyền Ngọt thuộc họ Thiên Lý.

VQG Cát Tiên được chia thành 5 kiểu rừng:

- Rừng lá rộng thường xanh: Ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu

(Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),…

- Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: Thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogissus acminata), …

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: Đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá. Do bị tác động bởi lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp là vắp

(Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), căm xe (Xylia xylocarpa)

và hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa multifloscula)

- Rừng tre nứa thuần loại: Đây cũng là kiểu phụthứ sinh nhân tác. Sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏhoang hố, các lồi tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai lồi tre phổ biến là lồ ơ (Bambusa procera) và mum

(Gigantochloa multifloscula) chúng tạo thành các mảng rừng lớn. Những nơi

ngập nước chỉ có tre La Ngà tồn tại.

- Thảm thực vật đất ngập nuớc: Thảm thực vật đất ngập nuớc là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu nước ngọt, các loài động thực vật thuỷ sinh,

các loài chim nước, các loài cá nước ngọt. Thực vật ưu thế là loài cây gỗchịu

nước như: đại phong tử (Hydnocarpus anthelmintica), lộc vừng(Barringtonia acutangula), săng đá (Glyptopetalum thorelii) xen lẫn với lau (Saccharum

arundinaceum),cỏ đế(Sacchaarum spontaneum),... [18].

1.3.4.2 Hệ động vt

Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình ngun Đơng Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Số lượng về các loài động vật và tỉ lệ phần trăm của mỗi loài động vật trong tổng số các loài động vậtở VQG Cát Tiên được biểu diễn trong hình

dưới đây (Hình 1.2)

- Cơn trùng: Đã ghi nhận được 756 lồi, trong đó có 457 lồi bướm. Các nhóm cơn trùng khác (bộ cánh cứng, bộ cánh vảy, bộ cánh giống,…) đã thu một số mẫu chưa định danh vì thiếu tài liệu và thiếu chuyên gia.

- Cá: Gồm có khoảng 159 lồi, thuộc 32 họ. Trong đó có 1 lồi nằm trong Sách Đỏ của IUCN các mơn hay còn gọi là cá rồng (Scleropages formosus), 8 loài của Sách Đỏ Việt Nam như cá lăng bò (Bagriichthys obscurus), cá chài (Leptobarbus hoevenii), cá lăng nha (Hemibagrus wycki),

cá lóc bơng (Ophiocephalus micropeltes),...

- Lưỡng cư: Gồm có 41 lồi thuộc 6 họ và 2 bộ.

- Bị sát: Gồm có 94 lồi thuộc 16 họ và phân họ, 3 bộ trong đó có 23 lồi có tên trong sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus), trăn đất (Python molurus),…

- Chim: Gồm có 341 lồi thuộc 65 họ của 18 bộ. Trong đó có 31 lồi quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Các lồi chim q hiếm như hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), công (Pavo muticus imperator), già đẫy java (Leptoptilos javanicus), cò quắm cánh xanh (Pseudibisdavisoni), ngan cánh

trắng (Cairina scutulata), …

- Loài gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài quý hiếm của Việt

Nam, từ lâu chúng không xuất hiện.Các nhà khoa học cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện loài này cịn có mặt ở VQG Cát Tiên vào năm 1997.

- Thú: Gồm có 96 lồi thuộc 30 họ, 11 bộ, trong đó có 25 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như: bị rừng (Bos javanicus), bị tót (Bos gaurus),

hổ (Panthera tigris), gấu chó (Ursus malayanus), gấu ngựa (Ursus thibetanus), voi (Elephas maximus), báo gấm (Pardofelis nebulosa), báo lửa (Catopuma temminckii), chó sói (Cuon alpinus), vượn đen má vàng (Hylobates gabriellae), sóc bay lớn (Petaurista philiensis) [18].

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát.

Nghiên cứu này để nhằm đề xuất các giải pháp quản lý bền vững, phát triển LSNG, góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời ổn định nâng cao đời sống người dân.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tính đa dạng và hiện trạng phân bố các loại lâm sản ngoài gỗ ở địa phương.

- Tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng, gây trồng và một số kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương trong việc gây trồng các loại LSNG.

- Tìm hiểu việc mua bán LSNG và thị trường tiềm năng phát triển cho các loài LSNG.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững và phát triển các loài LSNG tại địa bàn nghiên cứu.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các loài thực vật LSNG: hiện đang được sử dụng tại địa phương hoặc có tiềm năng khai thác, phát triển và có khả năng tiêu thụ, mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng và có thể chế biến, sơ chế hoặc sản xuất bởi người dân địa phương.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và năng lực của bản thân, do đó đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động khai thác, sử dụng, gây trồng và kinh doanh các loài thực vật LSNG bậc cao có mạch, trên địa bàn hai xã Tiên Hoàng, Đồng Nai

Thượng, đây là 2 xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống và nhiều hoạt động gây trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra cần nghiên cứu những nội dung sau:

- Tính đa dạng và hiện trạng phân bố nguồn LSNG trong tự nhiên - Thực trạng khai thác, sử dụng các lồi LSNG có giá trị.

- Thực trạng gây trồng và kinh nghiệm địa phương của người dân trong gây trồng một số loại LSNG

- Thị trường mua bán và tiềm năng phát triển một số loài LSNG - Các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững và phát triển nguồn LSNG

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

2.4.1.1. Quan điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu phát triển LSNG trong khu vực vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với đời sống thường ngày của người dân địa phương như các hoạt động khai thác, sử dụng, gây trồng và phát triển.

- Chú trọng nghiên cứu, tổng kết các biện pháp kỹ thuật đã có, các giống đã được gây trồng và trồng mới, kết hợp với nghiên cứu nhu cầu thị trường, khả năng tiếp nhận của người dân (chú trọng cả yếu tố kinh tế và kỹ thuật).

- LSNG cần được coi là một giải pháp quan trọng và có hiệu quả cao trong việc cải thiện sinh kế người dân địa phương, hướng tới công tác quản lý rừng bền vững của khu vực vùng đệm khu rừng đặc dụng Vườn Quốc Gia Cát Tiên.

2.4.1.2. Cách tiếp cận của đề tài

- Nghiên cứu phát triển LSNG nhằm góp phần cải thiện đời sống của người dân sống trong và ngoài khu vực vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên cần có cách tiếp cận tổng hợp.

- Cách tiếp cận có sự tham gia của các đối tượng khác nhau: người dân, cán bộ thôn, xã, huyện, thị trường, cán bộ kiểm lâm, vườn quốc gia, các chương trình Dự án...

- Do thời gian nghiên cứu ngắn nên cách tiếp cận có sự kế thừa các số liệu và thơng tin đã có.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Nơi thu thập: Thu thập thông tin từ UBND xã, cán bộ kiểm lâm và VQG Cát Tiên và các cơ quan tổ chức có liên quan.

- Các thông tin thứ cấp cần thu thập: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình trạng khai thác, sử dụng, quản lý và các vi phạm của người dân đối với LSNG, các đề tài đã thực hiện trong khu vực VQG Cát Tiên, các văn bản và chính sách liên quan đến LSNG. Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu là thông tin định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

2.4.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp:

- Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA) được sử dụng như sau: Tham vấn hiện trường kết hợp với điều tra, thu thập các thông tin về thực trạng khai thác, sử dụng, gây trồng và kinh doanh các loài cây LSNG với đối tượng chính là người dân có tác động vào khu vực vùng đệm VQG Cát Tiên, các thầy thuốc địa phương, người thu mua kinh doanh các loại lâm sản ngồi gỗ, những người có am hiểu về LSNG khác, bao gồm các phương pháp: Xem xét các số liệu hiện có, phương pháp quan sát trực

- Phỏng vấn: Sử dụng các phương pháp phỏng vấn bán định hướng để thu thập các thông tin về hiện trạng khai thác, sử dụng, gây trồng và kinh doanh đối với đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan, đặc biệt là các cán bộ kiểm lâm địa bàn khu vực nghiên cứu. Số phiếu phỏng vấn: 20 phiếu.

- Phỏng vấn người dân và các hộ kinh doanh, thương lái thu mua LSNG trên địa bàn bằng bảng hỏi.

+ Phương pháp chọn đối tượng phỏng vấn là người dân: Theo phương pháp hệ thống ngẫu nhiên, số phiếu phỏng vấn: 80 phiếu (Trong mỗi hộ phỏng vấn chủ yếu chủ hộ có tham khảo các thành viên khác). Người tham gia chính trong việc khai thác nguồn LSNG.

+ Phỏng vấn các hộ kinh doanh, thương lái thu mua LSNG trên địa bàn, Số phiếu phỏng vấn: 15 phiếu.

+ Cấu trúc bảng hỏi trong phần phụ lục.

- Phương pháp xếp hạng theo thứ tự ưu tiên: Trong tổng số các loài đã được gây trồng tại địa phương chọn ra một số lồi tiêu biểu sau đó sử dụng phương pháp xếp hạng theo thứ tự ưu tiên chọn ra 5 lồi thực vật LSNG có số điểm cao nhất, là những lồi có giá trị về sinh thái, kinh tế, xã hội và mơi trường, có triển vọng trong việc gây trồng tại địa phương.

- Điều tra ngoại nghiệp:

+ Điều tra theo tuyến: Điều tra trên các tuyến để phát hiện và ghi nhận được các lồi LSNG hiện có, chụp ảnh và ghi chép các số liệu về tên lồi, số lượng, cơng dụng, vị trí, tái sinh của các loài LSNG trên tuyến đường điều tra. Các tuyến điều tra chủ yếu theo các tuyến tuần tra bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và các đường mòn, đường be vận chuyển gỗ trước đây.

Mỗi tuyến điều tra có chiều dài 2 - 5 km, chọn tuyến điều tra điển hình xuyên qua các dạng địa hình và các loại rừng trong khu vực để thu thập thơng tin về lồi. Độ rộng điều tra của tuyến là 5m về 2 phía, xác định tọa độ điểm

đầu và điểm cuối mỗi tuyến. Trong thời gian từ tháng 6/2018 đến 9/2018 chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt điều tra thực địa để thu thập số liệu, thu thập mẫu vật và thống kê tất cả các loài cây LSNG. Tổng số các tuyến điều tra là 9 tuyến chính và hệ thống các tuyến xương cá, các tuyến được bố trí đi qua các tiểu khu và rải đều trong phạm vi của Khu vực vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên, thuộc 2 xã Tiên Hoàng và Đồng Nai Thượng gồm:

* Khu vực xã Đồng Nai Thượng:

- Cột mốc 20, TK 422 đi đến giáp sông Đồng Nai, TK 421 - Khu vực thác đá TK 506 đi đến TK 505

- Sân bay lớn TK 507 đi đến TK 517 - Sân bay lớn TK 507 đi đến TK 423B * Khu vực xã Tiên Hồng:

- Khu vực khe ơng Khánh giáp sơng Đạ Lây đi đến khu vực ao cá thuộc TK 517C

- Khu vực khe bà Tày đi đến khu vực giao khốn cộng đồng thơn 2 thuộc TK 516A

- Khu vực khe ông Dậu đi đến khu vực Doanh nghiệp Thắng Lợi thuộc TK 517A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)