Thị trường LSNG ở Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 74 - 82)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4 Thị trường và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG

3.4.1 Thị trường LSNG ở Khu vực nghiên cứu

LSNG rất đa dạng và phong phú, nhiều sản phẩm được thu hái, gây trồng cho mục đích sử dụng gia đình, địa phương. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại LSNG đã cung cấp một nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân sống gần rừng thông qua trao đổi thương phẩm các sản phẩm này. Khía cạnh thị trường là một vấn đề ảnh hưởng hết sức quan trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loại LSNG. Căn cứ kết quả điều tra thực địa và số liệu ghi chép trong q trình điều tra có thể đánh giá được mức độ thường gặp của các loài LSNG dựa trên số lần xuất hiện trên tuyến điều tra và qua phiếu ghi chép phỏng vấn 12 hộ kinh doanh thu mua các lồi LSNG để thu thập thơng tin và đánh giá nhu cầu thu mua các lồi LSNG có tại địa phương ta có được bảng 3.7:

Bảng 3.7: Thị trường và giá bán của một số loại LSNG tại địa phương

(Mức độ gặp: ++++: rất nhiều; +++: trung bình; ++: gặp ít; +: hiếm gặp Nhu cầu của thị trường: ***: cao; **: trung bình; *: thấp)

TT Lồi cây Nơi bán Giá bán Mức độ gặp

Nhu cầu thị trường

1 Mây bột Tư thương địa

phương 8.000đ/kg +++ ***

2 Mây cát Tư thương địa

phương 8.000đ/kg ++

***

3 Mây rã Tư thương địa

phương 8.000đ/ cây

++ ***

4 Mây mật Tư thương địa

phương

15.000đ/ cây

++ ***

5 Mây đỏ Tư thương địa

phương 3.000đ/ cây

++ ***

6 Lồ ô Cơ sở chế biến 15.000đ/

cây ++++ **

7 Nứa Cơ sở chế biến 2.000đ/kg ++++ **

8 Tầm vông Tư thương địa phương

18.000đ/

cây +++ **

9 Đót Cơ sở chế biến 5.000đ/kg +++ **

10 Hà thủ ô Tư thương địa

phương 80.000đ/kg +++ *

11 Nhân trần Tư thương địa

phương 18.000đ/kg ++++ **

12 Vàng đắng Tư thương địa

phương 35.000đ/kg + **

13 Hoàng đằng

Tư thương địa

phương 25.000đ/kg

+

14 Bình vơi Tư thương địa

phương 35.000đ/kg

+

**

15 Mật nhân Tư thương địa

phương 30.000đ/kg ++ **

16 Thiện niên kiện

Tư thương địa

phương 30.000đ/kg ++ **

17 Ươi Tư thương địa

phương 180.000đ/kg ++ **

18 Chuối hột

rừng Người tiêu dùng 50.000đ/kg ++++ ***

19 Sâm cau Người tiêu dùng 150.000đ/kg +++ ***

20 Trà dây Người tiêu dùng 70.000đ/kg +++ ***

21 Giảo cổ

lam Người tiêu dùng 150.000đ/kg +++ *

22 Măng Cơ sở chế biến (muối

hoặc phơi) 8.000đ/kg ++++ ***

23 Lá bép Người tiêu dùng 40.000đ/kg +++ ***

24 Củ nâu Tư thương địa

phương 40.000đ/kg

++

***

25 Móp gai Tư thương địa

phương 30.000đ/kg

++

**

26 Lá Vông Tư thương địa

phương 15.000đ/kg ++++ **

27 Hậu Pháp Tư thương địa

phương 30.000đ/kg ++ **

28 Huyết đằng Người tiêu dùng 50.000đ/kg ++ **

30 Lạc tiên Người tiêu dùng 50.000đ/kg ++ ***

31 Khổ qua

rừng Người tiêu dùng 50.000đ/kg ++++ ***

32 Dây gắm Người tiêu dùng 80.000đ/kg ++ **

33 Tre, nứa Cơ sở sản xuất 2.000đ/kg ++++ ***

(Nguồn: điều tra thực địa và phỏng vấn người dân)

Qua bảng ta có thể thấy giá cả của một số loại LSNG là tương đối cao. Điều này cũng cho thấy do giá trị thị trường cao nên các sản phẩm này bị khai thác một cách bừa bãi, người khai thác chỉ chú ý tới cái lợi trước mắt mà không biết được tác hại sau này. Có loại giá bán cao, nhu cầu mua cao nhưng do khai thác q mức khơng cịn nhiều trong tự nhiên cần phải đưa vào bảo vệ và gây trồng trong các hộ gia đình để bảo tồn nguồn LSNG như các loại Song mây, Vàng đắng, Hồng Đằng, Bình Vơi, Ươi, Hậu pháp, Thiên niên kiện. Có một số loại được người dân lấy về bán trực tiếp cho người tiêu dùng nên cũng rất được giá như lá Bép, trà dây, Giảo cổ lam, Sâm cau, Cà gai leo và người dân địa phương rất thích những sản phẩm này cũng cần được khuyến khích để gây trồng và phát triển. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm này ngoài tiêu thụ một phần nhỏ trực tiếp cho người dân địa phương, phần lớn là do một số người buôn bán tại địa phương mua lại của người khai thác, sau đó bán lại cho nơi khác tiêu thụ như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam.... hoặc các cơ sở chế biến.

Theo các hộ thu mua ở đây, cứ đến mùa măng người dân hay vào rừng khai thác các loại măng như măng tre, măng nứa... với số lượng nhiều, về bán tươi cho các tư thương với giá 8.000-10.000đ/kg. Một ngày họ đi được 30- 40kg. Như vậy một người lớn trong gia đình cũng thu được 250.000-400.000 đồng/ngày. Người mua, sau khi thu mua họ phơi khô và bán ra với giá 1.500- 2.500đ/kg. Với măng thì người dân chỉ khai thác được trong mùa từ tháng 6

đến hết tháng 10 dương lịch. Nếu người dân biết cách sơ chế như luộc rồi phơi khơ thì giá trị của sản phẩm này sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể bán với giá 100.000- 120.000đ/ kg măng khô.

Các sản phẩm được người dân khai thác quanh năm như: mây, song, nứa, lồ ơ thì số lượng người dân bán rải rác, không khai thác theo mùa. Chỉ khi nông nhàn hay những lúc cần tiền họ mới vào rừng khai thác. Mây ở đây chủ yếu là mây Bột, mây Mật và mây Cát, giá bán bình quân khoảng 10.000đ/ cây dài 5m. Hiện nay do nguồn lâm sản này khan hiếm nên muốn khai thác người dân phải đi rất xa, vào trong rừng sâu. Thường các sản phẩm này người dân chỉ khai thác khi có người đặt mua. Những người thu mua địa phương hoặc người buôn bán trung gian cho người thu hái vay/tạm ứng tiền mặt trước, sau đó thu hái LSNG để trả lại cho các thương nhân này. Hiện nay, các sản phẩm mây khơng cịn nhiều nhưng thị trường cũng như giá cả khá ổn định, nếu biết khai thác một cách hợp lý, đi đơi với việc gây trồng, bảo vệ thì đây sẽ là một thế mạnh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Các sản phẩm như Nứa, Lồ ô, Tầm vông ở địa phương khá nhiều, được người dân trồng ven khe suối nên phát triển rất tốt. Theo kết quả phỏng vấn thì hiện nay số lượng Nứa, Lồ ô, Tầm vông bán ra tùy thuộc vào từng thời điểm, giá cả tương đối ổn định.

Một số loài thực vật LSNG hiện nay đang được chú ý ở khu vực nghiên cứu là Lồ ô, Nứa, Tầm vông, Song, Mây, Măng, Ươi, các loại dược liệu..., đây là những lồi có lượng cầu rất lớn trên thị trường vì chúng có nhiều tác dụng phục vụ cuộc sống thường ngày của con người, một số sản phẩm với số lượng khơng nhiều nhưng hầu như tồn bộ những gì người dân khai thác được từ rừng đều bán trực tiếp cho người thu mua, cơ sở chế biến, sản xuất.

Mạng lưới hay kênh thị trường của hầu hết các loại LSNG ở địa phương đều có rất nhiều những người bn bán nhỏ tham gia. Mỗi loại sản

phẩm có thể có những kênh hoặc mạng lưới thị trường khác nhau. Tuy nhiên, kênh thị trường của hầu hết các loại sản phẩm LSNG đều có một số thành phần tham gia chính.

Kênh thị trường của các sản phẩm LSNG tại xã Đồng Nai Thượng và Tiên Hồng được mơ tả ở hình 3.1:

Hình 3.1: Kênh thị trường tiêu thụ một số sản phẩm LSNG

- Người khai thác: đây đối tượng trực tiếp vào rừng khai thác sản phẩm nhưng họ lại không được hưởng lợi nhiều bằng những con buôn, bởi phần lớn những người khai thác trực tiếp không đánh giá được giá trị thật của các lâm

Người sử dụng trực tiếp

Các cơ sở sản xuất chế biến tại

địa phương

Người khai thác LSNG

Người thu mua ở địa phương Người buôn bán trung gian Các đại lý phân phối Người tiêu dùng

sản này, thậm chí họ cịn khơng biết cả mục đích sử dụng của nó, nên phần lớn lợi nhuận thuộc về những lái buôn.

- Người thu mua hoặc dự trữ tại địa phương: đối tượng này có thể dùng lương thực, thực phẩm để đổi hoặc dùng tiền mặt để mua LSNG của người thu hái rồi dự trữ hoặc bán ngay cho người buôn bán trung gian.

- Các cơ sở sơ chế tại địa phương: là nơi thu mua LSNG từ những người dân địa phương sau đó sơ chế bán lại cho người bn bán trung gian.

- Những người buôn bán trung gian: họ là những thương nhân độc lập chuyên mua LSNG từ người thu mua địa phương (chủ yếu là từ đối tượng này) rồi vận chuyển về nơi khác bán cho các đại lý phân phối.

- Đại lý phân phối: là nơi mua lại các sản phẩm LSNG từ các người buôn bán trung gian hoặc các sản phẩm đã qua sơ chế rồi bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Ta thấy, thực vật LSNG được người dân khai thác về họ có thể sử dụng trực tiếp nếu họ có nhu cầu hoặc có thể bán cho những người thu mua ở địa phương. Những người thu mua ở địa phương lại bán lại cho những người buôn bán trung gian (thường là người ở thị trấn Cát Tiên, Phước Cát hoặc người ngoài Đạ Tẻh, Đạ Huoai vào mua), hoặc các cơ sở chế biến nhỏ lẻ tại địa phương sơ chế đối với các sản phẩm cần sơ chế, sau đó họ lại bán cho các đại lý phân phối, và cuối cùng các đại lý bán lại cho người tiêu dùng. Như vậy, ta thấy nhu cầu của thị trường LSNG là rất lớn, do nhu cầu nguyên liệu khan hiếm nên tình trạng mua bán đã diễn ra hết sức phức tạp, tuy nhiên theo phỏng vấn người dân việc mua bán các loài LSNG là tự phát, người khai thác bán phần nhỏ cho người dân tại địa phương, còn phần lớn bán cho những người thu mua tại địa phương, giá cả không ổn định và việc mua các loài LSNG tuỳ vào từng thời điểm, không ổn định về chủng loại và số luợng LSNG thu mua. Theo những người thu mua do không ký kết được hợp đồng bao tiêu LSNG ổn định, việc mua các loài LSNG phụ thuộc vào nhu cầu thị

trường từng thời điểm, phụ thuộc vào việc đặt hàng của các đại lý nơi khác (nơi tiêu thụ) nên đầu ra cịn bấp bênh, khơng chắc chắn về mức độ tiêu thụ của thị trường.

Với mạng lưới hay kênh thị trường như vậy, những người trực tiếp thu hái LSNG thường kiếm được thu nhập rất thấp, còn những người tiêu dùng sản phẩm lại phải mua với giá rất cao. Vì thế để tăng thu nhập cho người dân và để thu mua những sản phẩm đẹp, chất lượng tốt thì các đại lý uy tín, doanh nghiệp kinh doanh, các nhà máy cần trực tiếp thu mua ở những điểm cố định và cung cấp những thông tin, tư liệu về LSNG và thông tin về thị trường cho người dân địa phương. Ngoài ra về việc xây dựng một số sản phẩm đặc thù, ngoại trừ Diệp hạ châu, còn nhiều sản phẩm tiêu biểu, có giá trị kinh tế, phù hợp để phát triển tại địa phương như: măng khô sạch, Chuối hột rừng, Sâm cau, Ươi, Trà dây, Giảo cổ lam... chưa có thương hiệu nên khó khăn trong việc buôn bán, kinh doanh các sản phẩm tại địa phương, đây là vấn đề cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu và hỗ trợ cho các người thu mua, cơ sở kinh doanh phát triển sản phẩm.

* Những trở ngại ảnh hưởng đến hệ thống thị trường LSNG trong khu vực: - Thiếu thông tin thị trường về giá bán, chất lượng sản phẩm, số lượng người mua yêu cầu…

- Cấu trúc thị trường còn nhiều khâu trung gian, dẫn đến người trực tiếp khai thác có ngày cơng lao động q thấp, trong khi đó người trung gian chỉ cần bỏ ra ít cơng sức nhưng thu được lợi nhuận lớn hơn người trực tiếp khai thác.

- Theo các người mua bán trung gian hoặc các cơ sở chế biến tại địa phương về đầu ra các sản phẩm LSNG khơng thật sự ổn định vì cịn phụ thuộc vào các đại lý nơi tiêu thụ còn thiếu ổn định, chưa có hợp đồng bao tiêu chặt chẽ. - Người khai thác chủ yếu là các hộ gia đình nghèo, thiếu ăn, thiếu hiểu biết về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

- Số lượng sản phẩm khai thác được ngày càng ít dần (thể hiện ở số lượng sản phẩm người khai thác thu được trong một ngày, số lượng sản phẩm tư thương thu mua hàng năm…).

- Hình thức khai thác thiếu bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 74 - 82)