Thu thập thông tin sơ cấp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 43)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp:

- Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA) được sử dụng như sau: Tham vấn hiện trường kết hợp với điều tra, thu thập các thông tin về thực trạng khai thác, sử dụng, gây trồng và kinh doanh các lồi cây LSNG với đối tượng chính là người dân có tác động vào khu vực vùng đệm VQG Cát Tiên, các thầy thuốc địa phương, người thu mua kinh doanh các loại lâm sản ngồi gỗ, những người có am hiểu về LSNG khác, bao gồm các phương pháp: Xem xét các số liệu hiện có, phương pháp quan sát trực

- Phỏng vấn: Sử dụng các phương pháp phỏng vấn bán định hướng để thu thập các thông tin về hiện trạng khai thác, sử dụng, gây trồng và kinh doanh đối với đại diện của các cơ quan, ban ngành có liên quan, đặc biệt là các cán bộ kiểm lâm địa bàn khu vực nghiên cứu. Số phiếu phỏng vấn: 20 phiếu.

- Phỏng vấn người dân và các hộ kinh doanh, thương lái thu mua LSNG trên địa bàn bằng bảng hỏi.

+ Phương pháp chọn đối tượng phỏng vấn là người dân: Theo phương pháp hệ thống ngẫu nhiên, số phiếu phỏng vấn: 80 phiếu (Trong mỗi hộ phỏng vấn chủ yếu chủ hộ có tham khảo các thành viên khác). Người tham gia chính trong việc khai thác nguồn LSNG.

+ Phỏng vấn các hộ kinh doanh, thương lái thu mua LSNG trên địa bàn, Số phiếu phỏng vấn: 15 phiếu.

+ Cấu trúc bảng hỏi trong phần phụ lục.

- Phương pháp xếp hạng theo thứ tự ưu tiên: Trong tổng số các loài đã được gây trồng tại địa phương chọn ra một số loài tiêu biểu sau đó sử dụng phương pháp xếp hạng theo thứ tự ưu tiên chọn ra 5 lồi thực vật LSNG có số điểm cao nhất, là những lồi có giá trị về sinh thái, kinh tế, xã hội và mơi trường, có triển vọng trong việc gây trồng tại địa phương.

- Điều tra ngoại nghiệp:

+ Điều tra theo tuyến: Điều tra trên các tuyến để phát hiện và ghi nhận được các lồi LSNG hiện có, chụp ảnh và ghi chép các số liệu về tên loài, số lượng, cơng dụng, vị trí, tái sinh của các lồi LSNG trên tuyến đường điều tra. Các tuyến điều tra chủ yếu theo các tuyến tuần tra bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và các đường mòn, đường be vận chuyển gỗ trước đây.

Mỗi tuyến điều tra có chiều dài 2 - 5 km, chọn tuyến điều tra điển hình xuyên qua các dạng địa hình và các loại rừng trong khu vực để thu thập thông tin về loài. Độ rộng điều tra của tuyến là 5m về 2 phía, xác định tọa độ điểm

đầu và điểm cuối mỗi tuyến. Trong thời gian từ tháng 6/2018 đến 9/2018 chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt điều tra thực địa để thu thập số liệu, thu thập mẫu vật và thống kê tất cả các loài cây LSNG. Tổng số các tuyến điều tra là 9 tuyến chính và hệ thống các tuyến xương cá, các tuyến được bố trí đi qua các tiểu khu và rải đều trong phạm vi của Khu vực vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Tiên, thuộc 2 xã Tiên Hoàng và Đồng Nai Thượng gồm:

* Khu vực xã Đồng Nai Thượng:

- Cột mốc 20, TK 422 đi đến giáp sông Đồng Nai, TK 421 - Khu vực thác đá TK 506 đi đến TK 505

- Sân bay lớn TK 507 đi đến TK 517 - Sân bay lớn TK 507 đi đến TK 423B * Khu vực xã Tiên Hồng:

- Khu vực khe ơng Khánh giáp sông Đạ Lây đi đến khu vực ao cá thuộc TK 517C

- Khu vực khe bà Tày đi đến khu vực giao khoán cộng đồng thôn 2 thuộc TK 516A

- Khu vực khe ông Dậu đi đến khu vực Doanh nghiệp Thắng Lợi thuộc TK 517A

- Khu vực TK 516B đi đến TK 515

- Sân bay nhỏ TK 517C đi đến khu vực Hịn đá sơn giáp sơng Đạ Lây Với tổng chiều dài tuyến đã điều tra khoảng 40 km, kết quả điều tra được thống kê vào phiếu điều tra:

PHIẾU ĐIỀU TRA LSNG THEO TUYẾN

Số hiệu tuyến: ................. Ngày điều tra: .............. Địa điểm: ........................ Người điều tra: .......... Chiều dài tuyến: .............

TT Tên phổ thông Công dụng Số lượng (Cây)

Tái sinh

(Cây con) Ghi chú

1

2

3

...

- Phương pháp phân tích SWOT: thơng qua kết quả thu được trong quá trình điều tra, đánh giá và các tài liệu có liên quan chúng tôi tổng kết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc quản lý, bảo vệ, gây trồng và phát triển các loài LSNG tại khu vực nghiên cứu để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vựng các lồi LSNG.

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

- Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Từng loại thông tin sẽ có phương pháp xử lý khác nhau cụ thể như sau:

+ Thông tin từ tài liệu thứ cấp: sau khi tài liệu được thu thập thì chọn lọc phần tài liệu có chứa các nội dung và thơng tin mà liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Thông tin sơ cấp: phương pháp xử lý thông tin sơ cấp thu thấp được từ các nguồn thông tin phỏng vấn từ những người đưa thông tin then chốt được tổng hợp lại làm thông tin tổng quát, đây là những thông tin ban đầu cho những thu thập tiếp theo.

- Điều tra theo tuyến để thu thập tại hiện trường được xử lý và xác định theo các nhóm tài nguyên: Cây cảnh, cây cho quả, cây cho tinh dầu, cây thuốc, cây thực phẩm, cây làm rau ăn, cây thức ăn gia súc...

Căn cứ kết quả điều tra thực địa và phỏng vấn các bên liên quan, tất cả các mẫu vật thu được trong quá trình điều tra được xác định tên loài.

Xác định tên khoa học các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ bằng phương pháp so sánh hình thái. Dựa vào các thông tin ghi chép ngồi thực địa, đặc điểm hình thái thân, vỏ, thịt vỏ, lá, hoa, quả… từ đó so sánh với các khóa phân loại hay bản mơ tả, hình vẽ đã có. Theo đó, các tài liệu được sử dụng để định loài gồm: Tên cây rừng Việt Nam (Vụ Khoa học Công nghệ, 2000), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2003).

Phân chia và xác định dạng sống cũng như giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ dựa vào kết quả điều tra thực tế tại cộng đồng kết hợp với các tài liệu: Tên cây rừng Việt Nam (Vụ Khoa học - Công nghệ, 2000), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2003), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012). Đánh giá mức độ nguy cấp, quý, hiếm theo Sách đỏ Việt Nam - Phần II – Thực vật (2007), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel

- Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa thơng tin trong hình 2.1:

Hình 2.1. Các bước nghiên cứu của đề tài

Kế thừa các số liệu, tài liệu có liên quan tới đề tài

nghiên cứu

Khảo sát tổng thể khu vực và lựa chọn địa điểm điều

tra chi tiết

Thiết lập điều tra nghiên cứu LSNG ngoài tự nhiên và gây trồng

Tình hình khai thác, sử dụng, mua bán của người dân Nghiên cứu tính đa dạng của LSNG ngồi tự nhiên Nghiên cứu khả năng gây trồng của một số loài LSNG Đánh giá mức độ khai thác, gây trồng LSNG

Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG bền vững

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tính đa dạng và hiện trạng phân bố nguồn LSNG trong khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra tại hiện trường về tính đa dạng nguồn LSNG tại khu vực nghiên cứu như sau:

3.1.1. Xác định tính đa dạng về thành phần lồi của các nhóm cây LSNG LSNG

Tổng hợp kết quả các đợt điều tra thực địa và số liệu điều tra theo tuyến và OTC đã thống kê được ở khu vực xã Đồng Nai Thượng và Tiên Hồng có 405 lồi LSNG, thuộc 103 họ khác nhau của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Số lượng loài, họ thực vật LSNG tại khu vực điều tra

TT Ngành thực vật Số họ % Số lồi % 1 Ngành thơng đất (Lycopodiophyta) 2 1,96 3 0,74 2 Ngành dương xỉ (Polypodiophyta) 7 6,86 12 2,96 3 Ngành hạt trần (Pinophyta) 3 2,94 7 1,73 4 Ngành hạt kín (Magnoliophyta) 90 88,24 383 94,57 Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida) 74 72,55 282 69,63 Lớp 1 lá mầm (Liliopsida) 16 15,69 101 24,94 Tổng số 102 100 405 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ngoài thực địa)

Điều này cho thấy tiềm năng để phát triển thực vật LSNG là rất lớn. Ngành thực vật hạt kín đóng vai trị quyết định về sự phong phú đa dạng của thực vật LSNG trong khu vực với 383 loài chiếm 94,57% tổng số lồi: Lớp 2 lá mầm có tới 282 lồi trong tổng số 405 lồi chiếm 69,63% tổng số lồi, tiếp đó là lớp 1 lá mầm có 101 lồi chiếm 24,94% tổng số lồi. Ít nhất là ngành Thơng Đất có 3 lồi chiếm 0,74% tổng số lồi.

Số lồi theo ngành thực vật 0,74 2,96 1,73 94,57 Ngành thơng đất (Lycopodiophyta) Ngành dương xỉ (Polypodiophyta) Ngành hạt trần (Pinophyta) Ngành hạt kín (Magnoliophyta) Biểu đồ 3.1. Nhóm thực vật LSNG theo dạng sống

Để làm rõ hơn sự phong phú và đa dạng về loài thực vật LSNG trong khu vực, có thể nêu lên các họ thực vật có nhiều lồi LSNG nhất trong khu vực tại bảng 3.2

Bảng 3.2. Những họ thực vật có số lồi LSNG nhiều nhất trong khu vực

TT Họ thực vật (LSNG) Số loài % so với tổng

số loài

1 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 16 3,95

2 Họ Cúc (Asteraceae) 18 4,44

3 Họ Dẻ (Fagaceae) 11 2,72

5 Họ Long Não (Lauraceae) 11 2,72

6 Họ Dâu Tằm (Moraceae) 15 3,70

7 Họ Cau Dừa (Arecaceae) 18 4,44

8 Họ Lan (Orchidaceae) 12 2,96

9 Họ Hoà Thảo (Poaceae) 20 4,94

10 Họ Gừng (Zingiberaceae) 14 3,46

Tổng 145 35,80

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ngoài thực địa)

Qua bảng 3.2 cho thấy có 10 họ thực vật tiêu biểu trong khu vực nghiên cứu có số lồi LSNG từ 10 lồi trở lên. Số loài chiếm từ 2,72% đến 4,94% tổng số loài LSNG, chiếm tới 35,80 % tổng số loài LSNG trong khu vực.

3.1.2. Đa dạng về công dụng của các loài thực vật LSNG

Trong các loài LSNG tại khu vực nghiên cứu, theo phân loại LSNG hiện hành thuộc các nhóm: cây làm thuốc, cây ăn được, cây làm đồ thủ công mỹ nghệ, cây cho tinh dầu và dầu nhựa, cây cho tanin và nhuộm màu, cây làm cảnh và cho bóng mát, cây có cơng dụng khác. Kết quả thống kê về cơng dụng theo các nhóm LSNG cụ thể ở bảng 3.3: Bảng 3.3. Các nhóm LSNG theo cơng dụng TT Nhóm LSNG Số lồi % tổng số loài 1 Cây làm thuốc 238 58,77

2 Cây ăn được 121 29,88

3 Cây cho vật liệu làm đồ thủ công,

mỹ nghệ 29 7,16

4 Cây cho tanin và nhuộm màu 12 2,96

5 Cây cho tinh dầu và dầu nhựa 47 11,60

6 Cây làm cảnh và cho bóng mát 54 13,33

7 Cây có cơng dụng khác 29 7,16

Tổng cộng 530

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nguồn thực vật cho LSNG rất phong phú và đa dạng. Theo thống kê số loài được sử dụng để làm thuốc chiếm ưu thế về số lượng loài. Như vậy, xét về sự phong phú giữa các nhóm LSNG trên đây cho thấy nhóm cây làm thuốc được coi là phong phú và đa dạng nhất do có tới 238 lồi (chiếm 58.77% tổng số loài LSNG), điều này cho thấy kiến thức chữa bệnh bằng thuốc nam của người bản địa ở đây là người Kinh, Châu mạ, Tày... là rất phong phú, những kiến thức này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

0 50 100 150 200 250 Cây làm thuốc Cây ăn được Cây cho vật liệu làm đồ thủ công, mỹ nghệ Cây cho tanin và nhuộm màu Cây cho tinh dầu và dầu nhựa Cây làm cảnh và cho bóng mát Cây có cơng dụng khác Số lồi

Biểu đồ 3.3. Số lượng lồi trong các nhóm LSNG theo cơng dụng

- Nhóm cây làm lương thực, thực phẩm: Nhóm cây làm lương thực, thực phẩm là những cây quen thuộc và gần gũi với người dân trong khu vực. Ngày nay, xu hướng sử dụng nguồn LSNG từ rừng ngày một gia tăng, đây là những sản phẩm sạch được sử dụng nhiều theo mùa và là đặc sản ở các thành phố lớn, được người dân khai thác nhiều theo các mùa quanh năm, và được trồng và sử dụng các loài rau, quả rừng tại các vườn nhà. Nhóm cây làm lương thực, thực phẩm gồm 121 loài, chiếm 29,88%. Nguồn thực phẩm có sẵn trong tự nhiên là nguồn thực phẩm giúp người dân có thể giảm chi phí thức ăn hàng ngày, thậm chí cịn đem lại nguồn giá trị kinh tế từ các sản phẩm thu hái được từ rừng.

- Nhóm cây làm nguyên liệu thủ công hoặc gia dụng: gồm 29 loài chiếm 7,16% tổng số loài. Đáng chú ý nhất là các lồi làm thủ cơng, mỹ nghệ như các loài Song, Mây, Mật cật, tre, Lồ ô, Nứa, Cau rừng, Cọ, dây rừng, Guột, Đót, Bèo tây, Chuối rừng... Nhiều lồi cây đã và đang được người dân gây trồng tại vườn nhà như: Mây, Tre, Trúc, Tầm vơng, Cau, Cọ…

- Nhóm cây lấy tanin, dầu, nhựa, nhuộm: Một trong những đối tượng cho giá trị cao trong nhóm LSNG là các lồi cây cho Tanin, tinh dầu, nhựa, nhuộm. Nhóm gồm 59 lồi, chiếm 14,56% tổng số loài cây tại vùng nghiên

2,96% và nhóm các lồi cây cho tinh dầu và dầu nhựa chiếm số lượng lớn hơn là 47 loài chiếm 11,60% tổng số loài cây, đây thực sự là nguồn tài nguyên đang ở dạng tiềm năng tại khu vực nghiên cứu.

- Nhóm cây làm cảnh, cây bóng mát gồm 54 lồi, chiếm 13,33%. Cây có giá trị cao được thu mua nhiều nên tình trạng khai thác mạnh, tác động đó làm cho lượng cây bị giảm mạnh như: Bằng lăng, Long não, Bò cạp nước, Lộc vừng, các loại Phong lan, Sanh, Si, Đa, Cau, Thiên tuế, Sim, Sữa, Đùng đình, Đốc…… Nhóm cây được biết đến nhiều bởi hoa đẹp, bóng mát nên được thu hái để gây trồng tại các vườn nhà hoặc buôn bán tại thị trường địa phương.

- Nhóm cây có cơng dụng khác gồm 29 lồi chiếm 7,16% tổng số loài tại khu vực nghiên cứu bao gồm các loài cây làm thức ăn cho gia như: Keo dậu, Dâu tằm, Chuối rừng, Môn, Ráy...; làm hương như: Bời lời, Quế, Re...; lợp nhà như: Mật cật, Trung quân, cỏ Tranh..., độc làm tên bắn, thuốc cá như Sui, cây Thuốc cá.

Trong các lồi thống kê ở trên có một số lồi cây có nhiều cơng dụng khác nhau, nghĩa là một lồi cây vừa dùng làm thuốc, vừa có bộ phận ăn được hoặc vừa có thể trồng làm cảnh như: cây Sổ trai (Dillenia ovata) vừa làm thuốc, vừa cho quả chín ăn được và có hoa đẹp nên được trồng làm cảnh; các lồi Dẻ có quả/hạt ăn được, đồng thời hạt có chứa tinh dầu; cây Trơm, ươi, Sung, Đinh lăng, Sim có thể được sử dụng làm thuốc, thực phẩm hoặc làm cảnh. hoặc một vài loài như các loại tre nứa vừa thuộc nhóm cây có sợi lại vừa cho măng làm thực phẩm… Chính vì vậy, trong q trình thống kê danh mục cây LSNG theo cơng dụng có một số cây được thống kê ở nhiều nhóm cơng dụng.

3.1.3. Hiện trạng phân bố một số loài LSNG trong tự nhiên

Các loài LSNG ở khu vực xã Đồng Nai Thượng và Tiên Hồng nhìn chung rất đa dạng và được phân bố ở rừng tự nhiên, đồi cao, đồi thấp, rừng

núi đất, rừng núi đá, bờ suối, bờ ruộng, khe nước, nơi đất ẩm và trong vườn nhà. Trước đây các loài làm rau ăn, làm thuốc, gia vị, làm song mây dễ kiếm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)