Hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.4.1 Hệ thực vật

Thành phần thực vật gồm các loài ưu thế thuộc họ Sao Dầu

(Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae) với 1.615

loài, thuộc 724 chi, 162 họ, 75 bộ.

Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa: 22 loài trong 12 họ, như Thiên Thiên Đồng Nai, Vệ Tuyền Ngọt thuộc họ Thiên Lý.

VQG Cát Tiên được chia thành 5 kiểu rừng:

- Rừng lá rộng thường xanh: Ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu

(Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),…

- Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: Thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogissus acminata), …

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: Đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá. Do bị tác động bởi lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thường gặp là vắp

(Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), căm xe (Xylia xylocarpa)

và hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa multifloscula)

- Rừng tre nứa thuần loại: Đây cũng là kiểu phụthứ sinh nhân tác. Sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏhoang hố, các lồi tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai lồi tre phổ biến là lồ ơ (Bambusa procera) và mum

(Gigantochloa multifloscula) chúng tạo thành các mảng rừng lớn. Những nơi

ngập nước chỉ có tre La Ngà tồn tại.

- Thảm thực vật đất ngập nuớc: Thảm thực vật đất ngập nuớc là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu nước ngọt, các loài động thực vật thuỷ sinh,

các loài chim nước, các loài cá nước ngọt. Thực vật ưu thế là loài cây gỗchịu

nước như: đại phong tử (Hydnocarpus anthelmintica), lộc vừng(Barringtonia acutangula), săng đá (Glyptopetalum thorelii) xen lẫn với lau (Saccharum

arundinaceum),cỏ đế(Sacchaarum spontaneum),... [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)